3. Thực hành đọc hiểu: Đây thôn Vĩ Dạ

3. Thực hành đọc hiểu: Đây thôn Vĩ Dạ (SGK Ngữ văn 11 Cánh Diều tập 2 trang 41)

Hướng dẫn giải

Tham khảo!

Hình ảnh vườn cây được so sánh với xanh như ngọc. Muốn thể hiện vẻ đẹp xanh tươi, tươi tốt của thiên nhiên nơi này. 

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)

3. Thực hành đọc hiểu: Đây thôn Vĩ Dạ (SGK Ngữ văn 11 Cánh Diều tập 2 trang 41)

Hướng dẫn giải

Tham khảo!

Gió theo lối gió mây đường mây

+ Trong câu thơ chúng ta thấy gió và mây mỗi sự vật theo một hướng khác nhau.

+ Ngoài thực tế, gió thổi hướng nào mây sẽ bay theo hướng đó vì nhờ có gió mây mới có thể bay đi. 

→ Nghịch lý khác thường: Mây và gió từ sự vật gắn liền với nhau lại thành hai sự vật tách biệt không liên quan đến nhau. Trong thực tế không thể xảy ra điều này, từ đó tác giả muốn sử dụng để bày tỏ dụng ý khác. 

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)

3. Thực hành đọc hiểu: Đây thôn Vĩ Dạ (SGK Ngữ văn 11 Cánh Diều tập 2 trang 42)

Hướng dẫn giải

Đây là không gian ở Huế nhưng cũng có thể là không gian tưởng tượng của tác giả.

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)

3. Thực hành đọc hiểu: Đây thôn Vĩ Dạ (SGK Ngữ văn 11 Cánh Diều tập 2 trang 42)

Hướng dẫn giải

Tham khảo!

Sao anh không về chơi thôn Vĩ?

Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên.

Vườn ai mướt quá, xanh như ngọc

 

Lá trúc che ngang mặt chữ điền.

Bức tranh thôn Vĩ ở khổ 1 là một bức tranh thiên nhiên rất đẹp và nên thơ. Câu thơ mở đầu: “Sao anh không về chơi thôn Vĩ?” là một lời mời vừa thân tình lại vừa mang theo sự trách yêu của cô gái thôn Vĩ Dạ. Lý do đến chơi cũng rất đơn giản bởi bức tranh thiên nhiên nơi đây hiện lên rất rõ nét qua ba câu thơ tiếp của đoạn thơ đầu. Thôn vĩ nổi bật sáng chói với những tia nắng mới lên chiếu qua hàng cau cùng với khu vườn xanh mướt đầy sức sống. Giữa khung cảnh thiên nhiên tràn ngập sức sống ấy, hình ảnh người con gái với khuôn mặt chữ điền lấp ló qua những lá trúc hiện lên. Có thể thấy bức tranh đó được nhìn từ con mắt của tác giả. Qua đó, ta thấy được tình yêu của nhân vật trữ tình với thôn Vĩ Dạ và với cuộc tình dang dở của ông với người con gái nơi đây.

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)

3. Thực hành đọc hiểu: Đây thôn Vĩ Dạ (SGK Ngữ văn 11 Cánh Diều tập 2 trang 42)

Hướng dẫn giải

Tham khảo!

Bức tranh thiên nhiên ở khổ 2 so với khổ 1 có nhiều điểm khác biệt. Nếu khổ thơ thứ nhất tác giả miêu tả bức tranh thôn Vĩ Dạ ngập tràn sức sống với khung cảnh thiên nhiên ngập tràn sắc màu thì ở khổ hai, khung cảnh thiên nhiên đã trở nên đượm buồn hơn. Nỗi buồn ấy đã nhuốm cả vào không gian, cảnh vật, làm cho tâm trạng con người cũng trở nên buồn hơn. 

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)

3. Thực hành đọc hiểu: Đây thôn Vĩ Dạ (SGK Ngữ văn 11 Cánh Diều tập 2 trang 42)

Hướng dẫn giải

1. Sao anh không về chơi thôn Vĩ?

Câu hỏi như một lời chào mời, như một tiếng nhẹ nhàng trách móc: “Sao anh không về chơi thôn Vĩ?”. Cảnh Vĩ Dạ tràn đầy sức xuân, sắc xuân của “vườn ai”? Câu thứ 4 có bóng người xuất hiện thấp thoáng sau hàng trúc: “gương mặt chữ điền”. Nét vẽ “lá trúc che ngang” là một nét vẽ thần tình gợi tả vẻ kín đáo, duyên dáng của người con gái thôn Vĩ. Và cho biết “vườn ai”, ấy là vườn xuân thiếu nữ. Cau, nắng, màu xanh như ngọc của vườn ai, lá trúc và gương mặt chữ điền - 5 nét vẽ, nét nào cũng tinh tế, tao nhã, gợi nhiều thương mến bâng khuâng.

2. Thuyền ai đậu bến sông trăng đó/ Có chở trăng về kịp tối nay?

 

Khổ 2, nói đến “bến sông trăng”, bến đò trong hoài niệm. Vầng trăng của thương nhớ đợi chờ. “Thuyền ai” có lẽ là con thuyền thiếu nữ? Vần thơ trăng đẹp nhất trong thơ Hàn Mặc Tử. Có bến sông trăng, có con thuyền trăng. Thật thơ mộng, tình tứ:

“Thuyền ai đậu bến sông trăng đó

Có chở trăng về kịp tối nay?”

Câu thơ của Hàn Mặc Tử về bến sông trăng và thuyền ai gợi nhớ đến vần ca dao thuyền nhớ bến… bến đợi thuyền. Và vì thế nó gợi lên một mối tình thương nhớ, đợi chờ man mác, mơ hồ, bâng khuâng.

3. Ai biết tình ai có đậm đà? 

Một chữ “mơ” đầy tình tứ trong câu thơ có nhạc điệu chơi vơi: “Mơ khách đường xa, khách đường xa”. Du khách hay thôn nữ Vĩ Dạ? Chắc lại là giai nhân mà thi nhân từng mơ ước: “Áo em trắng quá nhìn không ra”. Vừa thực vừa mông. Con người của thực tại hay con người trong hoài niệm? Sương khói của bến sông trăng hay miệt vườn Vĩ Dạ đã làm mờ nhân ảnh của giai nhân? Trong cảnh có tình. Trong tình có màn sương khói, một thứ tình yêu kín đáo, e dè, thiết tha:

“Ở đây sương khói mờ nhân ảnh

Ai biết tình ai có đậm đà?”

Toàn bài thơ có 4 từ “ai” đại từ phiếm chỉ cùng xuất hiện trong các câu hỏi tu từ, không chỉ góp phần tạo nên âm điệu lâng lâng, ngỡ ngàng mà còn dẫn hồn người đọc nhớ về một miền dân ca Huế man mác sâu lắng, bồi hồi, thiết tha:

“Núi Truối ai đắp mà cao,

Sông Hương ai bới, ai đào mà sâu?

Nong tằm ao cá nương dâu

Đò xưa bến cũ nhớ câu hẹn hò…”

Tham khảo!

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)

3. Thực hành đọc hiểu: Đây thôn Vĩ Dạ (SGK Ngữ văn 11 Cánh Diều tập 2 trang 42)

Hướng dẫn giải

Tham khảo!

Sự đối lập không gian được thể hiện rõ ràng qua các bức tranh thiên nhiên được miêu tả trong bài thơ:

Khổ 1: Cảnh vật thiên nhiên hiện lên thật đẹp, căng tràn sức sống, tươi xanh. Cảnh vật mang trong mình vè đẹp thành cao, dịu dàng,  tạo cho người đọc một cảm giác sảng khoái, êm đềm, du dương, bay bồng.

Khổ 2: Bức tranh thiên nhiên nhuốm màu tâm trạng. Cảnh vật vẫn đẹp nhưng lại ẩn chứa nỗi buồn, mang dáng dấp chia lìa. Hình ảnh "bến sông trăng" gợi trong lòng người đọc sự xót xa, man mác đến nhói lòng.

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)

3. Thực hành đọc hiểu: Đây thôn Vĩ Dạ (SGK Ngữ văn 11 Cánh Diều tập 2 trang 42)

Hướng dẫn giải

Tham khảo!

Một yếu tố tượng trưng trong bài thơ là hình ảnh trăng. Trăng không chỉ tượng trưng cho cái đẹp mà còn tượng trưng cho hạnh phúc và thanh bình. Vì vậy, hình ảnh trăng xuất hiện trong bài thơ đã khơi dậy cho người đọc về một niềm tin và khát vọng vào tình yêu và cuộc sống. 

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)

3. Thực hành đọc hiểu: Đây thôn Vĩ Dạ (SGK Ngữ văn 11 Cánh Diều tập 2 trang 42)

Hướng dẫn giải

Tham khảo!

Trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ, Hàn Mặc Tử đã thể hiện nội tâm cô đơn, trống vắng qua khổ thơ thứ hai và khổ thơ thứ ba. Nếu cõi thực của kí ức trong khổ 1 thật trong trẻo, tươi tắn và rực rỡ với ánh nắng ấm áp buổi sớm, thì phần hai lại tràn ngập ánh trăng khiến mọi thứ trở nên mờ ảo, nhợt nhạt, lạnh lẽo và chân thực như một giấc mơ. Cách diễn đạt phiếm chỉ “Thuyền ai đậu bến sông trăng đó” tạo cảm giác lạnh lẽo bao trùm cả dòng sông, lên cảnh vật, Hàn Mặc Tử như khát khao có con thuyền chở trăng về, phải chăng là để chở những khát khao hy vọng đến khắc khoải về một sự gặp gỡ và hòa hợp? Chữ “kịp” trong câu thơ thứ 2 càng thấm thía nỗi tiếc nuối, xót xa, lo sợ khi luôn biết rằng chẳng bao giờ kịp nữa nhưng ông vẫn cố hỏi khiến tâm trạng trở nên bồn chồn, chua xót, bất lực. Hỏi chỉ để tiếc, chỉ để tự dày vò bản thân mình. Dường như, nếu trăng không về “kịp” thì người bị số phận bỏ rơi bên bờ vực cuộc đời này sẽ hoàn toàn tuyệt vọng và đau khổ mãi mãi nếu cứ ở lại dưới bầu trời thăm thẳm này

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)