Cảnh báo

Bạn cần đăng nhập mới làm được đề thi này

Nội dung:

1 ĐỀ THI THỬ SỐ 4 Câu 1. Tỉnh nào của nước ta có biên giới giáp cả Trung Quốc và Lào? A. Lai Châu B. Điện Biên C. Kon Tum D. Gia Lai Câu 2. Nguyên nhân chủ yếu gây mưa vào mùa hạ cho cả hai miền Nam, Bắc và mưa vào tháng 9 ở Trung Bộ là: A. Gió Tây Nam cùng với dải hội tụ nhiệt đới. B. Gió Tây Nam cùng với bão. C. Gió Đông Bắc cùng với dải hội tụ nhiệt đới. D. Gió Tây Nam cùng với Biển Đông. Câu 3. Nét nổi bật của địa hình vùng núi Tây Bắc là: A. Có địa hình cao nhất nước ta. B. Gồm các dãy núi và các cao nguyên. C. Đồi núi thấp chiếm phần lớn diện tích. D. Có 3 mạch núi lớn hướng Tây Bắc - Đông Nam. Câu 4. Điểm giống nhau về tự nhiên của vùng ven biển phía Đông Trường Sơn Nam và vùng Tây Nguyên là: A. Có một mùa khô sâu sắc. B. Mùa mưa vào thu đông (từ tháng IX, X – I,II). C. Mùa mưa vào hạ thu (từ tháng V – X). D. Về mùa hạ có gió Tây khô nóng. Câu 5. Đặc điểm nào sau đây đúng với khí hậu của phần lãnh thổ phía Bắc (từ 160B trở ra)? A. Về mùa khô có mưa phùn. B. Quanh năm nóng. C. Không có tháng nào nhiệt độ dưới 200C. D. Có hai mùa mừa và khô rõ rệt. Câu 6. Sông ngòi nhiều nước giàu phù sa do A. diện tích đồi núi thấp là chủ yếu và mưa nhiều. B. mưa nhiều trên địa hình đồi núi có độ dốc lớn. C. khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. D. trong năm có hai mùa khô, mưa đắp đổi nhau. Câu 7. Đây không phải là một trong những định hướng chính để đẩy mạnh công cuộc Đổi mới. A. Đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế để tăng thêm sức mạnh quốc gia. B. Đẩy mạnh phát triển kinh tế ở các vùng núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa. C. Phát triển nền văn hoá mới đậm đà bản sắc dân tộc. 2 D. Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển tri thức. Câu 8. Xu hướng thay đổi cơ cấu dân số thành thị và nông thôn phù hợp với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa thể hiện ở tỉ lệ: A. Dân số nông thôn giảm, dân số thành thị không đổi. B. Dân số thành thị tăng, dân số nông thôn không đổi. C. Dân số thành thị tăng, dân số nông thôn giảm. D. Dân số thành thị giảm, dân số nông thôn tăng. Câu 9. Phương hướng đầu tiên làm cho lực lượng lao động trẻ ở nước ta sớm trở thành một nguồn lao động có chất lượng là: A. Mở rộng các ngành nghề thủ công mỹ nghệ. B. Tổ chức hướng nghiệp chu đáo. C. Tổ chức, triển khai kế hoạch giáo dục, đào tạo hợp lý. D. Lập nhiều cơ sở giới thiệu việc làm. Câu 10. Nguyên nhân cơ bản làm cho Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số cao hơn Đồng bằng sông Cửu Long là: A. Đất đai màu mỡ hơn. B. Khí hậu thuận lợi hơn. C. Giao thông thuận tiện hơn. D. Lịch sử khai thác lãnh thổ sớm hơn. Câu 11. Vùng nào sau đây là vùng trồng nhiều cây ăn quả nhất: A. Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long. B. Đông Nam Bộ, Tây Nguyên. C. Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ. D. Trung du miền núi phía Bắc, Đông Nam Bộ. Câu 12. Biện pháp nào sau đây là biện pháp quan trọng để phát huy thế mạnh của nền nông nghiệp nhiệt đới. A. Trồng các cây ngắn ngày, chịu được sâu bệnh. B. Đẩy mạnh hoạt động giao thông vận tải. C. Đẩy mạnh công nghiệp chế biến. D. Đẩy mạnh sản xuất nông sản xuất khẩu. Câu 13. Điều kiện nào cho phép nước ta phát triển nuôi trồng thủy sản nước ngọt: A. Có nhiều bãi triều, đầm phá, các cánh rừng ngập mặn. B. Vùng biển rộng lớn. C. Nhiều sông suối, kênh rạch, ao hồ, ô trũng. D. Ngành công nghiệp chế biến phát triển. 3 Câu 14. Vùng nào sau đây có hoạt động khai thác thủy sản phát triển nhất cả nước? A. Duyên hải Nam Trung Bộ, Đồng bằng sông Hồng. B. Duyên hải Nam Trung Bộ, Nam Bộ. C. Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long. D. Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ. Câu 15. Trong thời kì đầu của quá trình công nghiệp hoá, các ngành công nghiệp nhóm B được chú trọng phát triển vì: A. Có nhu cầu sản phẩm rất lớn. B. Phục vụ xuất khẩu để tạo nguồn thu ngoại tệ. C. Tạo điều kiện tích luỹ vốn. D. Có điều kiện thuận lợi hơn và đáp ứng được yêu cầu. Câu 16. Tam giác tăng trưởng du lịch vùng du lịch Bắc Bộ là? A. Hà Nội – Điện Biên – Hà Giang. B. Hà Nội – Quảng Ninh – Hà Giang. C. Hà Nội – Quảng Ninh – Hải Phòng. D. Hà Nội – Quảng Ninh – Phú Thọ. Câu 17. Hướng chuyên môn hóa vận tải hàng hóa và hành khách của giao thông vận tải đường thủy nước ta thể hiện rõ nhất ở vùng: A. Đồng bằng sông Hồng. B. Bắc Trung Bộ. C. Đông Nam Bộ. D. Đồng bằng sông Cửu Long Câu 18. Ngành công nghiệp trọng điểm không phải là ngành A. Có thế mạnh lâu dài B. Đem lại hiệu quả cao về kinh tế, xã hội, môi trường. C. Sản xuất chỉ chuyên nhằm vào việc xuất khẩu. D. Có tác động mạnh mẽ đến các ngành kinh tế khác. Câu 19. Trung tâm du lịch quan trọng nằm trong lãnh thổ vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là: A. Đà lạt B. Nha trang. C. Cần Thơ. D. Vũng Tàu. Câu 20. Vụ đông đã trở thành vụ chính của A. Đông Nam Bộ. B. Đồng bằng sông Hồng C. Bắc Trung Bộ D. Duyên hải Nam Trung Bộ Câu 21. Khó khăn lớn nhất về tự nhiên của vùng Bắc Trung Bộ là: A. Bão B. Rét đậm, rét hại. C. Lũ quét D. Động đất 4 Câu 22. Mục tiêu của khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ là: A. Đẩy mạnh đầu tư vốn và công nghệ. B. Nâng cao hiệu quả khai thác lãnh thổ. C. Khai thác tốt nhất các nguồn lực. D. Đảm bảo duy trì tốc độ kinh tế cao. Câu 23. Khó khăn lớn nhất trong phát triển công nghiệp ở Tây Nguyên là: A. Cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng còn yếu kém. B. Nguồn lao động phân bố không đồng đều. C. Là vùng duy nhất của nước ta không giáp biển. D. Địa hình nhiều đồi núi và cao nguyên. Câu 24. Việc giữ vững chủ quyền của một hòn đảo, dù nhỏ nhưng lại có ý nghĩa rất lớn, vì các đảo là: A. Một bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ nước ta. B. Nơi có thể tổ chức quần cư và phát triển sản xuất. C. Cơ sở để khẳng định chủ quyền đối với vùng biển và thềm lục địa nước ta. D. Hệ thống tiền tiêu của vùng biển nước ta. Câu 25. Trong cơ cấu kinh tế phân theo ngành, các vùng kinh tế trọng điểm xếp theo thứ tự có tỉ trọng khu vực III (dịch vụ) từ cao đến thấp là: A. Phía Nam, phía Bắc, miền Trung. B. Phía Bắc, miền Trung, phía Nam. C. Miền Trung, phía Bắc, phía Nam. D. Phía Bắc, phía Nam, miền Trung. Câu 26. Cây lúa ở Trung du miền núi Bắc Bộ được trồng chủ yếu ở: A. Các cao nguyên, sơn nguyên. B. Các cánh đồng giữa núi. C. Các ruộng bậc thang. D. Các đồng bằng ven biển. Câu 27. Đặc điểm nào sau đây không đúng về vị trí đị lí của Duyên hải Nam Trung Bộ A. Là cầu nối già của Đông Nam Bộ và Bắc Trung Bộ. B. Có đường bờ biển dài, diện tích biển lớn. C. Là cửa ngõ mở ra biển của Tây Nguyên. D. Tiếp giáp vùng trọng điểm sản xuất cây lương thực. Câu 28. Tài nguyên quan trọng hàng đầu ở Đồng bằng sông Cửu Long là: A. Đất B. Khoáng sản. C. Nước. D. Khí hậu 5 Câu 29. Phương hướng khai thác nguồn lợi hải sản vừa hiệu quả vừa góp phần bảo vệ vùng trời,vùng biển và thềm lục địa của nước ta là: A. Đánh bắt xa bờ. B. Đánh bắt ven bờ. C. Trang bị vũ khí quân sự. D. Đẩy mạnh chế biến tại chỗ. Câu 30. Cho bảng số liệu: Lượng mưa, lượng bốc hơi, cân bằng ẩm của một số địa điểm nước ta (Đơn vị: mm) Địa điểLượng mưaLượốc hơiằẩ ộ1676 989 +687 Huế2868 1000 +1868 TP. Hồ1931 1686 +245 Giải thích nào sau đây đúng nhất về lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm qua bảng số liệu trên? A. Cân bằng ẩm cao nhất ở Huế do lượng bốc hơi thấp nhất. B. Cân bằng ẩm ở các địa điểm trên cao (dương) do nước ta nước ta nằm trong vùng nhiệt đới. C. Lượng mưa cao nhất ở Huế do ảnh hưởng mạnh của bão. D. Lượng bốc hơi cao nhất ở thành phố Hồ Chí Minh do nằm gần xích đạo, nhiệt độ cao. Câu 31. Đặc điểm nào sau đây không đúng với đồng bằng sông Hồng? A. Do phù sa của hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình bồi tụ; khai phá từ lâu và biến đổi mạnh. B. Vùng trong đê không được phù sa bồi tụ, gồm các bậc ruộng cao bạc màu và các ô trũng ngập nước. Vùng ngoài đê được phù sa bồi hàng năm. C. Chịu tác động mạnh của thủy triều. D. Rộng khoảng 15 nghìn km2, cao ở rìa tây và tây bắc, thấp dần ra biển và bị chia cắt thành nhiều ô. Câu 32. Căn cứ vào Atlat trang 13, ở vùng núi Đông Bắc, lần lượt từ Đông sang Tây là các cánh cung núi A. Đông Triều, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Sông Gâm. B. Sông Gâm, Bắc Sơn, Ngân Sơn, Đông Triều. C. Đông Triều, Bắc Sơn, Ngân Sơn, Sông Gâm. D. Sông Gâm, Bắc Sơn, Đông Triều, Ngân Sơn. 6 Câu 33. Căn cứ vào Atltat Việt Nam trang 4-5, nước ta là cửa ngõ ra biển thuận lợi cho các nước: A. Lào, Đông Nam Thái Lan, Campuchia và Tây Nam Trung Quốc. B. Lào, Đông Nam Thái Lan, Campuchia và Đông Nam Trung Quốc. C. Lào, Đông Bắc Thái Lan, Campuchia và Đông Nam Trung Quốc. D. Lào, Đông Bắc Thái Lan, Campuchia và Tây Nam Trung Quốc. Câu 34. Cho bảng số liệu sau: ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA NƯỚC NGOÀI ĐƯỢC CẤP GIẤY PHÉP Ở VIỆT NAM Nămốựốn đăng kí (triệốựệệ Để thể hiện số dự án và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài giai đoạn 1991 - 2006, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất? A. Biểu đồ đường. B. Biểu đồ miền. C. Biểu đồ kết hợp cột và đường. D. Biểu đồ cột. Câu 35. Cho bảng số liệu sau: TỐC ĐỘ TĂNG GDP CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2006 - 2010 Năm 2006 2007 2008 2009 2010 Tốc độ tăng GDP 8,23 8,46 6,31 5,32 6,78 (Nguồn: tổng cục thống kê) Căn cứ vào biểu đồ, hãy cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về tốc độ tăng trưởng GDP của nước ta giai đoạn 2006 – 2010? A. Tốc độ tăng trưởng GDP nước ta không đều qua các năm. B. Tốc độ tăng trưởng GDP nước ta cao nhưng không ổn định. C. Tốc độ tăng trưởng GDP nước ta không cao và có xu hướng giảm. D. Tốc độ tăng trưởng GDP nước ta cao nhất ở năm 2007, thấp nhất vào năm 2009. Câu 36. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, đi từ Bắc vào Nam theo biên giới Việt - Lào, ta đi qua lần lượt các cửa khẩu 7 A. Bờ Y, Lao Bảo, Cầu Treo, Tây Trang. B. Tây Trang, Cầu Treo, Lao Bảo, Bờ Y. C. Cầu Treo, Tây Trang, Lao Bảo, Bờ Y. D. Lao Bảo, Cầu Treo, Tây Trang, Bờ Y. Câu 37. Cho biểu đồ: Nhận xét nào sau đây không đúng với biểu đồ trên: A. Diện tích cây công nghiệp hằng năm tăng liên tục. B. Tổng diện tích cây công nghiệp tăng liên tục. C. Diện tích cây công nghiệp lâu năm tăng liên tục. D. Gía trị sản xuất của ngành trồng cây công nghiệp liên tục tăng. Câu 38. Căn cứ vào Atlat địa lý Việt Nam trang 4 – 5, hãy cho biết tỉnh nào sau đây không tiếp giáp với Trung Quốc? A. Lạng Sơn. B. Yên Bái. C. Cao Bằng. D. Lai Châu Câu 39. Căn cứ vào Atlat địa lý Việt Nam trang 17, hãy cho biết khu kinh tế nào sau đây không thuộc vùng Bắc Trung Bộ? A. Vũng Áng. B. Hòn La. C. Chu Lai. D. Nghi Sơn. Câu 40. Cho biểu đồ: 8 Biểu đồ trên thể hiện: A. Cơ cấu lao động có việc làm phân theo thành phần kinh tế. B. Cơ cấu lao động có việc làm phân theo ngành kinh tế. C. Tốc độ tăng trưởng lao động có việc làm phân theo ngành kinh tế. D. Tốc độ tăng trưởng lao động có việc làm phân theo thành phần kinh tế.
00:00:00