Bài 11. Thực hành: Thí nghiệm về thường biến ở cây trồng

Yêu cầu mục II.1 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 76)

Hướng dẫn giải

STT

Nội dung vấn đề

Câu hỏi giả định

1

Khoai tây có hiện tượng mọc vống khi trong tối và khử vống khi ở ngoài sáng.

Có phải ánh sáng đã ảnh hưởng đến sự phát triển của khoai tây?

2

Các giống cây trồng thuần chủng có kiểu gene giống nhau sẽ cho năng suất khác nhau nếu điều kiện chăm sóc (cách bón phân, loại phân bón, chế độ tưới nước,…) khác nhau.

Có phải điều kiện chăm sóc (cách bón phân, loại phân bón, chế độ tưới nước,…) đã ảnh hưởng đến sự biểu hiện thành kiểu hình của gene.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Yêu cầu mục II.2 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 77)

Hướng dẫn giải

STT

Nội dung giả thuyết

Phương án kiểm chứng giả thuyết

1

Hiện tượng mọc vống giúp cây khoai tây thích nghi với môi trường thiếu ánh sáng: lá không mở rộng để tránh tổn thương khi thân mọc xuyên qua mặt đất và tránh mất nước, không tổng hợp chlorophyll để tránh tiêu hao năng lượng, cây tập trung chất dinh dưỡng cho việc kéo dài thân vươn lên khỏi mặt đất trước khi sử dụng hết chất dinh dưỡng dự trữ trong củ.

- Cho khoai tây đã nảy mầm sinh trưởng trong điều kiện có và không có ánh sáng.

- Chuyển cây khoai tây có hiện tượng mọc vống từ trong tối ra ngoài sáng.

2

Sự biểu hiện thành kiểu hình (năng suất) của cây trồng (giống) sẽ phụ thuộc vào điều kiện môi trường (kĩ thuật chăm sóc). Cùng một giống cây nhưng khi được chăm sóc ở các điều kiện khác nhau sẽ cho năng suất khác nhau.

Trồng các cây trong các điều kiện (ánh sáng, nước, chất dinh dưỡng,…) khác nhau.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Yêu cầu mục II.4 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 79)

Hướng dẫn giải

STT

Nội dung giải thuyết

Đánh giá giả thuyết

Kết luận

1

Hiện tượng mọc vống giúp cây khoai tây thích nghi với môi trường thiếu ánh sáng: lá không mở rộng để tránh tổn thương khi thân mọc xuyên qua mặt đất và tránh mất nước, không tổng hợp chlorophyll để tránh tiêu hao năng lượng, cây tập trung chất dinh dưỡng cho việc kéo dài thân vươn lên khỏi mặt đất trước khi sử dụng hết chất dinh dưỡng dự trữ trong củ.

Đúng

Điều kiện ánh sáng khác nhau đã ảnh hưởng đến sự phát triển khác nhau của thực vật.

2

Sự biểu hiện thành kiểu hình (năng suất) của cây trồng (giống) sẽ phụ thuộc vào điều kiện môi trường (kĩ thuật chăm sóc). Cùng một giống cây nhưng khi được chăm sóc ở các điều kiện khác nhau sẽ cho năng suất khác nhau.

Đúng

Điều kiện chăm sóc quyết định đến năng suất cây trồng.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Yêu cầu mục II.5 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 79)

Hướng dẫn giải

BÁO CÁO: KẾT QUẢ THỰC HÀNH

THÍ NGHIỆM VỀ THƯỜNG BIẾN Ở CÂY TRỒNG

Thứ………..ngày……..tháng………năm………..

Nhóm:…………………… Lớp:………………..

1. Mục đích thực hiện nghiên cứu.

Chứng minh được thường biến ở thực vật.

2. Kết quả và giải thích hiện tượng thường biến ở cây trồng trong các điều kiện môi trường khác nhau theo mẫu bảng sau:

Bảng 1. Kết quả quan sát hiện tượng thường biến ở cây trồng

Đối tượng

Điều kiện 

thí nghiệm

Kết quả

Giải thích

Khoai tây

- Chậu 1: Đặt ở nơi có ánh sáng.

- Chậu 2: Đặt nơi không có ánh sáng.

- Sau 5 – 7 ngày: Chuyển chậu 2 sang nơi có ánh sáng.

- Chậu 1, các củ phát triển thành cây.

- Chậu 2, cây bị mọc vống, sinh trưởng nhanh một cách bất thường, thân có màu vàng yếu ớt, sức chống chịu kém.

- Khi đặt chậu 2 ra nơi có ánh sáng, sau 5 – 7 ngày, cây dần phát triển bình thường, lá phát triển và mở rộng, rễ dài, thân ngắn và to.

Trong môi trường không có ánh sáng, lá không phát triển để tránh tổn thương khi thân mọc xuyên qua mặt đất và tránh mất nước; không tổng hợp chlorophyll để tránh tiêu hao năng lượng; cây tập trung chất dinh dưỡng cho việc kéo dài thân vươn lên khỏi mặt đất; rễ ngắn do nhu cầu nước ít.

Khoai lang

- Chậu 1: Đặt nơi có đủ ánh sáng.

- Chậu 2: Đặt nơi thiếu ánh sáng.

- Chậu 3: Không bón phân.

- Chậu 4: Hoà tan phân NPK trong nước với nồng độ 2g phân/1L nước, tưới 3mL/ngày.

- Chậu 1 và chậu 2 kết quả tương tự như thí nghiệm trên khoai tây.

- Chậu 3: Khi thiếu NPK có có một số biểu hiện như sinh trưởng kém, thân và cành còi cọc, ít đẻ nhánh, lá thường màu nhạt, non mỏng, dễ chuyển sang màu vàng và rụng sớm.

- Chậu 4: Cây phát triển tốt, lá to và xanh, thân to khoẻ và nhanh mọc chồi mới.

- Giải thích kết quả của chậu 1 và 2 tương tự như thí nghiệm trên khoai tây.

- Giải thích kết quả của chậu 3 và 4: Ở chậu 3, các cây khoai lang sinh trưởng kém hơn so với chậu 4 vì các cây ở chậu 4 được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng từ phân bón.

3. Kết luận.

- Sự biểu hiện kiểu hình là do sự tương tác giữa kiểu gene và môi trường với nhau.

- Các điều kiện môi trường có tác động đến quá trình sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây trồng.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)