Em hãy cho biết các hình ảnh dưới đây đề cập đến những hoạt động kinh doanh nào. Khi tham gia vào các hoạt động kinh doanh đó, mọi người có quyền và nghĩa vụ gì?
Em hãy cho biết các hình ảnh dưới đây đề cập đến những hoạt động kinh doanh nào. Khi tham gia vào các hoạt động kinh doanh đó, mọi người có quyền và nghĩa vụ gì?
Em hãy đọc thông tin, tình huống và trả lời câu hỏi:
a) Từ thông tin trên, em hãy cho biết theo quy định của pháp luật Việt Nam, khi tham gia kinh doanh mọi người có quyền và nghĩa vụ như thế nào.
b) Em hãy nhận xét hành vi của mỗi chủ thể trong các tình huống trên và cho biết những hành vi đó vi phạm quy định nào của pháp luật về quyền tự do kinh đoanh.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảia. Quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm, tự chủ kinh doanh, tự do lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh. Nghĩa vụ thực hiện theo quy định của pháp luật
b. Anh T đã không kê khai đủ mặt hàng kinh doanh của bản thân => vi phạm quyền tự do kinh doanh
Bà D nhập hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ, ảnh hưởng đến sức khoẻ của người tiêu dùng => buôn bán hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ
(Trả lời bởi datcoder)
Em hãy đọc các thông tin, tình huống và trả lời câu hỏi:
Em hãy nhận xét hành vi của mỗi chủ thể trong các tình huống trên và cho biết những hành vi đó vi phạm quy định nào của pháp luật về nghĩa vụ nộp thuế. Vì sao?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Tình huống 1. chị N đã có hành vi vi phạm pháp luật là: Không thực hiện kê khai và quyết toán thuế thu nhập cá nhân.
- Tình huống 2. ông H (giám đốc công ty A) và ông M (giám đốc công ty B) đã có hành vi vi phạm pháp luật về nộp thuế. Cụ thể: Để giảm mức thuế phải đóng, ông H đã cùng ông M trốn thuế bằng cách ghi giá trị trên hoá đơn bán hàng thấp hơn giá trị thanh toán thực tế của hàng hoá.
(Trả lời bởi datcoder)
Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào sau đây? Vì sao?
A. Mọi người có quyền được kinh doanh tất cả các mặt hàng.
B. Mọi người có quyền lựa chọn hình thức kinh doanh và không được thay đổi.
C. Khi kinh doanh ngành nghề có điều kiện, mọi người cần đảm bảo các yêu cầu theo quy định của pháp luật.
D. Hành vi trốn thuế chỉ phải nộp đủ số tiền thiếu cho cơ quan có thẩm quyền.
E. Mọi người khi có thu nhập đều phải nộp thuế thu nhập cá nhân.
G. Kinh doanh trực tuyến không cần phải đăng kí kinh doanh.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Ý kiến a. Không đồng tình, vì: mọi người chỉ được tự do kinh doanh trong những ngành, nghề mà pháp luật không cấm; Đối với các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện thì việc kinh doanh được thực hiện sau khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện của ngành, nghề đó.
- Ý kiến b. Không đồng tình, vì: mọi người có quyền lựa chọn hình thức kinh doanh và có thể thay đổi sao cho phù hợp với điều kiện, khả năng của mình và đúng quy định của pháp luật.
- Ý kiến c. Đồng tình. Đối với các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện thì việc kinh doanh được thực hiện sau khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện của ngành, nghề đó.
- Ý kiến d. Không đồng tình, vì: tùy vào mức độ nghiêm trọng và số tiền trốn thuế, hành vi trốn thuế có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
- Ý kiến e. Không đồng tình, vì: người lao động không phải nộp thuế thu nhập cá nhân nếu thu nhập chưa đạt ngưỡng quy định hoặc số thuế phải nộp sau quyết toán ≤ 50.000 đồng.
- Ý kiến g. Không đồng tình, vì: việc kinh doanh trực tuyến sẽ bắt buộc phải đăng ký kinh doanh trong trường hợp hoạt động bán hàng online qua việc thiết lập website nhằm cung cấp các dịch vụ thương mại điện tử. Còn đối với việc bán hàng online trên các nên tảng mạng xã hội như Tiktok, Facebook,… thì sẽ không phải thực hiện đăng ký kinh doanh.
(Trả lời bởi datcoder)
Em hãy nhận xét việc làm của các chủ thể dưới đây:
A. Khi kiểm tra cửa hàng vật liệu xây dựng của chị M, đội quản lí thị trường phát hiện cửa hàng đã sử dụng giấy phép kinh doanh của người khác đề hoạt động.
B. Bà H là chủ một doanh nghiệp đã xin cơ quan có thầm quyền tạm ngừng hoạt động kinh doanh 6 tháng. Tuy nhiên, sau khi đã có quyết dịnh đồng ý của cơ quan chức năng về việc tạm ngừng kinh doanh thi doanh nghiệp của bà H lại tiếp tục hoạt động bình thường.
C. Mặc dù cửa hàng đã được cấp phép kinh doanh và đi vào hoạt động nhưng bà S vẫn chưa nộp đầy đủ các khoản thuế theo thông báo. Anh V là cán bộ của Chi cục Thuế A đã đến nhắc nhở nhưng bà S vẫn không thực hiện nghĩa vụ nộp thuế. Do đó, anh V đã báo cáo lên cơ quan cấp trên để xem xét và xử lí cửa hàng của bà S theo quy định của pháp luật.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Tình huống a. Chị M đã có hành vi vi phạm pháp luật về quyền tự do kinh doanh. Cụ thể: Chị M đã sử dụng giấy phép kinh doanh của người khác để hoạt động.
- Tình huống b. Bà H đã có hành vi vi phạm pháp luật về quyền tự do kinh doanh. Cụ thể: Doanh nghiệp của bà H vẫn tiếp tục hoạt động mặc dù đã có quyết định tạm ngừng kinh doanh của cơ quan chức năng.
- Tình huống c.
+ Bà S đã có hành vi vi phạm pháp luật về nộp thuế. Cụ thể: bà S không nộp đủ các khoản thuế; thậm chí, khi đã được anh A – cán bộ chi cục thuế A nhắc nhở, nhưng bà S vẫn không thực hiện nghĩa vụ nộp thuế.
+ Anh A – cán bộ chi cục thuế A đã thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ của mình, đúng theo quy định của pháp luật.
(Trả lời bởi datcoder)
Gia đình ông Q có nghề làm bánh kẹo truyền thống và đã đăng kí loại hình kinh doanh hộ gia đình. Khi thấy công việc làm ăn thuận lợi hơn, ông Q muốn chuyển đối sang loại hình doanh nghiệp tư nhân để phát triển sản xuất.
Theo em, ông Q có thể thực hiện việc chuyển đổi loại hình kinh doanh không?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiÔng Q có thể thực hiện việc chuyển đổi loại hình kinh doanh, vì theo quy định tại Khoản 2, Điều 7, Luật Doanh nghiệp năm 2020: các chủ thể sản xuất kinh doanh có quyền chủ động điều chỉnh quy mô và ngành, nghề kinh doanh.
(Trả lời bởi datcoder)
Để nhân dân trong thôn tăng cường hiểu biết các quy định của pháp luật về nghĩa vụ nộp thuế, ông D là trưởng thôn đã tổ chức một buổi tọa đàm và mời cán bộ thuế của Chi cục Thuế đến chia sẻ. Tuy nhiên, bố mẹ của K lại không muốn tham gia với lí do gia đình không kinh doanh nên không cần phải tìm hiểu về nghĩa vụ nộp thuế.
a) Em hãy nhận xét việc làm của ông D. Theo em, việc làm đó có ý nghĩa gì?
b) Nếu là K, em sẽ giải thích như thế nào để bố mẹ hiểu và tham gia buổi tọa đàm?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảia) Nhận xét:
- Việc làm của ông D là việc làm tích cực, rất đáng hoan nghênh, học hỏi.
- Việc tổ chức buổi toạ đàm về “nghĩa vụ nộp thuế của công dân” có ý nghĩa quan trọng trong việc:
+ Giúp nhân dân trong địa bàn thôn được nâng cao hiểu biết và thực hiện đúng các quy định của pháp luật về nghĩa vụ nộp thuế.
+ Góp phần giáo dục, nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật của nhân dân.
b) Nếu là K, em sẽ giải thích để bố mẹ hiểu: nộp thuế là nghĩa vụ của mọi công dân; mặt khác, tham gia buổi tọa đàm, mọi người sẽ có cơ hội được tìm hiểu thêm nhiều kiến thức pháp luật bổ ích về quyền và nghĩa vụ nộp thuế. Do đó, dù gia đình mình không kinh doanh, nhưng vẫn nên tham gia vào buổi tọa đàm.
(Trả lời bởi datcoder)
Em hãy cùng bạn thiết kế áp phích tuyên truyền về nghĩa vụ nộp thuế.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiGợi ý:
(Trả lời bởi datcoder)
Em hãy viết một bài tuyên truyền về trách nhiệm của công dân trong thực hiện quyền tự do kinh doanh.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiQuyền tự do kinh doanh là quyền của công dân lựa chọn hình thức tổ chức kinh tế, ngành nghề và quy mô kinh doanh. Tự do kinh doanh phải theo đúng quy định của pháp luật và sự quản lí của Nhà nước như phải kê khai đúng số vốn, kinh doanh đúng ngành, mặt hàng ghi trong giấy phép, không kinh doanh những lĩnh vực mà Nhà nước cấm như thuốc nổ, vũ khí, ma túy, mại dâm... Tự do kinh doanh là một quyền lợi quan trọng của mỗi công dân. Tuy nhiên, việc thực hiện quyền này Đòi hỏi trách nhiệm và nhận thức về hoạt động của hành động cá nhân đối với cộng đồng và xã hội. Công dân cần nhận thức rõ ràng về trách nhiệm của mình khi kinh doanh. Họ cần bổ sung các quy định pháp luật, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ môi trường. Việc này không chỉ tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh mà còn góp phần vào sự phát triển bền vững của xã hội. Ngoài ra, công dân cũng cần hỗ trợ lẫn nhau trong việc các hoạt động kinh doanh. Họ có thể chia sẻ kinh nghiệm, hợp tác trong các dự án chung và thảo luận về những cơ hội và các công thức trong quá trình kinh doanh. Bằng cách này, họ không chỉ tăng cường sức mạnh của doanh nghiệp mà còn góp phần xây dựng một cộng đồng doanh nghiệp kết nối và phát triển. Trách nhiệm của công dân trong công việc thực hiện quyền tự do kinh doanh không chỉ là nghĩa vụ pháp lý mà còn là trách nhiệm đạo đức và xã hội. Chỉ khi mỗi người đều nhận thức được điều này và hành động với tinh thần trách nhiệm, tự do kinh doanh mới thực sự mang lại lợi ích cho tất cả mọi người.
(Trả lời bởi datcoder)