2. Sông Đáy

2. Sông Đáy (SGK Ngữ văn 11 Cánh Diều tập 2 trang 39)

Hướng dẫn giải

Tham khảo!

Lưng mẹ và “mảnh sông đêm” có mối quan hệ chặt chẽ, người con ngủ trên lưng mẹ, vững chãi ấm áp luôn che chở bảo vệ cho người con. Cũng như dòng sông luôn bảo vệ che chở cho quê hương, cho người dân. 

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)

2. Sông Đáy (SGK Ngữ văn 11 Cánh Diều tập 2 trang 40)

Hướng dẫn giải

Tham khảo!

Hình ảnh "giàn giụa nước mưa sông" gợi cho em liên tưởng về hình ảnh những chú cá bống quẫy đạp khiến nước bắn tung khắp nơi nhìn như những giọt nước mắt của dòng sông. Tác giả như muốn bộc lộ hết nỗi lòng của mình, muốn khóc cho thỏa nỗi lòng như những chứ bống kia.

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)

2. Sông Đáy (SGK Ngữ văn 11 Cánh Diều tập 2 trang 40)

Hướng dẫn giải

Tham khảo!

Cụm từ "Sông Đáy ơi" được lặp đi lặp lại hai lần như một tiếng gọi tha thiết báo hiệu sự trở về muộn màng của chủ thể trữ tình. Nó chứa đựng những cảm xúc tha thiết, lưu luyến, bồi hồi của tác giả khi trở về nơi đây.

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)

2. Sông Đáy (SGK Ngữ văn 11 Cánh Diều tập 2 trang 40)

Hướng dẫn giải

Tham khảo!

Bài thơ Sông Đáy được viết theo thể thơ tự do. Bằng cách sử dụng thể thơ này, tác giả có thể thỏa sức sáng tác theo mạch cảm xúc của mình, để từ đó, thể hiện được tình cảm da diết, sâu nặng của mình dành cho con sông Đáy, cho thiên nhiên con người nơi đây và cho người mẹ của mình. 

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)

2. Sông Đáy (SGK Ngữ văn 11 Cánh Diều tập 2 trang 40)

Hướng dẫn giải

Tham khảo!

Hình ảnh sông Đáy hiện lên trong cuộc đời của nhân vật trữ tình là:

- Mỗi buổi chiều mẹ đi làm về;

- Trong kí ức nhân vật trữ tình khi sống xa quê;

- Buổi chiều ngày nhân vật trữ tình trở lại.

Các mốc thời gian đó được sắp xếp theo trình tự thời gian: từ khi nhân vật trữ tình còn nhỏ, đến lúc lớn lên đi xa quê hương và cuối cùng là ngày trở về.

Trình tự thời gian đi theo mạch cảm xúc của tác giả, thể hiện được chiều sâu của nỗi nhớ, niềm vui và nỗi buồn khi xa quê và ngày trở về của chủ thể trữ tình. Cái riêng, cái độc đáo trong bài thơ này là việc Nguyễn Quang Thiều đã kết hợp khéo léo và hài hòa giữa thực tại và những kỷ niệm trong quá khứ. Qua đó làm sâu sắc hơn mối quan hệ mật thiết của sông Đáy với tác giả, nó đã in sâu vào tâm trí, vào tim của thi sĩ.

  (Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)

2. Sông Đáy (SGK Ngữ văn 11 Cánh Diều tập 2 trang 40)

Hướng dẫn giải

Tham khảo!

Hình ảnh người mẹ xuất hiện   lần trong bài thơ:

- Mở đầu bài thơ, mẹ xuất hiện với hình ảnh đang làm lụng vất vả, tần tảo sớm hôm nuôi con

- Ở câu 7, hình mẹ xuất hiện trong kí ức người con

- Ở câu thơ 16, 17 hình ảnh người mẹ lại hiện lên với mái tóc khô sơ, mẹ đã già đi vì năm tháng.

=>  Người con suy nghĩ, kí ức của người con luôn chất chứa những hình ảnh của mẹ. Đây có lẽ là phần tình mẫu tử thiêng liêng mà tác giả vẫn luôn khắc sâu trong tim. 

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)

2. Sông Đáy (SGK Ngữ văn 11 Cánh Diều tập 2 trang 40)

Hướng dẫn giải

Tham khảo!

Hình tượng “em” gợi lên trong nhân vật trữ tình những cảm xúc bồi hồi, hi vọng rồi lại thất vọng khi không nhìn thấy bóng hình "em" đứng bên sông đợi mình. Kí ức về sông Đáy không chỉ là kí ức về người mẹ, mà còn là kí ức về tình yêu. Sông Đáy và "em" trở thành chuyện của quá khứ, cả hai đã đi rất xa trong kí ức tác giả. Nhưng giờ đây, nó một lần nữa sống dậy, sông Đáy đã chứng kiến một đoạn tình cảm ngắn ngủi của đôi trai gái, họ yêu nhau nhưng không đến được với nhau. Ngày tác giả trở về, mẹ vẫn đứng đó đợi nhưng hình bóng "em", nay đã không còn.

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)

2. Sông Đáy (SGK Ngữ văn 11 Cánh Diều tập 2 trang 41)

Hướng dẫn giải

Tham khảo!

Hình tượng nghệ thuật cả bài thơ là sông Đáy, nó xuyên suốt khắp chiều dài của tác phẩm. Sông Đáy gợi cho ta nhiều ý nghĩa, nó là quê hương, là tình mẫu tử, là tình yêu, và đôi lúc nó lại là một người bạn vô hình ở bên tác giả. Nguyễn Quang Thiều đã tạo nên một thế giới nghệ thuật trong “Sông Đáy”, và trong thế giới nghệ thuật ấy thì nhân vật “tôi” là nhân vật trữ tình.

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)

2. Sông Đáy (SGK Ngữ văn 11 Cánh Diều tập 2 trang 41)

Hướng dẫn giải

Tham khảo!

Quê hương có một vị trí quan trọng trong lòng mỗi người. Mỗi người dân Việt Nam đều có tình cảm thiêng liêng gắn bó với quê hương xứ sở của mình. Nhất la đối với những con người lao động - người nông dân, họ lại càng gắn bó mật thiết với nơi ấy.

Từ lúc cất tiếng khóc chào đời, rồi tuổi thơ đẹp đẽ, những công việc lao động, rồi cuộc sống gia đình, cho tới lúc chết họ đã sống gắn liền với làng quê. Tình cảm yêu quê hương đất nước là một truyền thống tốt đẹp và đáng quý của dân tộc Việt Nam. Cho dù có ở nơi xa nhưng mỗi người vẫn luôn nhớ về quê nhà của mình.

 

Quê hương như một người mẹ hiền ôm ta vào lòng và dành cho ta những gì tốt đẹp nhất. Quê mẹ là nơi ấp ủ tình yêu thương, nơi nuôi ta lớn, dạy dỗ, an ủi che chở cho ta. Quê hương - hai tiếng thân thương mỗi lần nghe thấy chúng ta không khỏi xúc động bồi hồi.

Tình yêu quê hương đã ăn sâu vào máu thịt, đi sâu vào lòng mỗi con người. Vì vậy nếu ai chưa nhận thức chưa có tình cảm gắn bó với xứ sở của mình thì hẳn họ chưa được coi là trưởng thành. Quê hương đi vào lòng con người một cách rất tự nhiên. Người ta có thể nhớ tới quê hương đất nước của mình chỉ qua một món ăn bình dị hay một địa danh đã gắn liền với những kỷ niệm đẹp…

(Sưu tầm)

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)