Cảnh báo

Bạn cần đăng nhập mới làm được đề thi này

Nội dung:

Trang 1/5 - Mã đề thi 111 TRƯỜNG THPT BÌNH XUYÊN (Đề thi gồm có 04 trang) ĐỀ THI KSCĐ LẦN 1 NĂM HỌC 2017 - 2018 Môn: Địa lí 12 Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh:................................................................... Số báo danh:......................................................................... Câu 1: Hướng chủ yếu của cấu trúc địa hình Việt Nam là: A. Bắc- Nam. B. Đông- Tây. C. Đông Bắc- Tây Nam. D. Tây Bắc- Đông Nam. Câu 2: Vùng núi có cảnh quan thiên nhiên giống như vùng ôn đới ở nước ta thuộc: A. Trường Sơn Nam. B. Phía Nam vùng núi Tây Bắc. C. Phía Bắc vùng núi Tây Bắc. D. Trường Sơn Bắc. Câu 3: Cho bảng số liệu: Nhiệt độ và lượng mưa của Thành phố Hồ Chí Minh. Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Nhiệt độ (0C) 25,8 26,7 27,9 28,9 28,3 27,5 27,1 27,1 26,8 26,7 26,4 25,7 Lượng mưa (mm) 13,8 4,1 10,5 50,4 218,4 311,7 293,7 269,8 327,1 266,7 116,5 48,3 Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện nhiệt độ và lượng mưa các tháng của Thành phố Hồ Chí Minh là: A. Hình tròn. B. Cột ghép. C. Kết hợp. D. Đường biểu diễn. Câu 4: Hiện tượng cát bay, cát nhảy xảy ra thường xuyên ở vùng ven biển: A. Đông Nam Bộ. B. Miền Trung. C. Đông Bắc. D. Tây Nguyên. Câu 5: Sự giàu có về khoáng sản, sinh vật không phải do nước ta nằm ở A. trên vành đai sinh khoáng châu Á- Thái Bình Dương. B. nơi tiếp giáp giữa lục địa và đại dương. C. trên đường di lưu và di cư của nhiều loài sinh vật. D. trong khu vực chịu ảnh hưởng của gió mùa châu Á. Câu 6: Diện tích rừng ngập mặn ở nước ta ngày càng bị thu hẹp, nguyên nhân chủ yếu nhất là do A. trồng lúa. B. chuyển đổi mục đích sang nuôi tôm, cá. C. trồng rừng mới. D. cháy rừng. Câu 7: Đường biên giới trên đất liền nước ta dài A. 3600km. B. 4000km. C. 4600km. D. 4800km. Câu 8: Ở nước ta, vùng ven biển thuận lợi nhất cho nghề làm muối là A. ven biển cực Nam Trung Bộ. B. ven biển Bắc Bộ. C. ven biển Bắc Trung Bộ. D. ven biển Nam Bộ Câu 9: Thung lũng sông Đà, sông Mã có hướng A. Tây- Đông. B. vòng cung. C. Bắc- Nam. D. Tây Bắc- Đông Nam. Câu 10: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 7, các vịnh biển Hạ Long, Xuân Đài, Vân Phong lần lượt thuộc các tỉnh MÃ ĐỀ 111 Trang 2/5 - Mã đề thi 111 A. Quảng Ninh, Bình Định, Khánh Hòa. B. Quảng Ninh, Phú Yên, Khánh Hòa. C. Hải Phòng, Phú Yên, Khánh Hòa. D. Quảng Ninh, Phú Yên, Ninh Thuận. Câu 11: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, năm 2007 khu vực kinh tế có tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP của nước ta là A. khu vực II. B. khu vực II, III. C. khu vực I. D. khu vực III. Câu 12: Định hướng nào sau đây không phải là biểu hiện của chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ trong công cuộc Đổi mới ở nước ta: A. Hình thành các vùng kinh tế trọng điểm. B. Ưu tiên phát triển vùng sâu, vùng xa và biên giới, hải đảo. C. Đầu tư mạnh cho các đô thị. D. Phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp qui mô lớn, các trung tâm công nghiệp, dịch vụ lớn. Câu 13: Tại Hà Nội, lượng mưa đạt 1676mm, lượng bốc hơi là 989mm. Vậy cân bằng ẩm là A. – 713mm. B. +687mm. C. 1332,5mm. D. +2665mm. Câu 14: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, vùng ảnh hưởng mạnh nhất của gió Tây khô nóng là A. Nam Trung Bộ. B. Tây Nguyên. C. Tây Bắc Bộ. D. Bắc Trung Bộ. Câu 15: Đặc điểm nào sau đây không đúng với đặc điểm tự nhiên vùng Đồng bằng sông Cửu Long: A. Diện tích tương đương với diện tích đồng bằng sông Hồng. B. Trên bề mặt đồng bằng không có đê, mạng lưới kênh rạch chằng chịt. C. Được bồi tụ phù sa của hệ thống sông Cửu Long. D. Bị thủy triều xâm nhập mạnh vào mùa khô. Câu 16: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, sông có lưu lượng nước trung bình lớn nhất ở nước ta là A. sông Đà Rằng. B. sông Chu. C. sông Cửu Long. D. sông Hồng. Câu 17: Các nước khác trên thế giới được phép đặt ống dẫn dầu, dây cáp ngầm ở bộ phận nào của vùng biển Việt Nam? A. Vùng đặc quyền kinh tế. B. Vùng nội thủy. C. Vùng tiếp giáp lãnh hải. D. Lãnh hải. Câu 18: Vùng núi Tây Bắc có khí hậu lạnh nguyên nhân chủ yếu là do A. tác động trực tiếp của gió mùa. B. độ cao địa hình. C. tác động trực tiếp của gió biển. D. sườn đón gió. Câu 19: Vào mùa lũ, nước ngập trên diện rộng là đặc điểm của vùng A. Đồng bằng sông Hồng. B. Đồng bằng duyên hải nam Trung Bộ. C. Đồng bằng duyên hải miền Trung. D. Đồng bằng sông Cửu Long. Câu 20: Đai ôn đới gió mùa trên núi (độ cao trên 2600m) không có đặc điểm: A. Quanh năm nhiệt độ dưới 150C . B. Các loại thực vật: đỗ quyên, lãnh sam, thiết sam phát triển. C. Nhóm đất feralit chiếm ưu thế. D. Chủ yếu là đất mùn thô. Câu 21: Thành phần loài thực vật, động vật chiếm ưu thế ở phần lãnh thổ phía Bắc nước ta chủ yếu là: A. Xích đạo. B. Ôn đới. C. Nhiệt đới. D. Hàn đới. Trang 3/5 - Mã đề thi 111 Câu 22: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, ranh giới vùng khí hậu Trung và Nam Bắc Bộ với vùng khí hậu Bắc Trung Bộ thuộc tỉnh: A. Thừa Thiên Huế. B. Hà Tĩnh. C. Nghệ An. D. Thanh Hóa. Câu 23: Vùng có mùa mưa lệch về thu đông là A. Duyên hải miền Trung. B. Đồng bằng sông Hồng. C. Tây Nguyên. D. Đồng bằng sông Cửu Long. Câu 24: Yếu tố nào sau đây không phải là nguyên nhân tạo nên sự phân hóa tự nhiên theo chiều Đông- Tây trên lãnh thổ nước ta: A. Ba dải địa hình từ Đông sang Tây. B. Các dãy núi chạy theo hướng Tây Bắc- Đông Nam. C. Địa hình núi chạy theo hướng Tây- Đông. D. Địa hình thấp dần từ Tây sang Đông. Câu 25: “Mưa ngâu” ở Đồng bằng Bắc Bộ do: A. gió Tín phong Bắc Bán Cầu. B. gió từ áp cao cận chí tuyến Nửa Cầu Nam và dải hội tụ nhiệt đới. C. gió mùa Đông Bắc lệch về phía đông qua biển. D. gió Tây Nam từ Bắc Ấn Độ Dương và dải hội tụ nhiệt đới. Câu 26: Trong chiến lược khai thác tổng hợp, phát triển kinh tế biển cần chú trọng: A. Sử dụng hợp lí nguồn lợi thiên nhiên biển, phòng chống ô nhiễm môi trường biển. B. Sử dụng hợp lí nguồn lợi thiên nhiên biển, phòng chống ô nhiễm môi trường biển, phòng chống thiên tai. C. Sử dụng hợp lí nguồn lợi thiên nhiên biển. D. Phòng chống ô nhiễm môi trường biển, phòng chống thiên tai. Câu 27: Thách thức của xu thế toàn cầu hóa đối với kinh tế nước ta là: A. Không đẩy mạnh được các quan hệ đa phương, song phương. B. Không tranh thủ được các nguồn lực bên ngoài đầu tư. C. Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế gặp nhiều trở ngại. D. Bị cạnh tranh quyết liệt. Câu 28: Quá trình hình thành đất feralit diễn ra mạnh ở vùng A. đồng bằng châu thổ. B. núi cao. C. đồi, núi thấp. D. đồng bằng ven biển. Câu 29: Sự phân hóa khí hậu theo mùa và theo Bắc- Nam đã giúp cho: A. Mùa thu hoạch nông sản quanh năm. B. Hạn chế sâu bệnh phá hoại mùa màng. C. Tạo ra nguồn nông sản nhiệt đới dồi dào. D. Nguyên liệu cho công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm lớn. Câu 30: Khí hậu cận xích đạo gió mùa có đặc điểm A. nền nhiệt cao, biên độ nhiệt nhỏ, phân chia hai mùa mưa- khô rõ rệt. B. nền nhiệt cao, biên độ nhiệt lớn, phân chia hai mùa mưa- khô rõ rệt. C. nền nhiệt thấp, biên độ nhiệt nhỏ, phân chia hai mùa mưa- khô rõ rệt. D. nền nhiệt thấp, biên độ nhiệt lớn, phân chia hai mùa đông- hạ rõ rệt. Câu 31: Nguyên nhân hình thành áp thấp Bắc Bộ ở nước ta vào mùa hạ là do: A. Hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới. B. Nhiệt độ cao. C. Địa hình. D. Lượng mưa tăng. Trang 4/5 - Mã đề thi 111 Câu 32: Tỉnh (Thành phố) nào sau đây có mùa đông lạnh? A. Cà Mau. B. Hà Nội. C. Thành phố Hồ Chí Minh. D. Nha Trang. Câu 33: Gió xuất phát từ cao áp cận chí tuyến bán cầu Nam ảnh hưởng mạnh đến khí hậu nước ta vào thời kì A. giữa và cuối mùa hạ. B. nửa đầu mùa đông. C. đầu mùa hạ. D. nửa sau mùa đông. Câu 34: Phần trên đất liền nước ta: điểm cực Bắc là 23023’B, điểm cực Nam là 8034’B. Vậy nước ta trải dài trên: A. 14049’. B. 31057’ C. 14049’B. D. 15011’. Câu 35: Nhiệt độ trung bình năm tại một số địa điểm Địa điểm Lạng Sơn Hà Nội Huế Đà Nẵng Quy Nhơn TP Hồ Chí Minh Nhiệt độ (0C) 21,2 23,5 25,1 25,7 26,8 27,1 Nhận định nào sau đây đúng về sự thay đổi nhiệt độ từ Bắc vào Nam. A. Nhiệt độ trung bình năm cao nhất ở Thành phố Hồ Chí Minh. B. Nhiệt độ trung bình năm giảm dần từ Bắc vào Nam. C. Nhiệt độ trung bình năm thấp nhất ở Lạng Sơn. D. Nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ Bắc vào Nam. Câu 36: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, nước sông Hồng đổ ra biển chủ yếu bằng cửa: A. Cửa Văn Úc. B. Cửa Nam Triệu. C. Cửa Đáy. D. Cửa Ba Lạt. Câu 37: Ven biển có nhiều cồn cát, đầm phá, bãi tắm là đặc điểm của A. Miền Nam Bộ. B. Miền Nam Trung Bộ. C. Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ. D. Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ. Câu 38: Gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh nhất ở miền tự nhiên: A. Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ. B. Miền Nam Bộ. C. Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ. D. Miền Nam Trung Bộ. Câu 39: Ở nước ta sự phân chia khí hậu ra 2 mùa mưa - khô rõ rệt là từ vĩ độ nào trở vào? A. 120B . B. 140B . C. 160B . D. 180B . Câu 40: Vị trí địa lí không phải là yếu tố tác động tới đặc điểm kinh tế-xã hội nào của nước ta sau đây? A. Mở rộng giao lưu kinh tế- xã hội , văn hóa- giáo dục ….với các nước trong khu vực và trên thế giới. B. Cho phép nước ta phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới với nhiều sản phẩm đa dạng. C. Phát triển đa dạng các ngành kinh tế biển: Giao thông vận tải, du lịch, khai khoáng, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. D. Thiên nhiên mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa. ----------- HẾT ---------- - Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam. - Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm Trang 5/5 - Mã đề thi 111
00:00:00