Cảnh báo

Bạn cần đăng nhập mới làm được đề thi này

Nội dung:

Trang 1/4 SỞ GD & ĐT BẮC NINH TRƯỜNG THPT HOÀNG QUỐC VIỆT (Đề thi gồm 04 trang) ĐỀ THI THPT QUỐC GIA - NĂM HỌC 2016 - 2017 MÔN THI: GIÁO DỤC CÔNG DÂN Thời gian làm bài: 50 phút, không tính thời gian phát đề Câu 1. Pháp luật được hình thành trên cơ sở nào? A. Quan điểm chính trị của giai cấp cầm quyền. B. Quan hệ kinh tế. C. Quan niệm, chuẩn mực đạo đức của xã hội. D. Quan hệ xã hội. Câu 2. Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ điều gì? A. Lợi ích kinh tế của mình. B. Quyền và nghĩa vụ của mình. C. Quyền của mình. D. Quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Câu 3. Không có pháp luật xã hội sẽ không A. Dân chủ và hạnh phúc. B. Trật tự và ổn định. C. Hòa bình và dân chủ. D. Sức mạnh và quyền lực. Câu 4. Cố ý đánh người gây thương tích nặng là hành vi vi phạm A. Dân sự. B. Hình sự. C. Hành chính. D. Kỉ luật. Câu 5. Trong các văn bản quy phạm pháp luật sau, văn bản nào có hiệu lực pháp lý cao nhất? A. Hiến pháp. B. Nghị quyết. C. Pháp lệnh. D. Luật. Câu 6. Tổ chức duy nhất có quyền ban hành pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật? A. Chính phủ. B. Quốc hội. C. Các cơ quan Nhà nước. D. Nhà nước. Câu 7. Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ có nghĩa là mọi công dân A. Đều có quyền như nhau. B. Đều có nghĩa vụ như nhau. C. Đều có quyền và nghĩa vụ giống nhau. D. Đều bình đẳng về quyền và làm nghĩa vụ theo quy định của pháp luật. Câu 8. Bất kỳ công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình và bị xử lí theo quy định của pháp luật. Điều này thể hiện công dân bình đẳng về A. Trách nhiệm pháp lí. B. Trách nhiệm kinh tế. C. Trách nhiệm xã hội. D. Trách nhiệm chính trị. Câu 9. Tòa án xét xử các vụ án sản xuất hàng giả không phụ thuộc vào người bị xét xử là ai, giữ chức vụ gì. Điều này thể hiện quyền bình đẳng nào của công dân? A. Bình đẳng về quyền tự chủ trong kinh doanh. B. Bình đẳng về nghĩa vụ trong kinh doanh. C. Bình đẳng về trách nhiệm pháp lý. D. Bình đẳng về quyền lao động. Câu 10. Điều nào sau đây không phải là mục đích của công dân A. Xây dựng lên hạnh phúc. B. Củng cố tình yêu đôi lứa. C. Tổ chức đời sống vật chất của gia đình. D. Thực hiện đúng nghĩa vụ của công dân đối với đất nước. Câu 11. Bình đẳng giữa vợ và chồng được hiểu là A. Vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau về tài sản riêng. B. Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền và nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình. C. Người chồng chịu trách nhiệm về việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình. D. Người vợ chịu trách nhiệm về việc nuôi dạy con cái. Câu 12. Nội dung nào sau đây không phản ánh sự bình đẳng trong kinh doanh? A. Tự do lựa chọn ngành nghề, địa điểm kinh doanh B. Thực hiện quyền và nghĩa vụ trong sản xuât C. Chủ động mở rộng ngành nghề kinh doanh D. Xúc tiến các hoạt động thương mại Trang 2/4 Câu 13. Ý kiến nào dưới đây là đúng về quyền bình đẳng giữa cha mẹ và con? A. Cha mẹ không được phân biệt, đối xử giữa các con. B. Cha mẹ cần tạo điều kiện tốt hơn cho con trai học tập, phát triển. C. Cha mẹ cần quan tâm, chăm sóc con đẻ hơn con nuôi. D. Cha mẹ được quyền quyết định việc chọn trường, chọn ngành học cho con. Câu 14. Thời gian làm việc người cao tuổi được quy định trong luật lao động là A. Không được quá 4 giờ trong 1 ngày hoặc 24 giờ 1 tuần B. Không được quá 5 giờ trong 1 ngày hoặc 30 giờ 1 tuần C. Không được quá 6 giờ trong 1 ngày hoặc 24 giờ 1 tuần D. Không được quá 7 giờ trong 1 ngày hoặc 42 giờ 1 tuần Câu 15. Khi yêu cầu vợ mình phải nghỉ việc để chăm sóc gia đình, anh A đã vi phạm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ A. Nhân thân. B. Tài sản chung. C. Tài sản riêng. D. Tình cảm. Câu 16. Nội dung nào sau đây thể hiện bình đẳng trong lao động? A. Cùng thực hiện đúng nghĩa vụ tài chính với Nhà nước B. Tự do lựa chọn các hình thức kinh doanh C. Có cơ hội như nhau trong tiếp cận việc làm D. Tự chủ trong kinh doanh để nâng cao trong kinh doanh Câu 17. Dân tộc được hiểu theo nghĩa A. Một bộ phận dân cư của một quốc gia B. Một dân tộc thiểu số C. Một dân tộc ít người D. Một cộng đồng có chung một lãnh thổ Câu 18. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của mình và giữ gìn, khôi phục, phát huy những phong tục tập quán, truyền thống văn hóa tốt đẹp. Điều này thể hiện các dân tộc đều bình đẳng về A. Kinh tế. B. Chính trị. C. Văn hóa, giáo dục. D. Tự do tín ngưỡng. Câu 19. Nhận định nào sai: tội phạm quả tang là người: A. Đang thực hiện tội phạm B. Ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị phát hiện C. Ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị đuổi bắt D. Ý kiến khác Câu 20. Quyền bất khả xâm phạm thân thể là A. Công an có thể bắt người vi phạm pháp luật B. Chỉ được bắt người trong trường hợp quả tang. C. Trong mọi trường hợp, chỉ được bắt người khi có lệnh bắt của tòa án hay viện kiểm sát D. Ai cũng có quyền bắt người phạm tội quả tang hoặc lệnh truy nã Câu 21. Công dân được bày tỏ quan điểm của mình về các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước thông qua quyền nào dưới đây? A. Quyền bầu cử, ứng cử. B. Quyền tự do ngôn luận. C. Quyền khiếu nại. D. Quyền tố cáo. Câu 22. Nghi ngờ ông A lấy cắp xe đạp của mình, ông B cùng con trai tự ý vào nhà ông A khám xét. Hành vi này xâm phạm đến quyền nào dưới đây? A. Quyền được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm và danh dự của công dân. B. Quyền được đảm bảo bí mật đời tư của công dân. C. Quyền nhân thân của công dân. D. Quyền bất khả xâm phạm chỗ ở của công dân. Câu 23. Trong lúc H đang bận việc riêng thì điện thoại có tin nhắn, T đã tự ý mở điện thoại của H ra đọc tin nhắn. Hành vi này của T đã xâm phạm đến quyền nào dưới đây? A. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự của công dân. B. Quyền tự do dân chủ của công dân. C. Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại của công dân. D. Quyền tự do ngôn luận của công dân. Trang 3/4 Câu 24. Đi xe máy vượt đèn đỏ gây thương tích cho người khác là vi phạm quyền? A. Bất khả xâm phạm quyền xâm phạm của công dân B. Được pháp luật bảo hộ tính mạng của công dân C. Được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm của công dân D. Bât khả xâm phạm về chỗ ở của công dân Câu 25. B và T là bạn thân, học cùng lớp với nhau. Khi giữa hai người nảy sinh mâu thuẫn, T đã tung tin xấu, bịa đặt về B trên facebook. Nếu là bạn học cùng lớp của T và B, em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào sau đây cho phù hợp với quy định của pháp luật? A. Coi như không biết vì đây là việc riêng của T. B. Khuyên T gỡ bỏ tin vì đã xâm phạm nhân phẩm, danh dự của người khác. C. Khuyên B nói xấu lại T trên facebook. D. Chia sẻ thông tin đó trên facebook. Câu 26. Hiến pháp năm 2013 quy định mọi công dân A. Đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu và ứng cử B. Đủ 21 tuổi trở lên có quyền bầu và ứng cử C. Từ 18 đến 21 tuổi có quyền bầu và ứng cử D. Đủ 18 tuổi có quyền bầu cử, đủ 21 tuổi có quyền ứng cử Câu 27. Nhận định nào sai: khi xác định người không được quyền bầu cử A. Người đang bị tạm giam. B. Người đang chấp hành hình phạt tù. C. Người bị tước quyền bầu cử theo bản án của tòa án. D. Người mất năng lực hành vi dân sự. Câu 28. Nhân viên tổ bầu cử gợi ý bỏ phiếu cho ứng cử viên là vi phạm quyền nào dưới đây của công dân? A. Quyền bầu cử. B. Quyền ứng cử. C. Quyền tham gia quản lí Nhà nước và xã hội. D. Quyền tự do ngôn luận. Câu 29. Chị M bị buộc thôi việc trong thời gian đang nuôi con 8 tháng tuổi. Chị M Cần căn cứ vào quyền nào của công dân để bảo vệ mình? A. Quyền bình đẳng. B. Quyền dân chủ. C. Quyền tố cáo. D. Quyền khiếu nại. Câu 30. Khi nhìn thấy kẻ gian đột nhập vào nhà hàng xóm, T đã báo ngay cho cơ quan công an. T đã thực hiện quyền nào của công dân? A. Quyền khiếu nại. B. Quyền tố cáo. C. Quyền tự do ngôn luận. D. Quyền nhân thân. Câu 31. Quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội là quyền gắn liền thực hiện A. Hình thức dân chủ trực tiếp B. Hình thức dân chủ gián tiếp C. Hình thức dân chủ tập trung D. Hình thức dân chủ xã hội chủ nghĩa Câu 32. Quyền được khuyến khích, bồi dưỡng để phát triển tài năng của công dân thuộc nhóm quyền nào dưới đây? A. Quyền được sáng tạo. B. Quyền được tham gia. C. Quyền được phát triển. D. Quyền tác giả. Câu 33. Tác phẩm văn học do công dân tạo ra được pháp luật bảo hộ thuộc quyền nào dưới đây của công dân? A. Quyền tác giả. B. Quyền sở hữu công nghiệp. C. Quyền phát minh sáng chế. D. Quyền được phát triển. Câu 34. Quan điểm nào dưới đây sai khi nói về quyền học tập của công dân? A. Quyền học tập không hạn chế. B. Quyền học bất cứ ngành, nghề nào. C. Quyền học thường xuyên, học suốt đời. D. Quyền học tập khi có sự đồng ý của các cơ quan có thẩm quyền. Trang 4/4 Câu 35. Chính sách miễn giảm học phí của Nhà nước ta đã tạo điều kiện giúp đỡ nhiều học sinh có hoàn cảnh khó khăn được học tập. Điều này thể hiện A. Công bằng xã hội trong giáo dục. B. Bất bình đẳng trong giáo dục. C. Định hướng đổi mới giáo dục. D. Chủ trương phát triển giáo dục. Câu 36. Câu có nội dung đúng về bảo vệ môi trường là A. Ở những nơi nhiều ao, hồ, sông, suối không cần tiết kiệm nước B. Cải tạo hồ nước ngọt thành hồ nước nợ nuôi tôm C. Lấp vùng đâm lầy rộng lớn để xây dựng khu dân cư mới là làm cho môi trường sạch đẹp D. Dùng nhiều phân hóa học sẽ tốt cho đất Câu 37. Luật nghĩa vụ quân sự quy định độ tuổi gọi nhập ngũ trong thời bình A. Từ 18 tuổi đến 27 tuổi B. Từ 17 tuổi đến 25 tuổi C. Từ đủ 18 tuổi đến hết 27 tuổi D. Từ đủ 17 tuổi đến hết 25 tuổi Câu 38. Quyền tự do kinh doanh của công dân có nghĩa là mọi công dân A. Được tự do kinh doanh bất cứ ngành nghề nào, miễn là nộp thuế đầy đủ. B. Đều có quyền thành lập doanh nghiệp. C. Khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật đều có quyền hoạt động kinh doanh. D. Đều được quyền tự do tuyệt đối trong kinh doanh. Câu 39. Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam là trách nhiệm của A. Công dân nam từ 17 tuổi trở lên. B. Công dân nam từ 18 tuổi trở lên. C. Công dân từ 20 tuổi trở lên. D. Mọi công dân Việt Nam. Câu 40. Công ty T xây dựng hệ thống xử lí chất thải trước khi hoạt động sản xuất kinh doanh. Mục đích của việc này là A. Bảo vệ môi trường sản xuất kinh doanh của công ty. B. Đảm bảo an toàn trong sản xuất kinh doanh. C. Thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường trong sản xuất kinh doanh. D. Bảo vệ nguồn nước sạch của công ty. ---------------Hết---------------
00:00:00