3. Thực hành đọc hiểu: Ai đã đặt tên cho dòng sông

Đọc hiểu (SGK Ngữ văn 11 tập 2 - Bộ sách Cánh Diều - Trang 74)

Hướng dẫn giải

Ở đoạn cuối này, sông Hương đã được nhìn nhận từ khía cạnh thơ ca.

  (Trả lời bởi Đoàn Trần Quỳnh Hương)
Thảo luận (2)

Trả lời câu hỏi cuối bài: (SGK Ngữ văn 11 tập 2 - Bộ sách Cánh Diều - Trang 74)

Hướng dẫn giải

Nhan đề là một câu hỏi, đây là một nét độc đáo rất riêng của nhà văn, nhằm hướng người đọc biết về nội dung tác phẩm đó là “đi tìm nguồn gỗ của dòng sông Hương”, qua đó nhấn mạnh đến vẻ đẹp huyền thoại của dòng sông Hương, thể hiện lòng biết ơn đến những con người khai phá vùng đất ấy.

(Trả lời bởi Đoàn Trần Quỳnh Hương)
Thảo luận (1)

Đọc hiểu (SGK Ngữ văn 11 tập 2 - Bộ sách Cánh Diều - Trang 71)

Hướng dẫn giải

Các chi tiết thể hiện tình cảm, cảm xúc của nhân vật tôi:

- Tôi vừa từ trong khói lửa miền Nam đến đây, lâu năm xa Huế, và chính Lê-nin-grat đã đánh thức trong tâm hồn tôi giấc mơ lộng lẫy của tuổi dại, ôi, tôi muốn làm một con chim nhỏ đứng co một chân trên con tàu thủy tinh để đi ra biển.

- ...chợt thấy quý điệu chảy lặng lờ của nó khi ngang qua thành phố...

(Trả lời bởi Đoàn Trần Quỳnh Hương)
Thảo luận (2)

Đọc hiểu (SGK Ngữ văn 11 tập 2 - Bộ sách Cánh Diều - Trang 74)

Hướng dẫn giải

Các biện pháp nghệ thuật: so sánh, nhân hóa, liệt kê khiên sông Hương trở nên sinh động gây ấn tượng sâu sắc với người đọc

  (Trả lời bởi Đoàn Trần Quỳnh Hương)
Thảo luận (1)

Đọc hiểu (SGK Ngữ văn 11 tập 2 - Bộ sách Cánh Diều - Trang 72)

Hướng dẫn giải

Nét độc đáo của sông Hương sau khi rời khỏi kinh thành Huế là dòng sông không chảy qua tỉnh khác luôn mà đột ngột đổi dòng, rẽ ngoặt sang hướng đông tây để gặp lại thành phố ở góc thị trấn Bao Vinh xưa cổ.

(Trả lời bởi Đoàn Trần Quỳnh Hương)
Thảo luận (2)

Đọc hiểu (SGK Ngữ văn 11 tập 2 - Bộ sách Cánh Diều - Trang 71)

Hướng dẫn giải

Lúc qua thành phố Huế, sông Hương trôi đi thực chậm, chảy lặng lờ như điệu slow. Sông Hương đã trở thành một người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya. Trên sông vọng lại tiếng hát trong một khoang thuyền nào đó. Sông Hương mang vẻ đẹp vừa trữ tình, vừa trầm mặc gắn liền với lịch sử bi tráng của dân tộc mà trên thế giới không có dòng sông nào như thế. Và trước về với biển sông Hương lưu luyến tình cảm với thành phố Huế ví như nỗi vấn vương của nàng Kiều với Kim Trọng.

(Trả lời bởi Đoàn Trần Quỳnh Hương)
Thảo luận (2)

Đọc hiểu (SGK Ngữ văn 11 tập 2 - Bộ sách Cánh Diều - Trang 69)

Hướng dẫn giải

Phần 1 miêu tả sông Hương ở thượng nguồn. 

(Trả lời bởi Đoàn Trần Quỳnh Hương)
Thảo luận (1)

Chuẩn bị (SGK Ngữ văn 11 tập 2 - Bộ sách Cánh Diều - Trang 69)

Hướng dẫn giải
Ông sinh ngày 9 tháng 9 năm 1937, tại thành phố Huế, nhưng quê gốc ở làng Bích Khê, xã Triệu Long, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Sau khi học hết bậc trung học ở Huế, năm 1960 ông tốt nghiệp khóa I ban Việt Hán, Đại học Sư phạm Sài Gòn. Năm 1964, Hoàng Phủ Ngọc Tường nhận bằng Cử nhân triết Đại học Văn khoa Huế.   (Trả lời bởi Minh Duong)
Thảo luận (1)

Đọc hiểu (SGK Ngữ văn 11 tập 2 - Bộ sách Cánh Diều - Trang 70)

Hướng dẫn giải

Nhà văn đã hình dung về sông Hương như một người con gái đẹp nằm ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại.

  (Trả lời bởi Đoàn Trần Quỳnh Hương)
Thảo luận (1)

Đọc hiểu (SGK Ngữ văn 11 tập 2 - Bộ sách Cánh Diều - Trang 73)

Hướng dẫn giải

Sông Hương là chứng nhân lịch sử, gắn bó với mọi biến cố của Huế (dòng sông biên thùy thời vua Hùng, dòng sông viễn châu oanh liệt thời trung đại, dòng sông vẻ vang thời Nguyễn Huệ, dòng sông bi tráng thời kì cách mạng tháng Tám).

(Trả lời bởi Đoàn Trần Quỳnh Hương)
Thảo luận (1)