Cảnh báo

Bạn cần đăng nhập mới làm được đề thi này

Nội dung:

[Type here] ĐỀ 1 1. Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của các nước Đông Nam Á những năm gần đây chuyển dịch theo hướng A. giảm tỉ trọng khu vực I và III, tăng tỉ trọng khu vực II. B. tăng tỉ trọng khu vực I, giảm tỉ trọng khu vực II và III. C. tăng tỉ trọng khu vực I và III, giảm tỉ trọng khu vực II. D. giảm tỉ trọng khu vực I, tăng tỉ trọng khu vực II và III. 2. Vùng nước tiếp giáp với đất liền, ở phía trong đường cơ sở là A. vùng tiếp giáp lãnh hải. B. lãnh hải. C. vùng đặc quyền về kinh tế. D. nội thủy. 3. Về cơ bản, nền nông nghiệp nước ta là một nền nông nghiệp A. cận nhiệt đới. B. nhiệt đới. C. cận xích đạo. D. ôn đới. 4. Vấn đề tiêu biểu nhất của Đông Nam Bộ so với các vùng khác trong cả nước là A. khai thác lãnh thổ theo chiều sâu. B. phát triển nghề cá. C. hình thành các vùng chuyên canh. D. thu hút đầu tư. 5. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5, tỉnh lị của tỉnh Quảng Trị là A. Quảng Trị. B. Đồng Hới. C. Đông Hà. D. Hội An. 6. Ngành công nghiệp năng lượng được coi là ngành công nghiệp trọng điểm phải đi trước một bước là do A. ngành này có nhiều lợi thế (tài nguyên, lao động, thị trường) và là động lực để thúc đẩy các ngành khác. B. sử dụng ít lao động, không đòi hỏi quá cao về trình độ. C. thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài. D. trình độ công nghệ sản xuất cao, không gây ô nhiễm môi trường. 7. Nhân tố quan trọng nhất khiến cho kim ngạch xuất khẩu của nước ta liên tục tăng trong những năm gần đây là A. điều kiện tư nhiên thuận lợi. B. mở rộng thị trường và đa dạng hóa sản phẩm. C. nguồn lao động dồi dào, chất lượng cao. D. cơ sở vật chất – kĩ thuật tốt. 8. Ngành sản cuất nào dưới đây được coi là xương sống của nền kinh tế Liên Bang Nga? [Type here] A. Nông nghiệp. B. Công nghiệp. C. Xây dựng. D. Dịch vụ. 9. Các vùng có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới đa dạng, có cả các sản phẩm nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới là A. Đồng bằng sông Hồng, Tây Nguyên, Trung du miền núi Bắc Bộ. B. Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ, Trung du miền núi Bắc Bộ. C. Trung du miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên. D. Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ. 10.Loại đất có diện tích lớn nhất ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long là A. đất phù sa ngọt. B. đất mặn. C. đất phèn. D. đất xám trên phù sa cổ. 11. Hàm lượng phù sa của sông ngòi nước ta lớn do A. mạng lưới sông ngòi dày đặc. B. tổng lượng nước sông lớn. C. chế độ nước sông thay đổi theo mùa. D. quá trình xâm thực, bào mòn mạnh mẽ ở miền núi. 12.Các đảo và quần đảo của nước ta A. hầu hết là có cư dân sinh sống. B. tập trung nhiều nhất ở vùng biển phía nam. C. có ý nghĩa lớn trong việc bảo vệ và phát triển kinh tế đất nước. D. có ý nghĩa lớn trong khai thác tài nguyên khoáng sản. 13.Đô thị hóa ở nước ta có đặc điểm là A. trình độ đô thị hóa thấp. B. tỉ lệ dân thành thị giảm. C. phân bố đô thị đều giữa các vùng. D. quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh. 14. Các cây công nghiệp lâu năm có giá trị kinh tế cao của nước ta là A. cà phê, cao su, mía. B. hồ tiêu, bông, chè. C. cà phê, cao su, chè. D. điều, chè, thuốc lá. 15. Vùng núi Đông Bắc có mùa đông lạnh nhất ở nước ta, nguyên nhân là A. có độ cao lớn nhất nước. B. nằm xa biển nhất nước. C. chịu tác động mạnh nhất của gió mùa Đông Bắc. D. nằm xa xích đạo nhất trong cả nước. 16. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, khu vực có mật độ dân số cao cũng như tập trung hầu hết các đô thị lớn của Đồng bằng sông Cửu Long phân bố ở A. dải ven biên giới Việt Nam – Campuchia. B. dải ven biển. C. dải ven sông Tiền, sông Hậu. D. vùng bán đảo Cà Mau. [Type here] 17. Một trong những biểu hiện rõ nét của toàn cầu hóa kinh tế là A. sự phát triển mạnh của số doanh nghiệp nhỏ và vừa. B. đầu tư nước ngoài tăng nhanh. C. khoảng cách giàu nghèo giữa các nước ngày càng tăng. D. cơ cấu kinh tế thế giới chuyển dịch theo hướng tiến bộ. 18. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, các trung tâm kinh tế ở nước ta xếp theo thứ tự giảm dần về quy mô (năm 2007) là A. Hà Nội, Đà Nẵng, Thanh Hóa, Nha Trang. B. Hà Nội, Thanh Hóa, Đà Nẵng, Nha Trang. C. Hà Nội, Nha Trang, Đà Nẵng, Thanh Hóa. D. Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang, Thanh Hóa. 19.Cho bảng số liệu: TỈ SUẤT GIA TĂNG DÂN SỐ TỰ NHIÊN TRUNG BÌNH NĂM (Đơn vị: %) Giai đoạn Nhóm nước 1960 – 1965 1975 – 1980 1985 – 1990 1995 – 2000 2010 – 2015 Phát triển 1,2 0,8 0,6 0,2 0,1 Đang phát triển 2,3 1,9 1,9 1,7 1,4 Bảng số liệu cho thấy tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên trung bình năm của các nước phát triển A. cao hơn của các nước đang phát triển và có xu hướng tăng dần. B. thấp hơn của các nước đang phát triển và có xu hướng tăng dần. C. cao hơn của các nước đang phát triển và có xu hướng giảm dần. D. thấp hơn của các nước đang phát triển và có xu hướng giảm dần. 20.Vùng biển nước ta giàu tài nguyên sinh vật biển là do A. thềm lục địa nông, độ mặn lớn. B. nước biển ấm quanh năm, nhiều ánh sáng, giàu oxi. C. có nhiều vũng vịnh, đầm phá. D. có các dòng hải lưu. 21. Trong chế độ khí hậu, ở miền Bắc phân chia thành hai mùa là A. mùa đông lạnh, mưa nhiều và mùa hạ nóng, ít mưa. B. mùa đông ấm áp, mưa nhiều và mùa hạ mát mẻ, ít mưa. C. mùa đông lạnh, ít mưa và mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều. D. mùa đông ấm áp, ít mưa và mùa hạ mát mẻ, mưa nhiều. 22. Bắt đầu từ khi nào dân số thế giới tăng nhanh, dẫn tới bùng nổ dân số? A. Từ giữa thế kỉ XIX. B. Từ đầu thế kỉ XX. C. Từ giữa thế kỉ XX. D. Từ đầu thế kỉ XXI. 23. Cây công nghiệp quan trọng số một của vùng Tây Nguyên là A. cao su. B. cà phê. C. điều. [Type here] D. dừa. 24. Phần lớn lãnh thổ châu Phi có cảnh quan A. rừng cận nhiệt đới khô, xa van và xa van rừng. B. rừng nhiệt đới ẩm, xa van và xa van rừng. C. rừng cận nhiệt đới khô, rừng xích đạo và rừng nhiệt đới ẩm. D. hoang mạc, bán hoang mạc và xa van. 25. Vùng Đồng bằng sông Hồng phải đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ là do A. khả năng mở rộng diện tích hết sức khó khăn. B. có nguồn lao động dồi dào. C. khí hậu thuận lợi. D. nhu cầu của thị trường tăng cao. 26. Trong các biện pháp dưới đây, biện pháp nào là cấp bách để nâng cao chất lượng nguồn lao động của nước ta hiện nay? A. Tăng cường xuất khảu lao động để học hỏi kinh nghiệm. B. Đổi mới mạnh mẽ phương thức đào tạo người lao động. C. Nâng cao thể trạng người lao động. D. Bố trí lại nguồn lao động cho hợp lí. 27. Khó khăn về tự nhiên của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là A. triều cường xâm nhập mặn. B. rét đậm, rét hại. C. cát bay, cát lấn. D. sóng thần. 28.Cho biểu đồ Biểu đồ trên thể hiện được nội dung nào sau đây? [Type here] A. Tổng số dân, sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người của nước ta qua các năm. B. Tổng số dân, sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người của nước ta năm 2015. C. Tốc độ tăng trưởng tổng số dân, sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người của nước ta qua các năm. D. Tốc độ tăng trưởng tổng số dân, sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người của nước ta năm 2015. 29.Ý nào dưới đây là lợi thế của nước ta trong phát triển công nghiệp hiện nay? A. Nguồn nguyên liệu nhập rất đa dạng. B. Nguồn lao động đông dân, giá rẻ. C. Nguồn vốn đầu tư dồi dào. D. Thị trường tiêu thụ lớn từ Lào và Campuchia. 30. Căn cứ vào bản đồ Khí hậu chung ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, các trạm khí hậu có chế độ mưa vào mùa thu – đông tiêu biểu ở nước ta là A. Sa Pa, Lạng Sơn, Hà Nội. B. Hà Nội, Điện Biên, Lạng Sơn. C. Đồng Hới, Đà Nẵng, Nha Trang. D. Đà Lạt, Cần Thơ, Cà Mau. 31. Tuyến đường được coi là “xương sống” của hệ thống đường bộ nước ta là A. quốc lộ 5. B. quốc lộ 6. C. quốc lộ 1 . D. quốc lộ 2. 32.Cho bảng số liệu NHIỆT ĐỘ TRUNG BÌNH TẠI MỘT SỐ ĐỊA ĐIỂM (Đơn vị: oC) Địa điểm Nhiệt độ trung bình tháng I Nhiệt độ trung bình tháng VII Nhiệt độ trung bình năm Lạng Sơn 13,3 27,0 21,2 Hà Nội 16,4 28,9 23,5 Vinh 17,6 29,6 23,9 Huế 19,7 29,4 25,1 Quy Nhơn 23,0 29,7 26,8 TP Hồ Chí Minh 25,8 (tháng XII) 28,9 (tháng IV) 27,1 Nhận xét nào sau đây là đúng với bảng số liệu trên? A. Nhiệt độ trung bình tháng I giảm dần từ Bắc vào Nam. B. Nhiệt độ trung bình năm giảm dần từ Bắc vào Nam. C. Nhiệt độ trung bình tháng VII giữa các địa điểm chênh lệch nhau ít hơn so với tháng I. D. Chênh lệch nhiệt độ giữa tháng I và tháng VII càng vào Nam càng lớn. 33.Phương châm “sống chung với lũ” ở Đồng bằng sông Cửu Long nhằm A. khai thác các nguồn lợi về kinh tế do lũ hằng năm đem lại. B. thích nghi với sự biến đổi khí hậu. C. thay đổi tốc độ sòng chảy của sông. [Type here] D. giảm bớt các thiệt hại do lũ gây ra. 34. Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta biểu hiện ở A. độ ẩm lớn, cân bằng ẩm luôn dương. B. lượng mưa lớn, trung bình năm từ 1500 đến 2000mm. C. trong năm có hai mùa rõ rệt. D. tổng bức xạ lớn, cân bằng bức xạ dương quanh năm. 35.Cho bảng số liệu GIÁ TRỊ SẢN XUÂT CÔNG NGHIỆP PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ CỦA NƯỚC TA QUA CÁC NĂM (Đơn vị: nghìn tỉ đồng – giá thực tế) Năm Thành phần kinh tế 1996 2005 2010 2014 Nhà nước 74,2 249,1 567,1 1080,8 Ngoài Nhà nước 35,7 308,9 1150,9 1987,5 Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 39,6 433,1 1245,5 2936,2 Nhận xét nào sau đây là đúng với bảng số liệu trên? A. Kinh tế Nhà nước liên tục chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp nước ta. B. Kinh tế ngoài Nhà nước không thay đổi về tỉ trọng trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp tăng liên tục qua các năm. C. Tỉ trọng của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp nước ta. D. Từ năm 2005 trở đi, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp nước ta. 36. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, số lượng các tỉnh có cả khu kinh tế cửa khẩu và khu kinh tế ven biển ở nước ta là A. 3. B. 4. C. 5. D. 6. 37. Cho biểu đồ [Type here] Căn cứ vào biểu đồ, cho biết nhận xét nào sau đây là đúng. iDiaLy.com – Tài liệu địa lý miễn phí A. Từ năm 1985 đến năm 2000 tốc độ giảm, từ năm 2000 đến năm 2015 tốc độ tăng. B. Giai đoạn 1985 – 2015, trung bình mỗi năm GDP tăng 1%. C. Trước năm 2009 tốc độ tăng dương, sau năm 2009 tốc độ tăng âm. D. Tốc độ tăng GDP không ổn định. 38. Công nghiệp chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa phân bố ở các đô thị lớn chủ yếu do đây là A. các vùng nuôi bò sữa lớn. B. nơi có kĩ thuật nuôi bò sữa phát triển. C. nơi có thị trường tiêu thụ lớn. D. nơi có nhiều lao động có trình độ. 39. Cấu trúc địa hình nước ta gồm hai hướng chính là A. hướng bắc – nam và hướng vòng cung. B. hướng tây bắc – đông nam và hướng vòng cung. C. hướng đông – tây và hướng vòng cung. D. hướng dông bắc – tây nam và hướng vòng cung. 40. Người ta phân chia thế giới thành hai nhóm: các nước phát triển và các nước đang phát triển, chủ yếu dựa vào sự khác biệt về A. vị trí địa lí. B. thành phần chủng tộc và tôn giáo. C. trình độ phát triển kinh tế - xã hội. D. quan điểm chính trị. ..................................................................................................................................
00:00:00