Cảnh báo

Bạn cần đăng nhập mới làm được đề thi này

Nội dung:

1 ĐỀ THI THỬ SỐ 5 Thời gian làm bài: 50 phút Câu 1: Đặc điểm đặc trưng nhất của nền nông nghiệp nước ta là A. nông nghiệp thâm canh trình độ cao, sử dụng nhiều máy móc hiện đại. B. đang xóa dần kiểu sản xuất nhỏ mạnh mún, năng suất lao động thấp. C. nông nghiệp nhiệt đới và đang phát triển nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa. D. có sản phẩm phong phú và đa dạng gồm nhiệt đới, ôn đới và cận nhiệt. Câu 2: Biểu hiện thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ là: A. kinh tế cá thể được thừa nhận và ngày càng phát triển. B. giảm tỉ trọng khu vực nông, lâm, ngư nghiệp. C. công nghiệp là ngành có tốc độ phát triển nhanh nhất. D. trong nông nghiệp đã hình thành các vùng chuyên canh. Câu 3: Tổng diện tích đất liền và hải đảo của nước ta (2006) là bao nhiêu? A. 331.312 km2 B. 331.212 km2 C. 331.112 km2 D. 331.363 km2 Câu 4: Đi từ đất liền ra đến ranh giới vùng biển quốc tế, các bộ phận của vùng biển nước ta lần lượt là: A. nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế. B. nội thủy, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, lãnh hải. C. lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, nội thủy, vùng đặc quyền kinh tế. D. vùng tiếp giáp lãnh hải, lãnh hải, đặc quyền kinh tế, nội thủy. Câu 5: Cửa khẩu nào sau đây nằm trên đường biên giới Việt Nam - Lào? A. Lao Bảo. B. Đồng Đăng. C. Móng Cái. D. Hữu Nghị. Câu 6: Ý nào sau đây không đúng về xu thế phát triển kinh tế- xã hội đã được khẳng định tại Đại hội Đảng cộng sản lần thứ VI (1986)? A. Phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa. B. Tăng cường giao lưu và hợp tác với các nước trên thế giới. C. Đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. D. Dân chủ hoá đời sống kinh tế, xã hội. Câu 7: Đặc điểm nào sau đây không đúng về vùng núi Tây Bắc? A. Xen giữa là các thung lũng sông cùng hướng. B. Núi cao và núi trung bình chiếm ưu thế, địa hình cao nhất nước ta. C. Được nâng cao ở hai đầu, thấp trũng ở giữa. D. Hướng nghiêng của địa hình là hướng Tây Bắc - Đông Nam. Câu 8: Nước ta nằm trong hệ tọa độ địa lý: A. 23023’B - 8034’B và 102009’Đ - 109024’Đ. B. 23023’B - 8034’B và 102009’Đ - 109024’Đ. 2 C. 23023’B - 8034’B và 102009’Đ - 109024’Đ. D. 23023’B - 8034’B và 102009’Đ - 109020’Đ. Câu 9: Nhận định nào sau đây không đúng về vai trò quan trọng của huyện đảo Hoàng Sa và huyện đảo Trường Sa ở nước ta? A. Là nơi trú ngụ an toàn của tàu thuyền khi gặp thiên tai. B. Bảo vệ môi trường biển đảo. C. Có vị trí chiến lược trong bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia. D. Có tiềm năng lớn để phát triển tổng hợp kinh tế biển. Câu 10: Tỉnh Bắc Giang không tiếp giáp với tỉnh- thành phố nào? A. Hải Phòng. B. Hải Dương. C. Thái Nguyên. D. Hà Nội. Câu 11: Ba vùng kinh tế trọng điểm nước ta là: A. ĐBSH, Duyên hải Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ. B. Bắc Bộ, miền Trung và phía Nam. C. Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam bô. D. phía Bắc, miền Trung và phía Nam Câu 12: Loại gió hoạt động quanh năm ở nước ta là: A. gió mùa đông bắc B. gió Tín phong C. gió mùa tây nam. D. gió mùa đông nam. Câu 13: Nằm giữa sông Hồng và sông Cả là vị trí của vùng núi nào sau đây? A. Vùng núi Tây Bắc. B. Vùng núi Trường Sơn Nam. C. Vùng núi Trường Sơn Bắc. D. Vùng núi Đông Bắc. Câu 14: Viết tắt của Khu vực mậu dịch tự do ASEAN là: A. AFFA B. AFAT C. AFTA D. NAFTA Câu 15: Nhiều dãy núi hình cánh cung là đặc điểm của vùng núi: A. Trường Sơn Nam B. Tây Bắc C. Trường Sơn Bắc D. Đông Bắc Câu 16: Quá trình xâm thực xảy ra mạnh mẽ ở những nơi có: A. địa hình thấp, lượng mưa lớn. B. địa hình cao, lượng mưa không lớn. C. địa hình thấp, lượng mưa nhỏ .D. địa hình cao, sườn dốc, lượng mưa lớn. Câu 17: Ý nghĩa kinh tế của vị trí địa lí nước ta: A. tạo điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập với các nước trên thế giới, thu hút vốn đầu tư của nước ngoài. B. có vị trí đặc biệt quan trọng ở vùng Đông Nam Á, khu vực kinh tế rất năng động và nhạy cảm với những biến động chính trị thế giới. C. thuận lợi cho giao lưu, hợp tác với các nước trên thế giới D. tạo điều kiện thuận lợi cho nước ta chung sống hòa bình hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước. Câu 18: Địa hình nước ta có 2 hướng chính là: A. Bắc - Nam và Tây Bắc - Đông Nam B. Tây Bắc - Đông Nam và vòng cung C. Bắc - Nam và Đông - Tây. D. Đông Bắc - Tây Nam và vòng cung 3 Câu 19: Lượng mưa trung bình năm của nước ta: A. từ 2500 đến 3000mm B. từ 2000 đến 2500mm C. từ 1500 đến 2000mm D. từ 3000 đến 4000mm Câu 20: Chiều dài đường bờ biển và diện tích vùng biển của nước ta tương ứng là: A. 2360 km và khoảng 1,1 triệu km2 B. 3260km và khoảng 1 triệu km2 C. 3620 km và khoảng 1 triệu km2 D. 3160 km và khoảng 0,5 triệu km2 Câu 21: Cho biểu đồ: BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN SỰ THAY ĐỔI CƠ CẤU GIÁ TRỊ SẢN SUẤT NÔNG NGHIỆP THEO GIÁ TRỊ THỰC TẾ PHÂN THEO NGÀNH CỦA NƯỚC TA QUA CÁC NĂM (%) Căn cứ vào biểu đồ cho biết nhận xét nào sau đây là đúng? A. Trong ngành nông nghiệồọẫủđạ Năm 2014 tỉọng ngành chăn nuôi đã tương xứớồọ ịụệp đã thựựểạởcác vùng nông thôn nướ ỉọng đóng góp củệệch nhau không đáng kể Câu 22: Ở Trung Bộ nguyên nhân gây ngập lụt mạnh vào tháng 9-10 là do A. các hệốớn, lưu vựộ mưa lớếợều cườ 4 C. mưa bão lớn, nước biển dâng và lũ nguồn về. D. mưa diện rộng, mặt đất thấp xung quanh có đê bao bọc Câu 23: Loại khoáng sản có giá trị kinh tế cao đang khai thác ở Biển Đông là A. sa khoáng, khí đốt. B. ti tan, dầu mỏ. C. dầu mỏ, khí đốt. D. vàng, dầu mỏ. Câu 24: Ở nước ta, sự hiện diện của dãy Trường Sơn đã làm cho vùng Bắc Trung Bộ A. chịu ảnh hưởng của bão nhiều hơn các vùng khác. B. đồng bằng bị thu hẹp và chia cắt thành đồng bằng nhỏ. C. có nhiều ưu thế để phát triển ngành chăn nuôi. D. có mùa mưa chậm dần sang thu đông và gió Tây khô nóng. Câu 25: Căn cứ vào Átlát Địa lí Việt Nam trang 15, số lượng đô thị loại đặc biệt( năm 2007) ở nước ta là A. 4. B . 2. C. 5. D . 3. Câu 26: Cho bảng số liệu: DIỆN TÍCH RỪNG CỦA VIỆT NAM QUA CÁC NĂM Năm Tổng diện tích có rừng (triệu ha) Diện tích rừng tự nhiên (triệu ha) Diện tích rừng trồng (triệu ha) Độ che phủ (%) 1943 14,3 14,3 0 43,8 1993 7,2 6,8 0,4 22,0 2000 10,9 9,4 1,5 33,1 2014 13,8 10,1 3,7 40,4 Nhận xét nào sau đây không đúng với bảng số liệu trên? A. Giai đoạn 1943-1993, trồng rừng không bù lại được so với nạn phá rừng. B. Độ che phủ rừng của nước ta giảm liên tục và giảm 2,4 %. C. Diện tích rừng trồng của nước ta liên tục tăng, trong 71 năm đã tăng 3,7 triệu ha. D. Năm 1943, diện tích rừng nước ta hoàn toàn là rừng tự nhiên, độ che phủ 43,8%. Câu 27: Căn cứ vào biểu đồ tròn thuộc bản đồ chăn nuôi ở Átlát Địa lí Việt Nam trang 19, trong giai đoạn 2000-2007 tỉ trọng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi trong tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp tăng A. 7,1%. B. 5,1 %. C. 9,1%. D. 3,1%. Câu 28: Mục tiêu ban hành”Sách đỏ Việt Nam” là 5 A. kiểm kê các loài động thực vật qu y hiếm ở Việt Nam. B. đảm bảo sử dụng lâu dài các nguồn lợi sinh vật của đất nước. C. bảo tồn các loài động vật qúy hiếm khỏi nguy cơ tuyệt chủng. D. bảo vệ nguồn gen động, thực vật hiếm khỏi nguy cơ tuyệt chủng. Câu 29: Nguyên nhân dẫn tới sự phân hóa lượng mưa theo không gian ở nước ta là A. tác động kết hợp của gió mùa và địa hình. B. sự phân hóa độ cao địa hình. C. tác động của hướng các dãy núi. D. tác động của gió mùa. Câu 30: Sự phân mùa của khí hậu nước ta chủ yếu là do A. ảnh hưởng của khối không khí lạnh(NPc) và khối không khí xích đạo(Em). B. ảnh hưởng của khối không khí hoạt động theo mùa khác nhau về hướng và tính chất. C. ảnh hưởng của khối không khí từ vịnh Bengan(TBg) và tín phong nửa cầu Bắc(Tm). D. ảnh hưởng của tín phong nửa cầu Bắc(Tm) và khối không khí xích đạo (Em). Câu 31: Cho bảng số liệu: CƠ CẤU LAO ĐỘNG PHÂN THEO NÔNG THÔN VÀ THÀNH THỊ CỦA NƯỚC TA QUA CÁC NĂM . (Đơn vị: %) Khu vực Năm Nông thôn Thành thị 1996 79,9 20,1 2005 75,0 25,0 2010 73,1 26,9 2014 69,6 30,4 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2014, NXB Thống kê, 2015) Nhận xét nào sau đây là đúng từ bảng số liệu trên? A. Phần lớn lao động sống ở nông thôn nên quỹ thời gian rảnh dỗi còn nhiều. B. Đô thị hóa của nước ta đang ở mức cao so với thế giới. C. Phần lớn lao động sống ở nông thôn do mức thu nhập cao. D. Tỉ lệ lao động ở thành thị cao và có xu hướng tăng nhanh. Câu 32: Giải pháp quan trọng nhất đối với vấn đề sử dụng đất nông nhiệp ở vùng đồng bằng là A. chuyển đổi cơ cấu cây trồng. B. phát triển các cây đặc sản có giá trị kinh tế cao. C. đẩy mạnh thâm canh tăng vụ. D. khai hoang mở rộng diện tích. Câu 33: Vị trí địa lí của nước ta tạo điều kiện thuận lợi cho việc A. phát triển nền nông nghệp nhiệt đới. B. bảo vệ an ninh quốc phòng trên đất liền và biển. 6 C. phát triển nền kinh tế nhiều thành phần. D. phát triển nền nông nghệp cận nhiệt và ôn đới. Câu 34: Phần lớn diện tích lãnh thổ (phần đất liền ) của nước ta có độ cao A. từ 1000m – 2000m. B. trên 2000m. C. dưới 1000m. D. dưới 200m. Câu 35: Một nền kinh tế tăng trưởng bền vững thể hiện ở A. tốc độ tăng trưởng cao và bảo vệ được môi trường. B. cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch hợp lí. C. nhịp độ tăng trưởng cao và ổn định. D. nhịp độ tăng trưởng cao và có cơ cấu kinh tế hợp lí. Câu 36: Cho biểu đồ sau: Biểu đồ tỉ suất sinh, tỉ suất tử của nước ta giai đoạn 1960-2014. Căn cứ vào biểu đồ, cho biết nhận xét nào dưới đây là đúng ? A. Tỉ suất sinh của nước ta liên tục giảm. B. Tỉ suất tử của nước ta không biến động. C. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên có xu hướng tăng. D. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên giảm chủ yếu do tỉ suất tử tăng. Câu 37: Các vườn quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên ở nước ta được xếp vào nhóm A. rừng đặc dụng. B. rừng phòng hộ. C. rừng tái sinh. D. rừng sản xuất. Câu 38: Các dãy núi ở nước ta chạy theo hai hướng chính là 7 A. hướng vòng cung và hướng đông bắc – tây nam. B. hướng tây bắc – đông nam và hướng vòng cung. C. hướng đông nam – tây bắc và vòng cung. D. Hướng vòng cung và đông nam – tây bắc Câu 39: Đặc điểm khác biệt nổi bật về địa hình của Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long là A. có hệ thống đê ven sông ngăn lũ. B. không ngừng mở rộng ra phía biển. C. địa hình thấp và bằng phẳng. D. có một số ô trũng ngập nước. Câu 40: Nguyên nhân chủ yếu làm cho sản lượng khai thác hải sản ở nước ta tăng nhanh trong thời gian gần đây là A. mở rộng thị trường. B. ngư dân có kinh nghiệm. C. hát triển công nghiệp chế biến. D. tăng số lượng tàu thuyền và công suất của tàu.
00:00:00