5. Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội

Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội (SGK Ngữ văn 11 tập 2 - Bộ sách Cánh Diều - Trang 76)

Hướng dẫn giải

- Văn bản trên gồm 4 phần:

Tóm tắt: Nêu tên đề tài/ nhan đề báo cáo Bảo tồn đa dạng sinh học chim ở một số khu bảo tồn vùng Đông Bắc Việt Nam và tóm tắt mục tiêu, phương pháp, phạm vi nghiên cứu.

Mở đầu: Nêu vấn đề nghiên cứu; Nêu lí do thực hiện nghiên cứu; Nêu nhiệm vụ, câu hỏi, phương pháp và phạm vi nghiên cứu, trích dẫn nguồn tài liệu tham khảo

Nội dung nghiên cứu: Nêu cơ sở lý luận, trình bày kết quả khảo sát và lí giải, phân tích ý nghĩa của các dữ liệu, đề xuất giải pháp dựa trên kết quả khảo sát thực trạng.
Kết luận: Tóm tắt kết quả nghiên cứu và trình bày danh mục tài liệu tham khảo.

- Nội dung nghiên cứu gồm:

+ Về điều kiện học tập trực tuyến.

+ Về các hoạt động học tập của học sinh trong thời gian học trực tuyến.

+ Về hiệu quả của hoạt động trực tuyến.

- Kết quả nghiên cứu được thể hiện qua các đề mục:

+ Điều kiện học tập trực tuyến: thiết bị học tập và đường truyền internet, kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin và kĩ năng học tập trực tuyến của học sinh.

+ Thực trạng học tập trực tuyến: thời lượng học, các môn học trực tuyến, hoạt động học trực tuyến của học sinh.

+ Khó khăn gặp phải trong quá trình học trực tuyến.

+ Hiệu quả học tập trực tuyến.

- Việc đưa các biểu đồ vào báo cáo nhằm mục đích: tăng tính khoa học, dễ nhìn, rõ ràng.

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội (SGK Ngữ văn 11 tập 2 - Bộ sách Cánh Diều - Trang 79)

Hướng dẫn giải

Tóm tắt:

Hiện nay, mạng xã hội trở thành một phương tiện phổ biến với những tính năng đa dạng cho phép người dùng kết nối, chia sẻ, tiếp nhận thông tin một cách nhanh chóng, hiệu quả. Sư phát triển của mạng xã hội ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống của toàn xã hội, trong đó bao gồm cả học sinh. Qua mạng xã hội, các em tiếp nhận thông tin một cách nhanh chóng, xong chưa có tính chọn lọc. Điều này dẫn đến một bộ phận học sinh hiểu sai, không đúng về một vấn đề nào đó. Việc nghiên cứu đề tài này, giúp chúng em có cái nhìn khách quan, toàn diện về nhiều khía cạnh để từ đó tìm kiếm những giải pháp phù hợp giúp học sinh tránh xa được các tác động xấu của mạng xã hội....

1. Đặt vấn đề

11. Mục đích

- Làm rõ ảnh hưởng của việc sử dụng mạng xã hội Facebook đến học tập, đời sống của sinh viên hiện nay để từ đó đưa ra một số khuyến nghị giúp nâng cao hiệu quả sử dụng Facebook của sinh viên

1.2. Nhiệm vụ

- Mô tả thực trạng sử dụng Facebook của học sinh (mục đích sử dụng, thời gian sử dụng, thời điểm sử dụng, tần suất sử dụng, phương tiện truy cập,…)

- Phân tích ảnh hưởng của việc sử dụng mạng xã hội Facebook đến học tập của sinh viên.

- Phân tích ảnh hưởng của việc sử dụng mạng xã hội Facebook đến đời sống của học sinh (các quan hệ xã hội).1.3. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu

2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

2.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu

a. Các nghiên cứu liên quan đến mạng xã hội và mạng xã hội

b. Các nghiên cứu về ảnh hưởng của mạng xã hội và mạng xã hội Facebook

c. Một số nhận xét

2.2. Phương pháp nghiên cứu

a. Câu hỏi nghiên cứu

b. Công cụ nghiên cứu

c. Mẫu nghiên cứu

d. Phân tích và xử lí kết quả nghiên cứu

2.3. Kết quả nghiên cứu

2.3.1. Thực trạng việc sử dụng mạng xã hội của học sinh

2.3.2. Tác động xấu của việc sử dụng mạng xã hội đến tình hình học tập của học sinh

2.3.3. Tác động tốt của việc sử dụng mạng xã hội đến tình hình học tập của học sinh

...

3. Kết luận

(Trả lời bởi Đoàn Trần Quỳnh Hương)
Thảo luận (1)

Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội (SGK Ngữ văn 11 tập 2 - Bộ sách Cánh Diều - Trang 81)

Hướng dẫn giải

Cách trích dẫn trong đoạn trích là dẫn trực tiếp.

  (Trả lời bởi Đoàn Trần Quỳnh Hương)
Thảo luận (1)

Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội (SGK Ngữ văn 11 tập 2 - Bộ sách Cánh Diều - Trang 81)

Hướng dẫn giải

Nghiên cứu lớn nhất về mặt định lượng về mạng xã hội phải kể đến “Mạng xã hội với thanh niên Việt Nam – Thực trạng và giải pháp” do Trần Hữu Luyến là chủ nhiệm, dưới sự tài trợ của Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia (Nafosted). Ngoài ra, còn có một số nghiên cứu về mạng xã hội ở khía cạnh truyền thông. Lê Minh Thanh (2010) qua phân tích tài liệu trên blog và các trang mạng xã hội trực tuyến, trong đó tập trung vào hình thức và nội dung trong khoảng thời gian từ 2005-2010 đã tìm ra những mặt tích cực, tiêu cực của truyền thông cá nhân trong thời đại internet. Hoàng Thị Hải Yến vào năm 2012 với đề tài: “Trao đổi thông tin trên mạng xã hội của giới trẻ Việt Nam từ năm 2010 đến năm 2011 – thực trạng và giải pháp (khảo sát mạng Facebook, Zingme và Go.vn). Đề tài đã làm rõ những vấn đề lý thuyết chung về mạng xã hội, nghiên cứu thực trạng trao đổi thông tin của giới trẻ Việt Nam trên mạng xã hội từ năm 2010 – 2011 qua khảo sát thông tin và người dùng ở 3 trang mạng xã hội Facebook, Zingme và Go.vn. 

(Trả lời bởi Đoàn Trần Quỳnh Hương)
Thảo luận (1)