Cảnh báo

Bạn cần đăng nhập mới làm được đề thi này

Nội dung:

Trang 1/4 - Mã đề thi 486 SỞ GD & ĐT VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT YÊN LẠC Đề thi có 04 trang ĐỀ KSCL ÔN THI THPT QUỐC GIA LẦN 1 - LỚP 12 NĂM HỌC 2016-2017 Bài thi: Khoa học xã hội; Môn: GIÁO DỤC CÔNG DÂN Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề) Mã đề thi 486 Họ, tên thí sinh:.............................................. Số báo danh: ............................. Câu 1: Muốn người dân thực hiện đúng pháp luật, đòi hỏi nhà nước phải làm gì để người dân biết được những quy định của pháp luật, biết được quyền và nghĩa vụ của mình? A. Thắt chặt quản lí và sử dụng biện pháp cưỡng chế liên tục. B. Cho người dân tự do lựa chọn hành động theo ý mình. C. Không ngừng tuyên truyền, phổ biến pháp luật, giáo dục bằng nhiều cách khác nhau. D. Kiểm tra, giám sát một số hoạt động cho là cần thiết. Câu 2: Công ty H xây dựng hệ thống xử lí chất thải trước khi hoạt động sản xuất – kinh doanh. Mục đích của việc này là: A. Bảo vệ môi trường sản xuất – kinh doanh của công ty. B. Đảm bảo an toàn trong sản xuât – kinh doanh. C. Thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường trong sản xuất - kinh doanh. D. Bảo vệ nguồn nước trong sạch của công ty. Câu 3: Chỉ ra sự cần thiết của pháp luật đối với mỗi người và đối với toàn xã hội? A. Đem lại công bằng, bình đẳng cho mọi người trong xã hội. B. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mọi công dân, xã hội ổn định và phát triển. C. Cuộc sống của mọi người được ổn định. D. Đem hạnh phúc, bình yên cho mọi người trong xã hội. Câu 4: Nhà nước có trách nhiệm bảo đảm để pháp luật được A. cá nhân và tổ chức trong xã hội tuân theo. B. thực hiện trong đời sống. C. áp dụng trong cuộc sống. D. thi hành và tuân thủ trong thực tế. Câu 5: Công ty Cổ phần gạch men Minh Quang bị thanh tra lập biên bản xử phạt hành chính. Hành vi xử phạt của thanh tra môi trường là biểu hiện của hình thức A. thi hành pháp luật. B. tuân thủ pháp luật. C. áp dụng pháp luật. D. sử dụng pháp luật. Câu 6: Xác định đâu là văn bản quy phạm pháp luật? A. Điều lệ của Công đoàn. B. Nội quy Công ty may Việt Tiến. C. Luật doanh nghiệp. D. Điều lệ Ngân hàng cổ phần Nam Á. Câu 7: Người không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông thì bị xử lí vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Trong trường hợp này thể hiện đặc trưng nào của pháp luật? A. Tính quy phạm phổ biến. B. Tính chặt chẽ về mặt hình thức. C. Tính hiện đại của pháp luật. D. Tính quyền lực, bắt buộc chung. Câu 8: Nam năm nay đã đủ 20 tuổi còn Khuê đủ 18 tuổi, cả hai bạn cùng đến UBND xã để đăng kí kết hôn. Việc đăng kí kết hôn là phương tiện để hai bạn A. hoàn tất thủ tục pháp lí. B. thực hiện quyền của mình. C. thể hiện mình đã lớn. D. khẳng định vai trò của mình. Câu 9: Trong hình thức sử dụng pháp luật thì chủ thể pháp luật có điểm gì khác với chủ thể của các hình thức còn lại? A. Bắt buộc thực hiện theo những quy định của pháp luật. B. Thực hiện một cách thụ động những quy định của pháp luật. C. Chủ động căn cứ vào quy định của pháp luật ra quyết định xử phạt. D. Có thể thực hiện hoặc không thực hiện quyền của mình mà không bị ép buộc. Câu 10: Pháp luật bắt buộc đối với ai? A. Đối với mọi công dân. B. Đối với mọi tổ chức, xã hội. C. Đối với mọi cá nhân, tổ chức. D. Đối với mọi cơ quan, nhà nước. Trang 2/4 - Mã đề thi 486 Câu 11: Trước hành vi thực hiện pháp luật và hành vi không tuân thủ pháp luật của những người xung quanh, em cần có biểu hiện: A. Nhìn mọi người xử sự theo từng hoàn cảnh. B. Tập trung vào việc của mình, ai có việc thì làm. C. Không tỏ rõ thái độ đối với từng tình huống. D. Ủng hộ, đồng tình việc làm đúng, phê phán với các hành vi không tuân thủ pháp luật. Câu 12: Để xác định một hành vi nào đó là vi phạm pháp luật, chúng ta phải căn cứ vào các dấu hiệu cơ bản nào? A. Hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện. B. Hành vi trái pháp luật. C. Do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện. D. Lỗi của chủ thể. Câu 13: Ông Nguyễn Văn Tình đến Ủy ban nhân dân huyện để nộp hồ sơ đăng kí kinh doanh đồ điện tử (không thuộc ngành nghề mà pháp luật cấm kinh doanh). Hồ sơ của ông hợp lệ đáp ứng đầy đủ quy định của pháp luật. Thông qua việc này ông Tình đã A. thúc đẩy kinh doanh phát triển. B. thực hiện quyền tự do kinh doanh của mình. C. thể hiện mong muốn của mình trong kinh doanh. D. chủ động lựa chọn nghề trong kinh doanh. Câu 14: Điều 115 Bộ Luật Lao động 2006 quy đinh: “Người sử dụng lao động không được sử dụng lao động nữ có thai từ tháng thứ 7 hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi làm thêm giờ, làm việc ban đêm và đi công tác xa”. Qua thông tin trên đặc trưng của pháp luật được thể hiện là: A. tính thống nhất của pháp luật. B. tính quyền lực bắt buộc chung C. tính chặt chẽ về mặt hình thức. D. tính quy phạm phổ biến. Câu 15: Anh Minh thường xuyên đi làm muộn và nhiều lần tự ý nghỉ việc không có lý do. Trong trường hợp này anh Minh đã vi phạm A. hình sự. B. dân sự. C. hành chính. D. kỷ luật. Câu 16: Một trong những điểm giống nhau giữa đạo đức và pháp luật là A. tính bắt buộc chung đối với mọi người. B. quan điểm về các giá trị sống của con người. C. những khuôn mẫu, chuẩn mực trong hành vi của con người. D. tính quyền lực trong hành vi ứng xử. Câu 17: Anh Giang bị bắt về tội vu khống và làm nhục người khác. Trong trường hợp này anh Giang phải chịu trách nhiệm A. dân sự. B. hình sự. C. kỉ luật. D. hành chính. Câu 18: Do không đồng ý với quyết định giải phóng mặt bằng làm đường giao thông của khu đô thị mới, ông Lam đã viết đơn khiếu nại gửi cơ quan có thẩm quyền xem xét và giải quyết. Mục đích khiếu nại của ông Lam nhằm: A. bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại. B. thể hiện quyền công dân của mình. C. thực hiện thủ tục pháp lý. D. thực hiện quyền con người. Câu 19: Công dân Năm không tham gia buôn bán, tàng trữ và sử dụng các chất ma túy. Trong trường hợp này công dân Năm đã A. tuân thủ pháp luật. B. thi hành pháp luật. C. sử dụng pháp luật. D. áp dụng pháp luật. Câu 20: Sự giống nhau giữa vi phạm pháp luật và vi phạm đạo đức: A. Đều có các dấu hiệu cơ bản. B. Đều thông qua một hành vi cụ thể. C. Đều trái với quy định của pháp luật. D. Đều là hành vi trái với các quy tắc, chuẩn mực chung và bị xã hội lên án. Câu 21: Hành vi nào dưới đây không thực hiện đúng pháp luật về bảo vệ môi trường? A. Khai thác gỗ có giấy phép của cơ quan nhà nước. B. Kinh doanh, tiêu thụ, sử dụng các loài thực vật, động vật hoang dã, quý hiếm. Trang 3/4 - Mã đề thi 486 C. Vệ sinh trường lớp sạch sẽ. D. Chăm sóc cây xanh trong công viên. Câu 22: Trần Văn Yên 15 tuổi bị bắt quả tang khi đang sản xuất rượu giả. Số lượng rượu giả do Yên sản xuất nếu đem ra thị trường bán bằng với giá rượu thật có giá trị khoảng 1 triệu đồng. Đây là lần đầu tiên Yên vi phạm và bị bắt quả tang. Trong trường hợp này Yên phải chịu trách nhiệm A. hành chính. B. hình sự. C. kỉ luật. D. dân sự. Câu 23: Điều 8 Bộ Luật Dân sự 2005 quy định: “Việc xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự phải đảm bảo giữ gìn bản sắc dân tộc, tôn trọng và phát huy phong tục, tập quán, truyền thống tốt đẹp, tình đoàn kết tương thân, tương ái…”. Điều này thể hiện mối quan hệ giữa pháp luật với A. kinh tế. B. chính trị. C. văn hóa. D. đạo đức. Câu 24: Chiều 23/9/2016 cháu Hoàng ở Hà Nội đi xe đạp trên đường do không chú ý quan sát đã đâm vào tấm tôn trên một xe xích lô của bác Thạch đang đỗ bên đường (xếp hàng hóa vượt quá quy định về kích thước). Hậu quả, cháu Hoàng bị tử vong. Cả 2 đều có lỗi và là lỗi A. cố ý trực tiếp. B. vô ý do cẩu thả. C. vô ý do quá tự tin. D. cố ý gián tiếp. Câu 25: Điều 151 Bộ Luật hình sự 1999 (sửa đổi bổ sung năm 2009) phản ánh và đề cao chuẩn mực đạo đức nào của dân tộc ta? “Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, bố, mẹ, vợ chồng, con cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình, gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 3 năm.”. A. Luôn yêu thương, tôn trọng, quan tâm chăm sóc và giúp đỡ lẫn nhau. B. Nghĩa vụ và lương tâm. C. Nhân phẩm và danh dự. D. Cái thiện, cái ác. Câu 26: Đọc thông tin sau: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, nghề nghiệp, thời hạn cư trú, đủ 18 tuổi trở lên đều có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên đều có quyền ứng cử đại biểu Quốc hội theo quy định của pháp luật.” (Điều 2 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội sửa đổi năm 2010). Điều đó thể hiện đặc trưng nào của pháp luật qua thông tin trên? A. Tính chặt chẽ về mặt hình thức. B. Tính độc lập tương đối. C. Tính quy phạm phổ biến. D. Tính quyền lực bắt buộc chung. Câu 27: Người từ đủ bao nhiêu tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hành chính do cố ý? A. Từ đủ 18 tuổi đến dưới 20 tuổi. B. Từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi. C. Từ đủ 12 tuổi đến 14 tuổi. D. Từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi. Câu 28: Cơ sở pháp lý của việc truy cứu trách nhiệm pháp lý là A. các yếu tố của cấu thành vi phạm pháp luật. B. sự lên án của nhà nước và xã hội đối với chủ thể vi phạm. C. quyết định có hiệu lực của cơ quan nhà nước hoặc người có thẩm quyền ban hành. D. hành vi vi phạm pháp luật và năng lực trách nhiệm pháp lý. Câu 29: Nhà nước dựa vào đâu để ban hành pháp luật và bảo đảm để pháp luật được thực hiện? A. Quyền lực của mình. B. Sự phát triển kinh tế. C. Niềm tin của nhân dân. D. Quy tắc của xã hội. Câu 30: Pháp luật được ban hành dưới hình thức A. thông tư, nghị định. B. văn bản nhiều nghĩa. C. văn bản pháp luật. D. văn bản quy phạm pháp luật. Câu 31: Để quản lí xã hội, nhà nước sử dụng pháp luật như là một phương tiện A. hữu hiệu nhất. B. duy nhất. C. tuyệt vời nhất. D. tốt nhất. Câu 32: Đối tượng phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm là những người từ đủ A. 16 tuổi trở lên. B. 18 tuổi trở lên. C. 15 tuổi trở lên. D. 14 tuổi trở lên. Câu 33: Để quản lí xã hội bằng pháp luật nhà nước cần A. tổ chức thực hiện pháp luật. B. công bố công khai. C. ban hành pháp luật. Trang 4/4 - Mã đề thi 486 D. ban hành pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật trên quy mô toàn xã hội. Câu 34: Vi phạm hình sự là những A. hành vi rất nguy hiểm cho xã hội. B. hành vi đặc biệt nguy hiểm cho xã hội. C. hành vi nguy hiểm cho xã hội. D. hành vi tương đối nguy hiểm cho xã hội. Câu 35: Anh Tuấn săn bắt động vật quý hiếm trong rừng. Trong trường hợp này anh Tuấn đã A. không thi hành pháp luật. B. không tuân thủ pháp luật. C. không sử dụng pháp luật. D. không áp dụng pháp luật. Câu 36: Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung do nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận, thể hiện ý chí của nhà nước nhằm: A. trợ giúp pháp lí cho nhân dân. B. đảm bảo tính thống nhất của pháp luật. C. quản lí kinh tế. D. điều chỉnh các quan hệ xã hội. Câu 37: Điểm khác nhau giữa pháp luật và đạo đức: A. có tính bắt buộc chung, cưỡng chế bằng quyền lực của nhà nước. B. điều chỉnh các mối quan hệ xã hội. C. thực hiện một cách tự giác. D. quy tắc xử sự của con người trong xã hội. Câu 38: Công dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo của mình, có nghĩa là công dân đã A. thi hành pháp luật. B. tuân thủ pháp luật. C. sử dụng pháp luật. D. áp dụng pháp luật. Câu 39: Trong buổi đi dã ngoại do nhà trường tổ chức, Vinh 14 tuổi nghịch ngợm bẻ gãy một số cây cảnh và làm đổ một số hiện vật ở nơi đến thăm quan nên Ban quản lý di tích yêu cầu phải bồi thường. Trách nhiệm bồi thường trong trường hợp này thuộc về A. Ban quản lý di tích. B. bố mẹ hoặc người giám hộ của Vinh. C. Vinh phải bồi thường. D. nhà trường phải bồi thường. Câu 40: Công ty Formosa xả thải các chất độc ra biển gây ra cá chết hàng loạt tại biển các tỉnh miền Trung, gây ô nhiễm môi trường. Trách nhiệm pháp lý áp dụng đối với công ty này là A. trách nhiệm hành chính và dân sự. B. trách nhiệm hình sự và dân sự. C. trách nhiệm kỷ luật và dân sự. D. trách nhiệm hình sự và hành chính. ----------------------------------------------- ----------- HẾT ---------- Học sinh không được sử dụng tài liệu; Giám thị coi thi không giải thích gì thêm.
00:00:00