Cảnh báo

Bạn cần đăng nhập mới làm được đề thi này

Nội dung:

Trang 1/4 SỞ GD & ĐT BẮC NINH TRƯỜNG THPT NGÔ GIA TỰ (Đề thi gồm 4 trang) ĐỀ ĐỀ XUẤT KÌ THI THPT QUỐC GIA 2017 MÔN THI: GDCD Thời gian làm bài: 50 phút; không kể thời gian phát đề Câu 1: Pháp luật có đặc điểm là: A. Bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội. B. Vì sự phát triển của xã hội. C. Pháp luật có tính quy phạm phổ biến, mang tính quyền lực bắt buộc chung, có tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức. D. Mang bản chất giai cấp và bản chất xã hội. Câu 2: Pháp luật mang bản chất A. Quy phạm phổ biến B. Giai cấp C. Quyền lực bắt buộc chung D. Quản lý xã hội Câu 3: Chỉ ra đâu là văn bản quy phạm pháp luật? A. Nội quy trường học B. Luật hôn nhân và gia đình C. Điều lệ của Hội Luật Gia D. Nghị quyết của Uỷ ban nhân dân Câu 4: Không có pháp luật, xã hội sẽ không? A. Dân chủ và hạnh phúc B. Trật tự và ổn định C. Hoà bình, dân chủ và quyền lực D. Sức mạnh và quyền lực Câu 5: Hiến pháp do cơ quan nào ban hành? A. Quốc Hội B. Nhà nước C. Chính phủ D. Thủ tướng Chính phủ Câu 6: Văn bản pháp luật bao gồm: A. Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội. B. Luật, bộ luật. C. Hiến pháp, luật, Bộ luật. D. Hiến pháp, luật. Câu 7: Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật và phương hướng quản lý đảm bảo A. Tính tự giác cao của người dân B. Tính cưỡng chế cao của Nhà nước C. Tính dân chủ thống nhất, hiệu quả thi hành cao. D. Tính công bằng khách quan. Câu 8: Thực hiện pháp luật là: A. Đưa Pháp luật vào đời sống của từng công dân B. Làm cho những quy định của pháp luật đi vào đời sống C. Làm cho các quy định của pháp luật trở thành hành vi hợp pháp của công dân tổ chức. D. Áp dụng pháp luật để xử lý các hành vi vi phạm pháp luật. Câu 9: Lỗi theo quy định của pháp luật có hai loại cơ bản A. Cố ý và cẩu thả. B. Cố ý trực tiếp và gián tiếp. C. Cố ý và vô ý. D. Vô ý cẩu thả và vô ý do quá tự tin. Câu 10: Một hành vi bị coi là vi phạm pháp luật? A. Chỉ cần có một dấu hiệu B. Phải có đủ cả 3 dấu hiệu C. Chỉ cần có 4 dấu hiệu D. Chỉ cần có 2 dấu hiệu Câu 11: Hình thức phạt tù được áp dụng đối với: A. Người vi phạm dân sự, vi phạm hành chính. B. Người vi phạm hình sự. C. Người phạm tội khi đủ 18 tuổi. D. Bất kỳ người vi phạm pháp luật nào. Câu 12: Độ tuổi khi tham gia giao dịch dân sự cần có người đại diện là: A. 14 tuổi đến 16 tuổi B. 16 tuổi đến 18 tuổi C. 6 đến 16 tuổi D. 6 đến 18 tuổi Trang 2/4 Câu 13: Trộm cắp cáp điện là vi phạm A. Kỉ luật B. Hành chính C. Hình sự D. Dân sự Câu 14: Chị C bị bắt về tội vu khống và tội làm nhục người khác, trong trường hợp này chị C phỉa chịu trách nhiệm A. Kỉ luật B. Hành chính C. Dân sự D. Kỉ luật Câu 15: Quyền và nghĩa vụ của công dân được quy định trong: A. Hiến pháp B. Hiến pháp và luật C. Luật Hiến pháp D. Luật và chính sách Câu 16: Vịêc bảo đảm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật là trách nhiệm của. A. Nhà nước B. Nhà nước và xã hội C. Nhà nước và pháp luật D. Nhà nước và công dân Câu 17: Quyền và nghĩa vụ của công dân không bị phân biệt bởi A. Dân tộc, giới tính, tôn giáo B. Thu nhập, tuổi tác, đơn vị C. Dân tộc, địa vị, giới tính, tôn giáo D. Dân tộc, độ tuổi, giới tính Câu 18: Những hành vi xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân sẽ bị Nhà nước A. Ngăn chặn, xử lý B. Xử lí nghiêm minh C. Xử lí thật nặng D. Xử lí nghiêm khắc Câu 19: Những việc làm dưới đây, đâu là việc làm thể hiện quyền của công dân? A. Tuân thủ Hiến pháp, pháp lệnh B. Học tập C. Trung thành với Tổ quốc D. Nộp thuế cho Nhà nước Câu 20: Điều nào sau đây không phải là mục đích của hôn nhân? A. Xây dựng gia đình hạnh phúc. B. Củng cố tình yêu lứa đôi. C. Tổ chức đời sống vật chất của gia đình D. Thực hiện đúng nghĩa vụ của công dân đối với đất nước. Câu 21: Theo Hiến pháp nước ta đối với công dân lao động là: A. Nghĩa vụ B. Bổn phận C. Quyền lợi D. Quyền và nghĩa vụ Câu 22: Loại hợp đồng nào phổ biến nhất trong sinh hoạt hàng ngày của công dân? A.Hợp đồng mua bán B. Hợp đồng dân sự C. Hợp đồng lao động D. Hợp đồng vay mượn Câu 23: Khoảng thời gian tồn tại quan hệ vợ chồng tính từ ngày đăng kí kết hôn đến ngày chấm dứt hôn nhân là thời kì. A. Hôn nhân B. Hoà giải C. Ly hôn D. Ly thân Câu 24: Theo quy định của Bộ luật lao động, người lao động ít nhất phải đủ: A. 18 tuổi B. 15 tuổi C. 14 tuổi D. 16 tuổi Câu 25: Mục đích quan trọng nhất của hoạt động kinh doanh là: A. Tiêu thụ sản phẩm B. Tạo ra lợi nhuận C. Nâng cao chất lượng sản phẩm D. Giá thành sản phẩm Câu 26: Nguyên tắc quan trọng hàng đầu trong hợp tác giao lưu giữa các dân tộc A. Các bên cùng có lợi B. Bình đẳng C. Đoàn kết giữa các dân tộc D. Tôn trọng lợi ích của các dân tộc thiểu số. Câu 27: Yếu tố quan trọng để phân biệt sự khác nhau giữa tín ngưỡng và mê tín dị đoan là: A. Niềm tin B. Nguồn gốc C. Hậu quả xấu để lại D. Nghi lễ Trang 3/4 Câu 28: Dân tộc được hiểu theo nghĩa: A. Một bộ phận dân cư của một quốc gia B. Một dân tộc thiểu số. C.Một dân tộc ít người. D. Một cồng đồng có chung lãnh thổ Câu 29: Tôn giáo được biểu hiện A. Qua các đạo khác nhau B. Qua các tín ngưỡng C. Qua các hình thức tín ngưỡng có tổ chức D. Qua các hình thức lễ nghi Câu 30: Xây dựng và ban hành hệ thống pháp luật đảm bảo cho công dân được hưởng đầy đủ các quyền tự do cơ bản là trách nhiệm của. A. Nhân dân B. Công dân C. Nhà nước D. Lãnh đạo Nhà nước. Câu 31: Hành vi nào dưới đây là xâm phạm tới sức khoẻ của người khác: A. Tự tiện bắt người B. Tự tiện giam giữ người C. Đánh người gây thương tích, làm tổn hại đến sức khoẻ của người ấy. D. Đe doạ đánh người. Câu 32: Người bị khởi tố hình sự theo Quyết định khởi tố của cơ quan điều tra hoặc của Viện Kiểm sát được gọi là: A. Bị can B. Bị cáo C. Người phạm tội D. Người bị truy nã Câu 33: Nhà nước đảm bảo các quyền tự do cơ bản của: A. Của người giàu B. Của người nghèo C. Của công dân D. Của tổ chức Câu 34: Quyền bầu cử và quyền ứng cử là quyền dân chủ cơ bản của công dân trong lĩnh vực nào và bằng hình thức thực hiện gì? A. Chính trị - gián tiếp B. Kinh tế - trực tiếp C. Xã hội - gián tiếp D. Hành chính - trực tiếp Câu 35: Bầu cử Quốc hội và HĐND các cấp là biểu hiện của hình thức dân chủ nào? A. Dân chủ XHCN B. Dân chủ gián tiếp C. Dân chủ tập trung D. Dân chủ trực tiếp Câu 36: Quyền học tập của công dân được quy định ở đâu? A. Trong Hiến pháp và các văn bản quy phạm pháp luật khác của Nhà nước. B. Trong các văn bản quy phạm pháp luật khác của Nhà nước. C. Trong Hiến pháp, luật giáo dục và các văn bản quy phạm pháp luật khác của Nhà nước. D. Trong luật giáo dục và các văn bản quy phạm pháp luật khác của Nhà nước. Câu 37: Quyền mỗi con người được tự do nghiên cứu khoa học, ự do tìm tòi suy nghĩ để đưa ra các phát minh, sáng chế, sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hợp lí hoá sản xuất, quyền về sáng tác văn học, nghệ thuật, khám phá khoa học để tạo ra các sản phẩm công trình khoa học về các lĩnh vực đời sống xã hội là: A. Quyền sáng tạo của công dân. B. Quyền sở hữu công nghiệp. C. Quyền được phát triển của công dân. D. Quyền hoạt động khoa học. Câu 38: Pháp luật quy định các mức thuế khác nhau đối với các doanh nghiệp, căn cứ vào A. Uy tín của người đứng đầu doanh nghiệp B. Ngành, nghề lĩnh vực và địa bàn kinh doanh. C. Thời gian kinh doanh của doanh nghiệp D. Khả năng kinh doanh của doanh nghiệp. Câu 39: Nhà nước sử dụng các công cụ chủ yếu nào để khuyến khích các hoạt động kinh doanh trong những ngành nghề có lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước A. Tỉ giá ngoại tế B. Thuế C. Lãi suất ngân hàng D. Tín dụng Trang 4/4 Câu 40: Câu có nội dung đúng về bảo vệ môi trường là: A. Ở những nơi ao, hồ, sông, suối không cần tiết kiệm nước. B. Cải tạo hồ nước ngọt thành hồ nước lợ nuôi tôm có giá trị kinh tế nhưng có hại cho môi trường. C. Lấp vùng đầm lầy, rộng lớn để xây dựng khu dân cư mới là làm cho môi trường sạch đẹp. D. Dùng nhiều phân hoá học sẽ tốt cho đất. ----- Hết -----
00:00:00