Bài 11. Thực hành đo độ lớn cảm ứng từ

Mở đầu (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 72)

Hướng dẫn giải

Để đo được độ lớn cảm ứng từ ta cần xác định được độ lớn của lực từ, cường độ dòng điện qua đoạn dây dẫn, góc lệch giữa dòng điện và cảm ứng từ.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 1 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 72)

Hướng dẫn giải

* Tiến hành thí nghiệm:

Bước 1: Bố trí thí nghiệm như Hình 11.2.

Bước 2: Điều chỉnh để cho đòn cân nằm ngang. Đọc số chỉ F1 của lực kế và ghi kết quả như gợi ý ở Bảng 11.1.

Bước 3:

+ Bật công tắc để dòng điện chạy qua khung dây dẫn và nam châm điện. Chọn chiều của dòng điện sao cho lực từ tác dụng lên cạnh của khung dây có hướng thẳng đứng từ trên xuống.

+ Đọc số chỉ của ampe kế (12) và ghi kết quả như gợi ý ở Bảng 11.1.

+ Điều chỉnh để đòn cân trở lại trạng thái cân bằng nằm ngang.

+ Đọc số chỉ F2 của lực kế và ghi kết quả như gợi ý ở Bảng 11.1.

+ Xác định độ lớn lực từ tác dụng lên cạnh của khung dây đặt trong từ trường theo công thức F = F2 – F1. Ghi kết quả như gợi ý ở Bảng 11.1.

Bước 4: Thực hiện lại bước 3 với ít nhất hai giá trị I khác nhau. Ghi kết quả như gợi ý ở Bảng 11.1.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 2 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 73)

Hướng dẫn giải

Số chỉ F1 là trọng lượng của khung dây

Số chỉ F2 là tổng hợp lực của trọng lực và lực từ tác dụng lên khung dây

Do đó độ lớn lực từ F = F2 – F1.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 3 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 74)

Hướng dẫn giải

Lưu ý khi làm thí nghiệm:

- Các thao tác thực hiện thí nghiệm chính xác

- Đọc và ghi số liệu chính xác

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 4 (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 74)

Luyện tập (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 74)

Hướng dẫn giải

Cường độ dòng điện qua nam châm điện tăng lên thì cảm ứng từ B do nó sinh ra cũng tăng lên và ngược lại.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Vận dụng (SGK Chân trời sáng tạo - Trang 74)

Hướng dẫn giải

Dụng cụ

- Khung dây dẫn (1).

- Nam châm (2)

- Lò xo (3).

- Giá treo (4).

- Dây dẫn được nối đến nguồn điện (5).

Tiến hành

- Lắp đặt các dụng cụ như hình vẽ.

- Treo khung dây để mặt phẳng khung dây vuông góc với đường sức từ của nam châm; cạnh AB của khung nằm ngang trong vùng từ trường đều ở khoảng không gian giữa hai cực của nam châm.

- Cho dòng điện có cường độ I chạy qua khung dây với chiều từ A đến B và quan sát hiện tượng xảy ra với khung dây.

- Đổi chiều cường độ dòng điện I chạy qua khung dây và quan sát hiện tượng xảy ra với khung dây.

Kết quả

- Khi có dòng điện chạy qua khung dây theo chiều từ A đến B, khung dây bị kéo thẳng đứng xuống dưới. Điều này cho thấy, lực từ tác dụng lên AB có phương thẳng đứng, vuông góc với cả đoạn dòng điện AB và đường sức từ.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)