Bài 11: Liên kết cộng hoá trị

Mở đầu (SGK Cánh Diều trang 57)

Hướng dẫn giải

- 2 nguyên tử N liên kết với nhau bằng 1 nối ba.

⟹ Có  3 cặp electron dùng chung

⟹ Công thức của N2 theo cách (2):

- Mỗi nguyên tử N cùng góp chung 3e để đạt cấu hình electron khí hiếm bền vững.

 ⟹ Công thức (2) thể hiện được quy tắc octet.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 1 (SGK Cánh Diều trang 57)

Hướng dẫn giải

- Nguyên tố H và F sẽ góp chung 1 electron để đạt cấu hình electron bền vững.

⟹ Số electron chung là: 2

- H có hóa trị cao nhất là I ⟹ Electron hóa trị riêng của H là 1.

- F có hóa trị cao nhất là IIV ⟹ Electron hóa trị riêng của F là 7.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 2 (SGK Cánh Diều trang 58)

Hướng dẫn giải

- Cấu hình electron của H: 1s1 ⟹ Có 1 electron ở lớp ngoài cùng.

- Cấu hình electron của Cl: [Ne]3s23p5 ⟹ Có 7 electron ở lớp ngoài cùng.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 3 (SGK Cánh Diều trang 58)

Hướng dẫn giải

- Cấu hình electron của F (Z = 9): 1s22s22p5

- Đề xuất của bạn học sinh không hợp lí trong thực tế vì:

+ Fluorine là nguyên tử có độ âm điện lớn nên khả năng nhận 1 electron dễ hơn nhường 7 electron.

+ Hai nlguyên tử F có độ âm điện bằng nhau nên không hình thành được liên kết ion như công thức (F7+)(F-)7 mà chỉ tạo được liên kết cộng hóa trị không cực.

- Sự hình thành liên kết trong phân tử F2:

Để đạt cấu hình của khí hiếm gần nhất, mỗi nguyên tử F đều cần thêm 1 electron. Vì vậy mỗi nguyên tử N cùng góp 1 electron để tạo nên 1 cặp electron chung cho 2 nguyên tử N.

⟹ Hai nguyên tử F liên kết với nhau bằng liên kết cộng hóa trị không cực tạo phân tử F2:

F - F 

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Luyện tập 1 (SGK Cánh Diều trang 58)

Hướng dẫn giải

Bước 1: Viết cấu hình electron của N (Z = 7) và H (Z = 1)

N (Z = 7): 1s22s22p3

H (Z = 1): 1s1

Bước 2: Biểu diễn sự hình thành các cặp electron chung cho NH3

H có 1e ở lớp electron ngoài cùng, N có 5e ở lớp electron ngoài cùng.

⟹ Mỗi nguyên tử góp chung 1e để đạt cấu hình khí hiếm bền vững.

Bước 3: Công thức Lewis của NH3

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 4 (SGK Cánh Diều trang 58)

Hướng dẫn giải

- Từ công thức electron của CO2:

 ⟹ Mỗi nguyên tử O có 2 cặp electron dùng chung với nguyên tử C.

- Viết công thức Lewis của CO2: O = C = O

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 5 (SGK Cánh Diều trang 59)

Hướng dẫn giải

- Cấu hình electron của N (Z = 7): 1s22s22p3

- Để đạt cấu hình của khí hiếm gần nhất, mỗi nguyên tử N đều cần thêm 3 electron. Vì vậy mỗi nguyên tử N cùng góp 3 electron để tạo nên 3 cặp electron chung cho 2 nguyên tử N.

⟹ Số cặp electron dùng chung là 3.

⟹ Công thức Lewis của N2:

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 6 (SGK Cánh Diều trang 59)

Hướng dẫn giải

- Ta thấy các nguyên tử H và N trong phân tử NH3 đều góp chung 1 electron để đạt cấu hình khí hiếm bền vững và tạo các liên kết đơn giữa mỗi nguyên tử.

- Trên nguyên tử N còn 1 cặp electron riêng, khi hình thành NH4+ cặp electron này trở thành cặp electron dùng chung cho cả N và H.

⟹ Cả N và các nguyên tử H đều thỏa mãn quy tắc octet.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Câu hỏi 7 (SGK Cánh Diều trang 59)

Hướng dẫn giải

Liên kết giữa nguyên tử N trong NH3 với H+ không phải là liên kết ion vì: không được hình thành bởi các ion trái dấu (N trong NH3 không mang điện, H+ mang điện tích dương)

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Luyện tập 2 (SGK Cánh Diều trang 59)

Hướng dẫn giải

- Trên nguyên tử O còn 2 cặp electron riêng, khi hình thành H3O+, 1 cặp electron trở thành cặp electron chung cho cả O và H. Như vậy, liên kết đơn giữa nguyên tử O trong H2O và H+ được tạo thành bởi 1 cặp electron góp chung của nguyên tử O.

- Liên kết cho nhận tạo bởi cặp electron của O và ion H+ được kí hiệu là mũi tên (→) xuất phát từ O.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)