Cảnh báo

Bạn cần đăng nhập mới làm được đề thi này

Nội dung:

HOC24.VN 1 SỞ GD & ĐT NINH BÌNH TRƯỜNG THPT YÊN MÔ B ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2017 MÔN: ĐỊA LÝ Thời gian làm bài: 50 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1: Công cuộc đổi mới nước ta được thực hiện đầu tiên trong lĩnh vực: A. Chính trị B. Công nghiệp C. Nông nghiệp D. Dịch vụ Câu 2: Biểu hiện rõ nhất của tình trạng khủng hoảng KT- XH nước ta sau năm 1975 là: A. Nông nghiệp là ngành chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP B. Tỉ lệ tăng trưởng GDP rất thấp C. Lạm phát kéo dài, có thời kì lên đến 3 con số D. Tỉ lệ tăng trưởng kinh tế âm, cung nhỏ hơn cầu Câu 3: Việt Nam gia nhập ASEAN vào….và là thành viên thứ.. .của tổ chức này A. Tháng 7/1995 và 7 B. Tháng 4/1995 và 6 C. Tháng 7/1998 và 5 D. Tháng 7/1998 và 7 Câu 4: Nội thủy là vùng: A. Vùng nước tiếp giáp với đất liền nằm ven biển B. Vùng tiếp giáp với đất liền phía bên trong đường cơ sở C. Vùng cách đường cơ sở 12 hải lý D. Vùng nước cách bờ 12 hải lý Câu 5: Đi từ Bắc vào Nam theo bờ biên giới Việt- Lào, ta lần lượt đi qua các cửa khẩu: A. Tây Trang, Cầu Treo, Lao Bảo, Bờ Y B. Cầu Treo, Tân Thanh, Lao Bảo, Bờ Y C. Bờ Y, Lao Bảo, Cầu Treo, Tây Trang D. Lao Bảo, Cầu Treo, Tây Trang, Bờ Y Câu 6: Loại gió có tác động thường xuyên đến lãnh thổ nước ta là A. Gió Mậu dịch B. Gió mùa C. Gió phơn D. Gió địa phương Câu 7: Đặc điểm của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa nước ta là do: A. Vị trí địa lý và hình dáng lãnh thổ quy định B. Ảnh hưởng của các luồng gió thổi theo mùa từ phương bắc xuống và từ phía nam lên C. Sự phân hóa phức tạp của địa hình vùng núi, trung du và đồng bằng ven biển D. Ảnh hưởng của biển đông cùng với các bức chắn địa hình Câu 8: Đồi núi nước ta có sự phân bậc vì: A. Phần lớn là núi có độ cao dưới 2000m B. Chịu tác động của vận động tạo núi Anpi trong giai đoạn Tân kiến tạo C. Chịu tác động của nhiều đợt vận động tạo núi trong giai đoạn Cổ kiến tạo D. Trải qua lịch sử phát triển lâu dài Câu 9: Trở ngại lớn nhất của địa hình miền núi đối với sự phát triển KT-XH nước ta là: A. Địa hình bị chia cắt mạnh, nhiều sông suối, hẻm vực gây trở ngại cho giao thông B. Địa hình dốc, đất dễ bị xói mòn, lũ quét… C. Động đất dễ phát sinh ở những vùng đứt gẫy sâu D. Thiếu đất canh tác, thiếu nước nhất là ở những vùng núi đá vôi Câu 10: Đây là đặc điểm của địa hình đồi núi nước ta: A. Núi cao trên 2000m chỉ chiếm 1% diện tích lãnh thổ B. Địa hình thấp dưới 1000m chiếm 85% diện tích lãnh thổ C. Địa hình thấp dưới 500m chiếm 70% diện tích lãnh thổ D. Tất cả các ý trên Câu 11: Điều kiện nhiệt độ để hình thành các đai rừng ôn đới núi cao ở nước ta là: A. Nhiệt độ các tháng mùa hè xuống dưới 15 độ C B. Nhiệt độ trung bình năm dưới 20 độ C tháng lạnh nhất dưới 10 độ C C. Nhiệt độ trung bình năm dưới 15 độ C, tháng lạnh nhất dưới 5 độ C D. Nhiệt độ trung bình năm dưới 15 độ C, không có tháng nào trên 20 độ C Câu 12: Loại khoáng sản có trữ lượng vô tận ở biển đông là: HOC24.VN 2 A. Dầu khí B. Muối biển C. Cát trắng D. Ti tan Câu 13: Khu vực có thềm lục địa bị thu hẹp trên biển đông thuộc vùng: A. Vịnh Bắc Bộ B. Vịnh Thái Lan C. Bắc Trung Bộ D. Nam Trung Bộ Câu 14: Hai bể trầm tích có trữ lượng dầu khí lớn nhất nước ta là: A. Sông Hồng và Trung Bộ B. Cửu Long và Sông Hồng C. Nam Côn Sơn và Cửu Long D. Nam Côn Sơn và Thổ Chu- Mã Lai Câu 15: Gió mùa mùa đông ở miền Bắc nước ta có đặc điểm: A. Hoạt động liên tục từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau với thời tiết lạnh khô B. Hoạt động liên tục từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau với thời tiết lạnh khô và lạnh ẩm C. Xuất hiện thành từng đợt từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau với thời tiết lạnh khô và lạnh ẩm D. Kéo dài liên tục suốt 3 tháng với nhiệt độ trung bình dưới 20 độ C Câu 16: Vào đầu mùa hạ gió mùa tây nam gây mưa ở vùng: A. Nam Bộ B. Tây Nguyên và Nam Bộ C. Phía nam đèo Hải Vân D. Trên cả nước Câu 17: “Địa thế cao hai đầu, thấp ở giữa chạy theo hướng tây bắc- đông nam” là đặc điểm của vùng núi: A. Tây Bắc B. Đông Bắc C. Trường Sơn Bắc D. Trường Sơn Nam Câu 18: Đây là đặc điểm của đồng bằng ven biển miền Trung: A. Là một tam giác châu thổ có diện tích 15000 km2 B. Nằm ở vùng biển nông, thềm lục địa mở rộng C. Hình thành trên vùng sụt lún ở các hạ lưu sông lớn D. Biển đóng vai trò chủ yếu trong việc hình thành nên có nhiều cồn cát Câu 19: Địa hình núi cao hiểm trở nhất của nước ta tập trung ở: A. Vùng núi Trường Sơn Nam B. Vùng núi Tây Bắc C. Vùng núi Trường Sơn Bắc D. Vùng núi Đông Bắc Câu 20: “ Lũ vào mùa đông, tháng 5,6 có lũ tiểu mãn” là đặc điểm sông ngòi của vùng: A. Bắc Bộ B. Nam Bộ C. Đông Trường Sơn D. Tây Nguyên Câu 21: Ở miền khí hậu phía bắc, trong mùa đông độ lạnh giảm dần về phía tây vì: A. Nhiệt độ tăng dần theo vĩ độ B. Nhiệt độ thay đổi theo độ cao của địa hình C. Đó là những vùng không chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc D. Dãy Hoàng Liên Sơn ngăn cản ảnh hưởng của gió mùa đông bắc Câu 22: Nước ta có thảm thực vật rừng rất đa dạng về kiểu hệ sinh thái vì: A. Thổ nhưỡng có sự phân hóa đa dạng B. Địa hình đồi núi chiếm ưu thế nên có sự phân hóa đa dạng C. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có sự phân hóa đa dạng D. Nước ta nằm ở vị trí tiếp giáp giữa nhiều hệ thống tự nhiên Câu 23: Đây là một đặc điểm của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ A. Đai cao á nhiệt đới ở mức 1000m B. Vòng cung là hướng chính của các dãy núi và các dòng song C. Là miền duy nhất có địa hình núi cao với đầy đủ 3 đai D. Địa hình khá phức tạp với các khối núi cổ, các bề mặt sơn nguyên Câu 24: Khó khăn lớn nhất về tự nhiên của vùng Nam Trung Bộ và Nam Bộ là: A. Bão lũ với tần suất lớn, trượt lở đất, khô hạn B. Sự thất thường của nhịp điệu mùa khí hậu và dòng chảy sông ngòi. C. Thời tiết bất ổn định, dòng chảy sông ngòi thất thường. D. Xói mòn, rửa trôi đất, lũ lụt trên diện rộng, thiếu nước vào mùa khô Câu 25: Khoáng sản có trữ lượng lớn và giá trị nhất của vùng biển nước ta là: A. Muối B. Sa khoáng C. Cát D. Dầu khí Câu 26: Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta được biểu hiện ở: A. Tổng bức xạ lớn, cân bằng bực xạ dương quanh năm B. Nước ta nằm gần chí tuyến C. Trong năm, mặt trời luôn đứng cao trên đường chân trời HOC24.VN 3 D. Trong năm, mặt trời lên thiên đỉnh hai lần. Câu 27: Hai vùng có sự đối lập nhau rõ rệt về hai mùa mưa và khô là: A. Miền Bắc và Miền Nam. B. Miền Trung và Tây Nguyên C. Miền Nam và Miền Trung. D. Đồng bằng ven biển Miền trung và Tây Nguyên Câu 28: Kiểu thời tiết khô và nóng vào đầu mùa hạ ở ven biển Trung Bộ và phần nam khu vực Tây Bắc nước ta là do loại gió nào sau đây: A. Gió mậu dịch Bắc bán cầu. B. Gió mậu dịch Nam bán cầu. C. Gió mùa tây nam. D. Gió phơn tây nam. Câu 29: Quá trình xâm thực cộng với tình trạng phá rừng sẽ để lại hậu quả nào sau đây: A. Tích tụ đất đá ở chân núi B. Tạo thành địa hình cacxto với các hang động ngầm C. Bào mòn, rửa trôi đất, làm trơ sỏi đá D. Bề mặt địa hình bị cắt xẻ, hẻm vực, khe sâu Câu 30: Đặc điểm nào sau đây không đúng với sông ngòi nước ta: A. Mạng lưới sông ngòi dày đặc. B. Sông ít nước C. Giàu phù sa. D. Thủy chế theo mùa Câu 31: Các hoạt động của giao thông vận tải, du lịch, công nghiệp khai khoáng chịu ảnh hưởng trực tiếp lớn nhất của: A. Các hiện tượng: dông, lốc, mưa đá… B. Sự phân mùa khí hậu C. Độ ẩm cao D. Tính chất thất thường của chế độ nhiệt ẩm Câu 32: Nền nhiệt đới nước ta càng về phía nam thì: A. Biên độ nhiệt càng tăng B. Nhiệt độ trung bình tháng lạnh càng giảm C. Nhiệt độ trung bình càng tăng D. Nhiệt độ trung bình tháng nóng càng giảm Câu 33: Đặc trưng khí hậu của phần lãnh thổ phía Bắc là: A. Cận xích đạo gió mùa B. Nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh C. Nhiệt đới ẩm có mùa đông lạnh D. Cận nhiệt đới gió mùa Câu 34: Đặc điểm nào sau đây không đúng vói khí hậu của phần lãnh thổ phía nam: A. Quanh năm nóng B. Về mùa khô có mưa phùn C. Không có tháng nào nhiệt độ dưới 20 độ C D. Có hai mùa mưa và khô rõ rệt Câu 35: Khí hậu đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi có đặc điểm: A. Tổng nhiệt độ năm trên 5400 độ C B. Lượng mưa giảm khi lên cao C. Mát mẻ, không có tháng nào trên 25 độ C D. Độ ẩm giảm rất nhiều so với ở chân núi Câu 36: Đặc trưng của khí hậu Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là: A. Gió phơn tây nam hoạt động rất mạnh. B. Tính chất nhiệt đới tăng dần theo hướng nam C. Gió mùa đông bắc hoạt động mạnh tạo nên một mùa đông lạnh D. Có một mùa khô và một mùa mưa Câu 37: Cho bảng số liệu sau: Giá trị GDP phân theo ngành nước ta (nghìn tỷ đồng) Năm ––Ngư nghiệ ệ–ự ịụ ổố ỷ trọng ngành nông nghiệp năm 2013 so với năm 2005 có xu hướng: A. Biến động B. Ổn định C. Tăng D. Giảm HOC24.VN 4 Câu 38: Cho bảng số liệu: GDP theo giá hiện hành phân theo khu vực kinh tế giai đoạn 1995- 2005 của nước ta (Đơn vị: tỉ đồng) Ngành 1995 2000 2005 Nông – Lâm – Thủy sản 51319,0 63717,0 76888,0 CN –Xây dựng 58550,0 96913,0 157867,0 Dịch vụ 85698,0 113036,0 159276,0 Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tổng giá trị GDP phân theo ngành kinh tế nước ta từ năm 1995 đến 2005: A. Miền B. Tròn C. Cột D. Đường Câu 39: Cho bảng số liệu sau: Nhiệt độ trung bình tại một số địa điểm. Địa điểệt độ 0C) Nhiệt độ 0C) Nhiệt độ năm (0C) Lạng Sơn 13,3 27,0 21,2 Hà Nội 16,4 28,9 23,5 Vinh 17,6 29,6 23,9 Huế 19,7 29,4 25,1 Quy Nhơn 23,0 29,7 26,8 TP. Hồ Chí Minh 25,8 27,1 27,1 Dựa vào bảng số liệu sau hãy cho biết nhận định nào chưa chính xác về sự thay đổi nhiệt độ của nước ta? A. Nhiệt độ trung bình tháng 1 giảm dần từ Nam ra Bắc B. Nhiệt độ trung bình tháng 7 tăng dần từ Bắc vào Nam C. Nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ Bắc vào Nam D. Câu A và C đún Câu 40: Cho bảng số liệu: Tình hình phát triển dân số Việt Nam giai đoạn (1995- 2006) Năm Tổng số người dân (nghìn người) Số dân thành thị (nghìn người) Tốc độ gia tăng dân số (%) 1995 71995,5 14938,1 1,65 1998 75456,3 17464,6 1,55 2000 77635,4 18771,9 1,36 2001 78685,8 19469,3 1,35 2003 80902,4 20869,5 1,47 2006 84156,8 23166,7 1,32 Dựa vào bảng số liệu sau hãy cho biết biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tình hình phát triển dân số nước ta giai đoạn 1990- 2006? A. Cột B. Đường C. Miền D. Kết hợp cột – Đường
00:00:00