Bài 13: Phản ứng oxi hoá - khử

Mở đầu (SGK Cánh Diều trang 70)

Hướng dẫn giải

PT: 3O2 + 4Fe + 6H2O → 4Fe(OH)3

Fe → Fe3+ + 3e (nhường electron).

O2 + 4e → 2O2- (nhận electron).

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Luyện tập 1 (SGK Cánh Diều trang 71)

Hướng dẫn giải

- Al2O3: Số oxi hóa của O là -2.

Gọi a là số oxi hóa của Al. Áp dụng quy tắc 1 và 2

=> a.2 + (-2).3 = 0 → x = +3

Vậy số oxi hóa của O là -2, Al là +3

- CaF2

Gọi x là số oxi hóa của F, theo quy tắc 1 và 2 có:

1.(+2) + 2.x = 0 → x = -1.

Vậy số oxi hóa của Ca là +2, của F là -1.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Luyện tập 2 (SGK Cánh Diều trang 71)

Hướng dẫn giải

- N = O có công thức ion giả định là N2+O2-

Vậy số oxi hóa của N là +2, O là -2.

- CH4 có công thức ion giả định là C4-H4+

 

Vậy số oxi hóa của C là -4, H là +1.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 1 (SGK Cánh Diều trang 71)

Hướng dẫn giải

- Nguyên tử O với cấu hình electron là 1s22s22p4, có 6 electron ở lớp vỏ ngoài cùng nên xu hướng cơ bản là nhận thêm 2 electron để đạt được lớp vỏ có 8 electron ở lớp ngoài như khí hiếm ⇒ Vậy số oxi hóa của O là -2.

O + 2e → O2-

- Nguyên tử kim loại nhóm IA có cấu hình electron chung là ns1, có 1 electron ở lớp vỏ ngoài cùng nên xu hướng cơ bản là nhường đi 1 electron để đạt được lớp vỏ có 8 electron ở lớp ngoài như khí hiếm ⇒ Vậy số oxi hóa của kim loại nhóm IA là +1.

- Nguyên tử kim loại nhóm IIA có cấu hình electron chung là ns2, có 2 electron ở lớp vỏ ngoài cùng nên xu hướng cơ bản là nhường đi 2 electron để đạt được lớp vỏ có 8 electron ở lớp ngoài như khí hiếm ⇒ Vậy số oxi hóa của kim loại nhóm IIA là +2.

- Nguyên tử Al với cấu hình electron là [Ne]3s23p1, có 3 electron ở lớp vỏ ngoài cùng nên xu hướng cơ bản là nhường đi 3 electron để đạt được lớp vỏ có 8 electron ở lớp ngoài như khí hiếm ⇒ Vậy số oxi hóa của Al là +3.

Al → Al3+ + 3e

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Luyện tập 3 (SGK Cánh Diều trang 72)

Hướng dẫn giải

- Fe2O3

Gọi x là số oxi hóa của Fe, theo quy tắc 1 và 2 có:

2.x + 3.(-2) = 0 → x = +3.

Vậy số oxi hóa của Fe là +3, của O là -2.

- Na2CO3

Gọi x là số oxi hóa của C, theo quy tắc 1 và 2 có:

2.(+1) + 1.x + 3.(-2) = 0 → x = +4.

Vậy số oxi hóa của Na là +1, của C là +4, của O là -2.

- KAl(SO4)2

Gọi x là số oxi hóa của S, theo quy tắc 1 và 2 có:

1.(+1) + 1.(+3) + 2[1.x + 4.(-2)] = 0 → x = +6.

Vậy số oxi hóa của K là +1, của Al là +3, của S là +6, của O là -2.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Luyện tập 4 (SGK Cánh Diều trang 72)

Hướng dẫn giải

- NO3-

Gọi x là số oxi hóa của N, theo quy tắc 1 và 2 có:

1.x + 3.(-2) = -1 → x = +5.

Vậy số oxi hóa của N là +5, của O là -2.

- NH4+

Gọi x là số oxi hóa của N, theo quy tắc 1 và 2 có:

1.x + 4.(+1) = +1 → x = -3.

Vậy số oxi hóa của N là -3, của H là +1.

- MnO4-

Gọi x là số oxi hóa của Mn, theo quy tắc 1 và 2 có:

1.x + 4.(-2) = -1 → x = +7.

Vậy số oxi hóa của Mn là +7, của O là -2

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Luyện tập 5 (SGK Cánh Diều trang 72)

Hướng dẫn giải

Bước 1: Viết cấu hình electron của N (Z = 7) và H (Z = 1)

N (Z = 7): 1s22s22p3

H (Z = 1): 1s1

Bước 2: Biểu diễn sự hình thành các cặp electron chung cho NH3

H có 1e ở lớp electron ngoài cùng, N có 5e ở lớp electron ngoài cùng.

⟹ Mỗi nguyên tử góp chung 1e để đạt cấu hình khí hiếm bền vững.

Bước 3: Công thức Lewis của NH3

NH3 có công thức ion giả định là N3-H3+

Vậy số oxi hóa của N là -3, của H là +1.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 2 (SGK Cánh Diều trang 72)

Hướng dẫn giải

Độ âm điện của F (3,98) lớn hơn O (3,44) nên nguyên tử F mang phần điện tích âm còn nguyên tử O mang phần điện tích dương.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 3 (SGK Cánh Diều trang 73)

Hướng dẫn giải

(1) 2Ag0 + Cl20 → 2Ag+Cl-

Nguyên tố Ag và Cl thay đổi số oxi hóa.

(2) 2Ag+N5+O32- + Ba2+Cl2- → 2Ag+Cl+ Ba2+(N5+O32-)2

Không có nguyên tố nào thay đổi số oxi hóa.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 4 (SGK Cánh Diều trang 73)

Hướng dẫn giải

(3) Cl20 + 2NaOH → Na+O2-Cl+ + Na+Cl- + H2O

Nguyên tố Cl thể hiện 3 số oxi hóa trong phản ứng (3).

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)