2. Lời tiễn dặn

2. Lời tiễn dặn (SGK Ngữ văn 11 Cánh Diều tập 1 trang 18)

Hướng dẫn giải

- Tâm trạng của chàng trai:

+ Xót xa khi tiễn người mình yêu về nhà chồng.

Anh yêu em, lẽ tiễn đưa em đến tận nhà chồng

+ Lưu luyến không nỡ rời xa, muốn đi cùng người yêu về đến tận nhà chồng.

Nhưng chim chích trên cao lượn vòng gọi anh quay lại, anh quay lại

Chim nhạn dưới thấp bay quanh như anh quay đi, anh quay đi

+ Tuyệt vọng vì không còn hi vọng, không còn được bên người yêu.

Nước đập bè chìm

Sóng xô bè vỡ

Bè chìm trôi ba suối mất rồi

+ Chấp nhận với thực tại, muốn rời đi.

Của không mua lẽ đâu được giữ liền tay

Chỉ cá liền với nước

Chỉ lúa liền với ruộng

Tiễn đưa em, thôi anh quay lại, em ơi!

- Tâm trạng của cô gái:

+ Không muốn chàng trai rời đi.

Đừng vội anh, đừng vội

+ Hi vọng chàng trai sẽ đợi mình.

Sao Khun Lú trên trời còn đợi

Áng mây kia vương vấn còn chờ

+ Thể hiện nỗi nhớ thương, tình yêu sâu sắc mà hai người luôn dành cho nhau dù có xa nhau.

Đôi ta xa nhau dằng dặc nỗi niềm tưởng nhớ

+ Đau khổ, đắng cay  như muốn bám víu trong sự vô vọng.

Mưa sắp rơi ào đồng cỏ

Đừng bỏ em trơ trọi giữa rừng

Đừng bỏ em giữa sóng thác trào dâng!

+ Quyết tâm đoàn tụ của cả hai người.

Đôi ta yêu nhau, đợi tới tháng Năm lau nở,
Đợi mùa nước đỏ cá về
Đợi chim tăng ló hót gọi hè
Không lấy được nhau mùa hạ, ta sẽ lấy nhau mùa đông.
Không lấy được nhau thời trẻ ta sẽ lấy nhau lúc góa bụa về già.

→ Ta thấy được tình yêu của chàng trai là một tình yêu tha thiết, thủy chung, đau đớn xót xa khi nhìn người mình yêu đi lấy chồng. Còn cô gái mang theo nỗi  lòng đầy khắc khoải và tâm trạng bồn chồn, đau khổ, đắng cay  như muốn bám víu trong sự vô vọng đi lấy chồng. Để rồi cuối cùng họ hẹn ước với nhau sẽ đợi chờ đến ngày đoàn tụ dù phải trải qua thời gian bao lâu. 

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)

2. Lời tiễn dặn (SGK Ngữ văn 11 Cánh Diều tập 1 trang 18)

Hướng dẫn giải

  Biện pháp nghệ thuật được sử dụng để thể hiện tâm trạng của chàng trai: 

- Biện pháp điệp cấu trúc:

"Chết ba năm hình còn treo đó

Chết thành sông, vục nước uống mát lòng…

Chết thành hồn, chung một mái, song song."

"Yêu nhau, yêu trọn đời gỗ cứng

Yêu nhau, yêu trọn kiếp đến già"

--> Tâm trạng đau đớt xót xa khi đánh mất tình yêu đồng thời khẳng định sự thủy chung đối với cô gái

- Biện pháp so sánh

"Lời đã trao thương không lạc mất

Như bán trâu ngoài chợ

Như thu lúa muôn bông

 Lòng ta thương nhau trăm lớp nghìn trùng

Bền chắc như vàng, như đá."

--> Tình cảm sâu đậm tha thiết dành cho cô gái anh yêu, không gì có thể chia cắt tình cảm của hai người kể cả là thời gian.

 

(Trả lời bởi Đoàn Trần Quỳnh Hương)
Thảo luận (1)

2. Lời tiễn dặn (SGK Ngữ văn 11 Cánh Diều tập 1 trang 19)

Hướng dẫn giải

Nhận xét trên là hoàn toàn chính xác bởi bài thơ không chỉ có sự buồn bã lưu luyến khi tiễn chàng trai đi tòng quân còn có những lời hứa hẹn với âm hưởng mạnh mẽ chắc chắn tình yêu của hai người sẽ không bao giờ đổi thay suốt đời suốt kiếp.

(Trả lời bởi Đoàn Trần Quỳnh Hương)
Thảo luận (1)

2. Lời tiễn dặn (SGK Ngữ văn 11 Cánh Diều tập 1 trang 19)

Hướng dẫn giải

Trong phần 1, chàng trai và cô gái nói với nhau lời từ biệt trước khi cô gái về nhà chồng.

Từ cuộc đối thoại trên, em cảm nhận được tâm trạng của chàng trai đang rất mâu thuẫn, đau đỡn, xót xa cho mối tình sâu sắc đã lìa tan. Còn cô gái lại mang tâm trạng giày vò, đắng cay trong vô vọng khi phải từ bỏ tình yêu bao năm vun đắp cùng chàng trai để đi lấy một người khác.

(Trả lời bởi Đoàn Trần Quỳnh Hương)
Thảo luận (1)

2. Lời tiễn dặn (SGK Ngữ văn 11 Cánh Diều tập 1 trang 19)

Hướng dẫn giải

Khi ở nhà chồng, cuộc sống của cô gái vô cùng khốn khổ. Hằng ngày bị bạo lực gia đình. Mẹ chồng căm ghét ghét sai con trai đánh cô gái và cô gái cũng  bị chồng đánh đập dã man.

Khi chứng kiến tình cảnh của cô gái bị chồng đánh, anh đã chạy lại ân cần đỡ cô dậy và an ủi cô. Anh đi chặt tre về làm thuộc giúp cô gái tự vệ.

=> Chàng trai rất yêu thương cô gái dù cô đã con với người chồng mình không yêu thương. Anh xót xa, bẽ bàng cho tình yêu của mình và cô và quyết tâm đưa cô trở về. Anh giống như một điểm tựa tinh thần giúp cô gái vượt qua cuộc sống địa ngục

(Trả lời bởi Đoàn Trần Quỳnh Hương)
Thảo luận (1)

2. Lời tiễn dặn (SGK Ngữ văn 11 Cánh Diều tập 1 trang 19)

Hướng dẫn giải

Những câu thơ sử dụng điệp từ: 

"Chết ba năm hình còn treo đó

Chết thành sông, vục nước uống mát lòng…

Chết thành hồn, chung một mái, song song."

 

"Yêu nhau, yêu trọn đời gỗ cứng

Yêu nhau, yêu trọn kiếp đến già"

 

"Vừa đi vừa ngoảnh lại

Vừa đi vừa ngoái trông"

Tác dụng: 

- Cho thấy tình cảm sâu đậm giữa chàng trai và cô gái. Trong giờ phút chia ly cả hai đều mang sự quyến luyến không rời. 

- Phần điệp khúc cũng là lời hứa hẹn chàng trai cô gái sẽ giữ chọn tình yêu của mình cho đối phương không bao giờ thay đổi.

- Gây ấn tượng mạnh với người đọc

(Trả lời bởi Đoàn Trần Quỳnh Hương)
Thảo luận (1)

2. Lời tiễn dặn (SGK Ngữ văn 11 Cánh Diều tập 1 trang 19)

Hướng dẫn giải

Qua lời căn dặn người yêu em thấy chàng trai là người lãng mạn, gắn bó thủy chung với người mình yêu. Trong giờ phút chia tay không muốn rời xa người mình yêu: 

"Xin hãy cho anh kề vóc mảnh,

Quấn quanh vai ủ lấy hương người". 

Chàng trai còn là người trọng tình nghĩa và dành tất cả sự trân trọng của mình cho người con gái anh yêu ngay cả khi cô đã có con với người chồng mình không yêu thương: 

"Con nhỏ hãy đưa anh ẵm,

Bé xinh hãy đưa anh bồng,

Cho anh bế con dòng, đừng ngượng,

Nựng con rồng, con phượng, đừng buồn."

 

(Trả lời bởi Đoàn Trần Quỳnh Hương)
Thảo luận (1)

2. Lời tiễn dặn (SGK Ngữ văn 11 Cánh Diều tập 1 trang 19)

Hướng dẫn giải

- Những hình ảnh rất quen thuộc gần gũi ấy là: "Đôi ta yêu nhau, tình Lú - Ủa mặn nồng", "Lời đã trao thương không lạc mất/ Như bán trâu ngoài chợ/ Như thu lúa muôn bông". "Lòng ta thương nhau trăm lớp nghìn trùng/ Bền chắc như vàng, như đá.", "Yêu nhau, yêu trọn đời gỗ cứng, Yêu nhau, yêu trọn kiếp đến già", "Ta yêu nhau tàn đời gió, không rung không chuyển, Người xiểm xui, không ngoảnh không nghe".

Biện pháp so sánh được sử dụng xuyên suốt những câu thơ "Lời đã trao" - "như bán trâu ngoài chợ" và "thu lúa muôn bông"; "Lòng ta yêu thương" - "bền chắc như vàng, như đá". 

Tác dụng: 

- Cho ta biết thêm về phong tục tập quán của người Thái 

- Thể hiện niềm tin vững chắc rằng dẫu có qua bao nhiêu sóng gió, hai người có tình cũng sẽ về bên nhau và hạnh phúc suốt đời. 

(Trả lời bởi Đoàn Trần Quỳnh Hương)
Thảo luận (1)

2. Lời tiễn dặn (SGK Ngữ văn 11 Cánh Diều tập 1 trang 19)

Hướng dẫn giải

Đoạn trích Lời tiễn dặn được coi là một trong những đoạn trích thể hiện rõ nét về những đặc sắc của thể loại truyện thơ dân gian mang lại. Nó là sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố tự sự và yếu tố trữ tình. Hình ảnh cô gái được hiện lên rõ nét qua quan sát và tâm trạng của chàng trai trên đường tiễn cô và thái độ chăm sóc ân cần của chàng trai khi cô gái ở nhà chồng. Sự đan xen giữa kể sự việc và miêu tả tâm trạng nhân vật là ưu thế nổi bật của truyện thơ. Đồng thời, các cấu trúc câu lặp lại, lối sử dụng điệp từ là đặc điểm nghệ thuật nổi bật trong đoạn trích. Một hành động, một tâm trạng khi được dùng với tần suất lặp lại với nhiều hình ảnh theo một cấu trúc ngữ pháp, nó sẽ khắc họa sâu sắc nội dung diễn tả hơn. Điều đó tạo tính chất phô diễn, giãi bày đậm chất trữ tình và tạo sự cân đối, nhịp nhàng, hài hòa về nhạc điệu. Ngoài ra, việc sử dụng các đại từ nhân xưng “anh yêu em”, “đôi ta yêu nhau”, các hô ngữ, mệnh lệnh thức “xin hãy”, “dậy đi em”,… cũng làm đoạn trích tăng tính chất trữ tình cho thể loại này.

 

(Trả lời bởi Thanh An)
Thảo luận (1)