Bài 15. Tính chất chung của kim loại

Mở đầu (SGK Cánh Diều - Trang 77)

Hướng dẫn giải

Xung quanh em có rất nhiều vật dụng được làm từ vật liệu kim loại. Ví dụ:

+ Con dao, cái liềm, cái kéo …. làm từ kim loại sắt.

+ Móc quần áo, cái nồi, hộp đựng thức ăn … làm từ kim loại nhôm.

+ Vòng tay, vòng cổ, nhẫn … được làm từ kim loại bạc và kim loại vàng …

Các kim loại khác nhau nhưng đều có một số tính chất vật lí chung như: tính dẻo, tính dẫn điện, dẫn nhiệt, tính ánh kim …

Ngoài ra, một số kim loại còn có các tính chất hoá học như: tác dụng với oxygen, tác dụng với phi kim khác, tác dụng với acid, tác dụng với muối …

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 1 (SGK Cánh Diều - Trang 77)

Hướng dẫn giải

Các vật dụng trong hình 15.1 được chế tạo dựa trên tính dẻo của kim loại.

Cụ thể: Kim loại có tính dẻo nên có thể rèn, kéo dài thành sợi hoặc dát mỏng. Dựa trên tính chất này, kim loại được dùng để tạo nên các đồ vật khác nhau như hộp đựng thức ăn bằng nhôm, giấy nhôm bọc thực phẩm, dây đồng, …

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 2 (SGK Cánh Diều - Trang 78)

Hướng dẫn giải

Hiện tượng:

- Trước khi chạm hai đầu dây dẫn vào mẩu kim loại, đèn không sáng.

- Sau khi chạm hai đầu dây dẫn vào mẩu kim loại, đèn sáng.

Giải thích: Do kim loại có tính dẫn điện.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Luyện tập 1 (SGK Cánh Diều - Trang 78)

Hướng dẫn giải

Kim loại dẫn điện tốt thường cũng dẫn nhiệt tốt.

Khả năng dẫn điện của các kim loại giảm dần theo thứ tự: Ag, Cu, Al, Fe.

Dự đoán khả năng dẫn nhiệt của các kim loại cũng giảm dần theo thứ tự: Ag, Cu, Al, Fe.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 3 (SGK Cánh Diều - Trang 79)

Hướng dẫn giải

Vòng tay được làm bằng vàng có màu vàng, trên bề mặt có vẻ sáng lấp lánh.

Vòng tay được làm bằng bạc có màu trắng, trên bền mặt có vẻ sáng lấp lánh.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 4 (SGK Cánh Diều - Trang 80)

Hướng dẫn giải

Một số tính chất hoá học của kim loại mà em đã biết:

- Nhiều kim loại tác dụng với oxygen tạo thành oxide. Ví dụ:

3Fe + 2O2 \(\underrightarrow{t^o}\) Fe3O4

- Nhiều kim loại tác dụng với phi kim tạo thành muối. Ví dụ:

2Fe + 3Cl2 \(\underrightarrow{t^o}\) 2FeCl3

- Nhiều kim loại tác dụng với acid (HCl, H2SO4 loãng …) tạo thành muối và giải phóng khí hydrogen. Ví dụ:

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

- Một số kim loại đẩy được kim loại đứng sau ra khỏi muối. Ví dụ:

Fe + CuSO→ FeSO4 + Cu

- Một số kim loại tác dụng được với nước ở nhiệt độ thường tạo thành hydroxide và khí hydrogen. Ví dụ:

2Na + 2H2O → 2NaOH + H2

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 5 (SGK Cánh Diều - Trang 80)

Hướng dẫn giải

Natri (sodium) nóng chảy phản ứng mãnh liệt với khí chlorine để tạo thành muối.

2Na + Cl2 \(\underrightarrow{t^o}\) 2NaCl

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Luyện tập 2 (SGK Cánh Diều - Trang 80)

Hướng dẫn giải

Phương trình hoá học:

Hg + S → HgS

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 6 (SGK Cánh Diều - Trang 81)

Hướng dẫn giải

 

Trước phản ứng

Trong phản ứng

Sau phản ứng

Dung dịch CuSO4

Màu xanh

Màu xanh nhạt dần

Màu xanh nhạt

Đinh sắt

Màu xám trắng

Có lớp kim loại màu đỏ bám dần vào bề mặt đinh sắt

Có lớp kim loại màu đỏ bám ngoài bề mặt đinh sắt (phần nhúng vào dung dịch)

Giải thích: Fe tác dụng với dung dịch CuSOtạo thành muối FeSO4 (làm dung dịch nhạt màu so với ban đầu) và Cu (bám ngoài đinh sắt).

Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Luyện tập 3 (SGK Cánh Diều - Trang 81)

Hướng dẫn giải

Phương trình hoá học:

2Zn + O2 → 2ZnO

Zn + H2SO4 loãng → ZnSO4 + H2

Zn + CuSO4 → ZnSO+ Cu

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)