Tại sao tất cả các quần thể người trên thế giới đều được xem là cùng một loài mặc dù mang các đặc trưng nhân chủng học khác nhau như màu da, màu tóc, màu mắt,…?
Tại sao tất cả các quần thể người trên thế giới đều được xem là cùng một loài mặc dù mang các đặc trưng nhân chủng học khác nhau như màu da, màu tóc, màu mắt,…?
Vì sao nói quần thể là đơn vị cơ bản của tiến hoá?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiQuần thể là đơn vị cơ bản của tiến hoá vì:
- Quần thể là đơn vị tồn tại, đơn vị sinh sản của loài trong tự nhiên.
- Cấu trúc di truyền có khả năng biến đổi qua các thế hệ.
- Quần thể có tính toàn vẹn tương đối trong không gian và thời gian.
(Trả lời bởi datcoder)
Vì sao đột biến là nguồn nguyên liệu sơ cấp của quá trình tiến hoá?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiĐột biến là nguồn nguyên liệu sơ cấp của tiến hoá vì đột biến gene làm xuất hiện các allele mới hoặc biến allele này thành allele khác. Qua quá trình giao phối, các allele khác nhau được tổ hợp lại tạo thành các biến dị tổ hợp khác nhau làm cho mỗi loại tính trạng của loài có khả năng biến dị phong phú, tăng tính đa dạng di truyền của quần thể.
(Trả lời bởi datcoder)
Hình 17.1 mô tả hai quần thể A và B thuộc cùng một loài. Cho biết việc di cư của một số cá thể từ quần thể A sang quần thể B có ảnh hưởng như thế nào đến tần số các allele của quần thể này.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiẢnh hưởng từ việc di cư của một số cá thể từ quần thể A sang quần thể B đến tần số các allele của mỗi quần thể:
- Đối với quần thể A, việc mất đi một số cá thể mang kiểu gene HH làm biến đổi tần số allele của quần thể này.
- Đối với quần thể B, việc thêm một số cá thể mang kiểu gene HH làm xuất hiện thêm allele H, từ đó làm thay đổi tần số của các allele trong quần thể này.
(Trả lời bởi datcoder)
Vì sao chọn lọc tự nhiên được xem là nhân tố tiến hoá phân hoá khả năng sống sót của các cá thể trong quần thể?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiChọn lọc tự nhiên tác động lên các kiểu hình có sẵn trong quần thể, cá thể nào có kiểu hình thích nghi với môi trường sẽ được chọn lọc tự nhiên giữ lại (tăng cường khả năng sống sót), ngược lại cá thể nào có kiểu hình kém thích nghi với môi trường sẽ bị chọn lọc tự nhiên đào thải. Do đó, chọn lọc tự nhiên được xem là nhân tố tiến hóa phân hoá khả năng sống sót của các cá thể trong quần thể.
(Trả lời bởi datcoder)
Quần thể cò ở một đảo bị dịch bệnh và giảm mạnh số lượng. Trường hợp này là hiệu ứng thắt cổ chai hay hiệu ứng sáng lập? Giải thích.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiĐây là hiệu ứng thắt cổ chai. Vì sự biến động đột ngột của môi trường do dịch bệnh dẫn đến làm giảm kích thước của quần thể, các cá thể sống sót còn lại tạo nên quần thể mới với tần số allele và kiểu gene khác biệt hoàn toàn so với quần thể ban đầu.
(Trả lời bởi datcoder)
Giải thích vì sao giao phối không ngẫu nhiên là nhân tố tiến hoá làm nghèo vốn gene của quần thể.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiGiao phối không ngẫu nhiên (tự thụ phấn, giao phối gần hay còn gọi là giao phối cận huyết) làm tăng tỉ lệ kiểu gene đồng hợp, giảm tỉ lệ kiểu gene dị hợp, do đó làm nghèo vốn gene của quần thể.
(Trả lời bởi datcoder)
Giải thích vì sao lá biến thành gai là đặc điểm thích nghi của xương rồng ở điều kiện khô hạn (Hình 17.2).
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiLá biến thành gai ở xương rồng chính là sự thay đổi hình thái để thích nghi với điều kiện môi trường khô hạn, giúp hạn chế thoát hơi nước, tăng khả năng chống chịu với môi trường và tăng khả năng sống sót của chúng trong điều kiện môi trường khô hạn. Do đó, lá biến thành gai ở xương rồng là đặc điểm thích nghi.
(Trả lời bởi datcoder)
Quan sát Hình 17.3, hãy giải thích quá trình hình thành đặc điểm thích nghi màu xanh lá cây của cơ thể ở quần thể bọ rùa.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Ở thế hệ I, toàn bộ quần thể bọ rùa đều có màu cam.
- Ở thế hệ II, xuất hiện cá thể mang đột biến có màu xanh lá cây. Đặc điểm này giúp bọ rùa thích nghi tốt hơn với môi trường vì tránh được sự phát hiện của kẻ thù. Do đó, chọn lọc tự nhiên diễn ra theo hướng giữ lại các cá thể có màu xanh lá cây (làm tăng khả năng sống sót và sinh sản của các thể có màu xanh lá cây), đồng thời đào thải những cá thể có màu cam (những cá thể màu cam do không có khả năng ngụy trang nên bị kẻ thù tiêu diệt nhiều hơn). Qua nhiều thế hệ, cá thể màu xanh dần chiếm ưu thế.
(Trả lời bởi datcoder)
Cho ví dụ minh hoạ chứng minh các đặc điểm thích nghi chỉ hợp lí tương đối.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiVí dụ minh hoạ chứng minh các đặc điểm thích nghi chỉ hợp lí tương đối:
- Chuột chũi sống trong hang tối nên chúng hình thành các đặc điểm thích nghi phù hợp như thị giác kém phát triển, khứu giác rất phát triển, có lông xúc giác dài ở trên mõm,... nhưng khi chúng ra khỏi hang thì những đặc điểm này trở thành bất lợi.
- Chim công đực có màu sắc sặc sỡ thu hút được nhiều chim cái để giao phối làm tăng khả năng sinh sản, tuy nhiên, màu sắc sặc sỡ cũng làm cho chúng bị nhiều loài săn mồi phát hiện.
(Trả lời bởi datcoder)