Cảnh báo

Bạn cần đăng nhập mới làm được đề thi này

Nội dung:

ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢN THPT QUỐC GIA LẦN 1 NĂM HỌC 2017 – 2018 – MÔN ĐỊA LÍ 12 Thời gian làm bài: 50 phút (40 câu trắc nghiệm) Câu 1: Hiện nay số người đang bị nhiễm HIV đông nhất ở châu lục A. Châu Á B. Châu Phi C. Châu Âu D. Châu Mĩ La Tinh Câu 2: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết vùng khí hậu nào sau đây không thuộc miền khí hậu phía Nam? A. Bắc Trung Bộ B. Nam Trung Bộ C. Tây Nguyên D. Nam Bộ Câu 3: Vùng ven biển nước ta không có hệ sinh thái nào dưới đây: A. Hệ sinh thái rừng ngập mặn B. Hệ sinh thái trên đất phèn C. Hệ sinh thái rừng lá rộng thường xanh D. Hệ sinh thái rừng trên đảo và rạn san hô Câu 4: Nước ta có nguồn tài nguyên sinh vật phong phú do A. Nằm hoàn toàn trong miền nhiệt đới B. Lãnh thổ kéo dài 15 vĩ độ C. Vị trí tiếp giáp giữa các vành đai sinh khoáng của thế giới D. Vị trí nằm trên đường di lưu của các loài sinh vật Câu 5: Cho bảng số liệu sau: Cơ cấu lao động đang làm việc ở nước ta phân theo ngành năm 2000 và 2013 Đơn vị: Nghìn người. Nămổố ủ ả ệ– ựịụ (Nguồn niên giám thống kê Việt Nam, năm 2015) Để vẽ biểu đồ thể hiện quy mô và cơ cấu lao động đang làm việc phân theo ngành kinh tế qua hai năm trên thì bán kính của hai đường tròn sẽ là A. R2013=R2000 ×1,4 (đơn vị bán kính). B. R2013=R2000 ×1,5 (đơn vị bán kính). C. R2013=R2000 ×1,3 (đơn vị bán kính). D. R2013=R2000 ×1,2 (đơn vị bán kính). Câu 6: Đặc điểm nào sau đây không đúng với dân cư, xã hội Trung Quốc A. Phát minh ra chữ viết 500 năm trước công nguyên B. Người dân có truyền thống lao động cần cù, sáng tạo C. Chú ý đầu tư phát triển giáo dục D. Có ít dân tộc Câu 7: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 6, hãy cho biết vịnh biển Xuân Đài thuộc tỉnh (thành phố) nào nước ta? A. Phú Yên B. Khánh Hòa C. Đà Nẵng D. Bình Thuận Câu 8: Việt Nam và Hoa Kì bình thường hóa quan hệ vào năm: A. 1993 B. 1994 C. 1995 D. 1996 Câu 9: Đặc điểm nào không phải của Đồng bằng sông Hồng? A. Vùng đất ngoài đê hàng năm được phù sa bồi đắp B. Địa hình cao và phân bậc C. Có các ô trũng, ngập nước trong mùa mưa D. Có hệ thống đê ven các con sông Câu 10: Cho bảng số liệu sau: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng (Đơn vị: %) Năm 1986 1990 1995 2000 2005 Nông – lâm – ngư nghiệp 49,5 45,6 32,6 23,4 16,8 Công nghiệp – xây dựng 21,5 22,7 25,4 32,7 39,3 Dịch vụ 29 31,7 42 43,9 42,9 Chọn biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu sản lượng lúa phân theo vùng của nước ta giai đoạn 1986 đến 2005 A. Miền B. Cột C. Tròn D. Cột kết hợp đường Câu 11: Vấn đề mang tính toàn cầu hiện nay hầu như chỉ diễn ra ở các nước đang phát trển A. Bùng nổ dân số B. Ô nhiễm môi trường C. Xung đột tôn giáo D. Già hóa dân số Câu 12: Ở nước ta, mùa đông bớt lạnh khô, mùa hè bớt nóng bức là do A. Địa hình 85% là đồi núi thấp B. Khí hậu chịu ảnh hưởng của biển Đông C. Nước ta chịu tác động thường xuyên của Tín phong Bắc bán cầu D. Nước ta nằm gần Xích đạo, mưa nhiều Câu 13: Nhận xét đúng nhất về tự do lưu thông ở thị trường chung châu Âu là: A. Tiền vốn, con người, dịch vụ B. Con người, hàng hóa, cư trú C. Dịch vụ, hàng hóa, tiền vốn, con người D. Dịch vụ, tiền vốn, chọn nơi làm việc Câu 14: Khó khăn lớn nhất mà các quốc gia châu Mĩ La Tinh phải đối đầu trong quá trình cải cách kinh tế là A. Tạo sự ổn định chính trị B. Cải thiện cơ chế quản lí C. Sự phản ứng của các thế lực bị mất quyền lợi D. Nợ nước ngoài ngày càng nhiều Câu 15: Đường bờ biển nước ta dài (km) A. 3460 B. 2360 C. 3260 D. 3270 Câu 16: Quốc gia nào sau đây không có đường biên giới trên đất liền với Việt Nam A. Campuchia B. Thái Lan C. Lào D. Trung Quốc Câu 17: Nội dung nào không đúng với xu thế của đường lối Đổi mới ở nước ta? A. Tăng cương giao lưu hợp tác với các nước trên thế giới B. Phát triển nền kinh tế hàng hóa tự cung tự cấp C. Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa. D. Dân chủ hóa đời sống kinh tế - xã hội. Câu 18: Cho biểu đồ sau: Tốc độ tăng trưởng GDP của LB Nga giai đoạn 1990-2005 Nhận xét nào sau đây đúng nhất với biểu đồ trên? A. GDP của LB Nga giai đoạn 1990 đến 1999 tốc độ tăng âm, giai đoạn 1999 đến nay tốc độ tăng cao, liên tục và tương đối nhiều B. GDP của Liên Bang Nga tăng trưởng không đồng đều qua các năm. C. GDP của Liên Bang Nga liên tục giảm trong giai đoạn 1990 – 2005. D. GDP của Liên Bang Nga liên tục tăng trong giai đoạn 1990 – 2005. Câu 19: Dọc ven biển, nơi có nhiệt độ cao, nhiều nắng, ít sông đổ ra biển là điều kiện thuận lợi cho ngành kinh tế A. Khai thác dầu khí B. Khai thác thủy hải sản C. Làm muối D. Nuôi tôm Câu 20: Cho bảng số liệu: Nhiệt độ trung bình năm tại các địa điểm ở nước ta. Địa điểm Nhiệt độ trung bình năm (℃) Lạng Sơn ộ ế Đà Nẵ Quy Nhơn ồ ận xét nào sau đây không đúng với bảng số liệu trên? A. Nhiệt độ trung bình năm của các địa phương đều trên 20℃ B. Nhiệt độ trung bình năm có sự khác nhau giữa các địa phương C. Nhiệt độ trung bình năm giảm dần từ Bắc vào Nam D. Nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ Bắc vào Nam Câu 21: Điểm cực Tây của nước ta nằm ở? A. xã Sín Thầu – Mường Nhé – Điện Biên B. xã Apachải – Mường Tè – Lai Châu C. xã Apachải – Mường Tè – Điện Biên D. xã Sín Thầu – Mường Tè – Lai Châu Câu 22: Đường lối đổi mới của nước ta được khẳng định từ năm: A. 1986 B. 1987 C. 1988 D. 1989 Câu 23: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13 – 14, cho biết đỉnh núi hoặc dãy núi nào sau đây không thuộc miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ? A. Núi Tam Đảo B. Núi Mẫu Sơn C. Núi Tây Côn Lĩnh D. Núi Lang Bian Câu 24: Khó khăn phổ biến của vùng đồi núi ở nước ta là A. Trở ngại trong phát triển vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm B. Đất đai kém màu mỡ C. Nghèo khoáng sản D. Địa hình cao, chia cắt, lũ ống, lũ quét, xói mòn đất vào mùa mưa, thiếu nước vào mùa khô Câu 25: Đất mặn, đất phèn chiếm 2/3 diện tích tự nhiên là đặc điểm của A. Đồng bằng sông Hồng B. Đồng bằng sông Cửu Long C. Các đồng bằng duyên hải Nam Trung Bộ D. Các đồng bằng duyên hải Bắc Trung Bộ Câu 26: Năng suất lao động xã hội ở Nhật Bản cao là do người lao động A. Làm việc tích cực, tự giác, tinh thần trách nhiệm cao B. Tập trung nhiều trong các đô thị C. Làm việc tích cực vì sự hùng mạnh của đất nước D. Thường xuyên làm việc tăng ca và tăng cường độ lao động Câu 27: Thế mạnh nổi bật của sông ngòi ở vùng núi Tây Bắc nước ta là A. Thủy điện B. Thủy sản C. Phù sa D. Giao thông Câu 28: Đường biên giới của nước ta với Lào dài khoảng A. 1400km B. 1080km C. 1076km D. 2100km Câu 29: Vùng nội thủy là A. Vùng nước cách bờ 12 hải lí B. Vùng nước cách đường cơ sở 12 hải lí C. Vùng nước tiếp giáp với đất liền ven biển D. Vùng nước tiếp giáp với đất liền, phía bên trong đương cơ sở Câu 30: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập vào năm A. 1968 B. 1966 C. 1969 D. 1967 Câu 31: Hướng vòng cung là hướng chính của A. Vùng núi Đông Bắc B. Các hệ thống sông lớn C. Vùng núi Bắc Trường Sơn D. Dãy Hoàng Liên Sơn Câu 32: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, hãy cho biết hệ thông sông nào có diện tích lưu vực lớn nhất nước ta? A. Sông Đồng Nai B. Sông Mê Công (Việt Nam) C. Sông Đà Rằng D. Sông Hồng Câu 33: Loại khoáng sản có tiềm năng, giá trị kinh tế lớn nhất ở biển Đông nước ta là A. Dầu khí B. Muối biển C. Titan D. Cát trắng Câu 34: Đại bộ phận lãnh thổ nước ta nằm trong múi giờ: A. Thứ 3 B. Thứ 5 C. Thứ 7 D. Thứ 9 Câu 35: Cho bảng số liệu: Lương mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm của các địa điểm Địa điểLượng mưa (mm)Độốc hơi (mm)ằẩ Hà Nội 1676 989 +687 Huế 2868 1000 +1868 Tp. Hồ Chí Minh 1931 1686 +245 Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự chênh lệch lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm của các địa điểm ở nước ta là A. Đường B. Cột ghép C. Miền D. Tròn Câu 36: So với diện tích đất đai nước ta, địa hình đồi núi chiếm: A. 5/6 diện tích B. 4/5 diện tích C. 3/4 diện tích D. 2/3 diện tích Câu 37: Đặc trưng nổi bật của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại là: A. Làm xuất hiện nhiều ngành mới B. Sự xuất hiện và phát triển bùng nổ công nghệ cao C. Công nghệ trở thành lực lượng sản xuất D. Làm xuất hiện quá trình chuyển dịch cơ cấu sản xuất Câu 38: Ranh giới tự nhiên của Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam là dãy A. Hoành Sơn B. Bạch Mã C. Ngân Sơn D. Hoàng Liên Sơn Câu 39: Việt Nam trở thành thành viên đẩy đủ của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) vào năm nào: A. 2005 B. 2004 C. 2007 D. 2006 Câu 40: Điểm nào sau đây không thể hiện mặt tích cực của toàn cầu hóa kinh tế? A. Tăng cường sự hợp tác kinh tế giữa các nước B. Đẩy nhanh đầu tư và khai thác triệt để khoa học, công nghệ C. Gia tăng nhanh khoảng cách giàu nghèo D. Thúc đẩy sản xuất phát triển và tăng trưởng kinh tế toàn cầu
00:00:00