Bài 11: Một số lực trong thực tiễn

Mở đầu (SGK Chân trời sáng tạo trang 66)

Hướng dẫn giải

Những lực trên đều có đặc điểm là có điểm đặt tại ô tô, phương nằm ngang hoặc thẳng đứng và có độ lớn.

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 1 (SGK Chân trời sáng tạo trang 66)

Hướng dẫn giải

Lực đã gây ra chuyển động rơi của vật là lực hấp dẫn của Trái Đất (trọng lực).

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Luyện tập (SGK Chân trời sáng tạo trang 67)

Vận dụng (SGK Chân trời sáng tạo trang 67)

Hướng dẫn giải

Để xác định được trọng tâm của tấm bìa ta có thể làm như sau:

- Đục 1 lỗ nhỏ A ở mép của tấm bìa, sau đó dùng dây treo buộc vào lỗ A và treo thẳng đứng tấm bìa lên. Đến khi tấm bìa ở trạng thái cân bằng, dùng thước thẳng và bút chì kẻ 1 đường thẳng dọc theo phương của dây treo.

- Làm tương tự như vậy với một điểm treo B khác trên tấm bìa.

- Xác định giao điểm của 2 đường thẳng. Đó chính là trọng tâm G của tấm bìa.

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 2 (SGK Chân trời sáng tạo trang 67)

Hướng dẫn giải

Trong hình 11.5, khi chị tác dụng của các lực có cùng độ lớn, thùng hàng a không di chuyển, thùng hàng b di chuyển về phía trước.

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 3 (SGK Chân trời sáng tạo trang 67)

Hướng dẫn giải

Do thùng hàng đã chịu lực ma sát có chiều ngược lại với chiều chuyển động nên thùng hàng di chuyển một đoạn rồi dừng hẳn.

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 4 (SGK Chân trời sáng tạo trang 68)

Hướng dẫn giải

- Giống nhau:

+ Đều có điểm đặt trên vật và ngay tại vị trí tiếp xúc của hai bề mặt.

+ Đều có phương tiếp tuyến và ngược chiều chuyển động

- Khác nhau:

+ Lực ma sát nghỉ xuất hiện khi vật nằm yên trên bề mặt

+ Lực ma sát trượt xuất hiện khi vật di chuyển

+ Lực ma sát lăn xuất hiện khi vật lăn trên một bề mặt.

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 5 (SGK Chân trời sáng tạo trang 68)

Câu hỏi 6 (SGK Chân trời sáng tạo trang 68)

Hướng dẫn giải

Chuyển động tương đối của hai bề mặt tiếp xúc khi nói về chiều của lực ma sát là khi ta tác dụng lực vào vật có xu hướng như thế nào mà vật vẫn đứng yên thì tại vật xuất hiện lực ma sát ngược chiều với chiều tác dụng vào vật.

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 7 (SGK Chân trời sáng tạo trang 68)

Hướng dẫn giải

- Lợi ích của lực ma sát: Giúp cố định các vật trong không gian; giúp các vật đang trượt hay lăn dừng lại.

- Tác hại của lực ma sát:

+ Làm mòn bề mặt của các vật

+ Cản trở chuyển động của các vật...

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)