Cảnh báo

Bạn cần đăng nhập mới làm được đề thi này

Nội dung:

HOC24.VN 1 SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT YÊN LẠC ĐỀ KSCL ÔN THI THPT QUỐC GIA LẦN 1 NĂM HỌC 2016 – 2017 Môn thi: ĐỊA LÝ – LỚP 12 (Đề thi có 05 trang) Thời gian làm bài: 50 phút (không kể giao đề) Câu 1: Hệ sinh thái ven biển có diện tích lớn nhất và giá trị quan trọng của nước ta là: A. Hệ sinh thái trên các đảo. B. Hệ sinh thái đầm lầy. C. Hệ sinh thái trên đất phèn. D. Hệ sinh thái rừng ngập mặn. Câu 2: Biểu hiện để chứng tỏ nước ta có lượng mưa và độ ẩm lớn là: A. Sông ngòi nhiều nước, giàu phù sa. B. Lượng mưa trung bình năm từ 1500 đến 2000mm; độ ẩm cao, trên 80%, cân bằng ẩm luôn dương C. Trong năm có một mùa mưa, một mùa khô. D. Lượng mưa nhiều, độ ẩm không khí cao. Câu 3: Đồng bằng châu thổ sông của nước ta được hình thành do nguyên nhân chủ yếu nào? A. Do tác động của các chu kì tạo núi. B. Do tác động của biển. C. Do kết quả các quá trình xâm thực. D. Do phù sa sông bồi tụ dần trên vịnh biển nông, thềm lục địa mở rộng Câu 4: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, hãy cho biết diện tích lưu vực hệ thống sông nào của nước ta lớn nhất? A. Sông Mê Công (Việt Nam). B. Sông Hồng, C. Các sông khác. D. Sông Đồng Nai. Câu 5: Vùng núi Trường Sơn Bắc thuộc vùng nào của nước ta? A. Vùng Bắc Trung Bộ. B. Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ. C. Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. D. Vùng Tây Nguyên. Câu 6: Nguyên nhân chủ yếu gây mưa vào mùa hạ cho cả hai miền Nam, Bắc và mưa vào tháng IX cho Trung Bộ của nước ta là? A. Hoạt động của gió mùa Tây Nam. B. Hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới. C. Hoạt động của gió mùa. D. Hoạt động của gió mùa Tây Nam và dải hội tụ nhiệt đới. Câu 7: Núi cao ở nước ta được xác định từ độ cao nào? A. 3000m. B. 1500m. C. 2000m. D. 2500m. Câu 8: Ranh giới tự nhiên của 2 vùng núi Đông Bắc và vùng núi Tây Bắc là: A. Sông Hồng. B. Sông Chảy. C. Dãy núi Hoàng Liên Sơn. D. Dãy núi Sông Gấm Câu 9: Hai vịnh biển lớn nhất nước ta nằm trong biển Đông là: A. Vịnh Bắc Bộ và vịnh Hạ Long B. Vịnh Bắc Bộ và vịnh Vân Phong. C. Vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan. D. Vịnh Thái Lan và vịnh Vân Phong. HOC24.VN 2 Câu 10: Với 3260km đường bờ biển, nước ta có số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giáp biển là: A. 29. B. 26. C. 28. D. 27. Câu 11: Vùng tiếp liền với lãnh hải và hợp với lãnh hải thành một vùng biển rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở, là bộ phận vùng biển nào? A. Vùng nội thủy. B. Vùng Lãnh hải. C. Vùng đặc quyền kinh tế. D. Vùng tiếp giáp lãnh hải. Câu 12: Vùng núi Đông Bắc có 4 cánh cung núi lớn là: A. Sông Gâm, Ngân Sơn, Hoàng Liên Sơn, Yên Tử. B. Sông Gâm, Tam Đảo, Ngân Sơn, Bắc Sơn. C. Sông Gâm, Sông Chảy, Sông Hồng, Sông Thao. D. Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều Câu 13: Cho bảng số liệu: Lượng mưa, lượng bốc hơi vả cân bằng ấm của một số địa điểm Địa điểmLượng mưa (mm)Lượng bốc hơCân bằng ẩm (mm) Hà Nội 1676 989 + 687 Huế 2868 1000 + 1868 T.p Hồ Chí Minh 1931 1686 + 245 Để thể hiện lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm của 3 địa điểm theo bảng số liệu đã cho, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất? A. Biểu đồ cột. B. Biểu đồ miền C. Biểu đồ tròn. D. Biếu đồ đường. Câu 14: Hiện tượng sạt lở bờ biển đã và đang đe dọa nhiều đoạn bờ biển nước ta, nhất là khu vực: A. Dải bờ biển Trung Bộ. B. Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. C. Ven biển Đông Nam Bộ. D. Ven biển đồng bằng Bắc Bộ. Câu 15: Đặc điểm hoạt động của gió Tín Phong ở nước ta là: A. Gây ra hiện tượng mưa ngâu ở đồng bằng Bắc Bộ. B. Thổi xen kẽ với gió mùa và chỉ có tác động rõ rệt vào các thời kì chuyển tiếp giữa hai mùa gió. C. Gây ra thời tiết lạnh khô ở nước ta D. Gây mưa cho vùng ven biển Trung Bộ. Câu 16: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, đất Feralit trên đá badan có diện tích lớn nhất ở vùng: A. Trung du miền núi Bắc Bộ. B. Đông Nam Bộ. C. Tây Nguyên. D. Bắc Trung Bộ. Câu 17: Nhiệt độ trung bình năm của nước ta là: A. Trên 18°C. B. Trên 20°C. C. Trên 25°C. D. Trên 15°C. Câu 18: Thiên tai lớn nhất ở Biển Đông, gây thiệt hại nặng nề cho nước ta về người và tài sản là? A. Bão B. Cát bay, cát chảy HOC24.VN 3 C. Sóng thần, sóng lừng. D. Sạt lở bờ biển. Câu 19: Thời gian hoạt động chủ yếu của gió mùa Đông Bắc ở nước ta là: A. Từ tháng XII đến tháng IV năm sau. B. Từ tháng V đến tháng XII. C. Từ tháng XI đến tháng IV năm sau. D. Từ tháng IV đến tháng XI. Câu 20: Ngoài gió mùa, nước ta còn chịu tác động của một loại gió hoạt động quanh năm là: A. Gió Tín phong. B. Gió Phơn Tây Nam. C. Gió Tây Ôn đới. D. Gió biển Câu 21: Phần đất liền của nước ta nằm trong hệ tọa độ lí là: A. 8°30’ B - 23°23’B và 102°09’Đ - 109°20’ Đ. B. 8°34’ B - 23°23’B và 102°09’Đ - 109°24’ Đ. C. 8°30’ N - 23°23’B và 102°09’Đ - 109°20’ T. D. 8°30’ B - 23°23’B và 102°09’Đ - 109°24’ Đ. Câu 22: Quốc gia nào trong khu vực Đông Nam Á không có vùng biển tiếp giáp với vùng biển của nước ta? A. Xingapo. B. Campuchia. C. Mianma. D. Thái Lan. Câu 23: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, hãy cho biết cửa sông nào sau đây không thuộc Đồng bằng sông Cửu Long? A. Cửa Soi Rạp. B. Cửa Ba Lai. C. Cửa Đại. D. Cửa Tiểu Câu 24: Địa hình núi nước ta chia thành 4 vùng núi là: A. Đông Bắc, Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ. B. Trường Sơn Bắc, Truờng Sơn Nam, Trường Sơn Tây, Trường Sơn Đông. C. Đông Bắc, Tây Bắc, Trường Sơn Bắc, Trường Sơn Nam. D. Đông Bắc, Tây Bắc, Trường Sơn Nam, Trường Sơn Tây. Câu 25: Sự khác biệt cơ bản về thời tiết giữa đầu mùa và cuối mùa đông ở miền Bắc nước ta là: A. Đầu mùa lạnh, cuối mùa ấm. B. Đầu mùa lạnh khô, cuối mùa lạnh ẩm. C. Đầu mùa lạnh ẩm, cuối mùa lạnh khô. D. Đầu mùa mưa, cuối mùa khô. Câu 26: Địa hình nước ta có tính phân bậc, nguyên nhân chủ yếu là: A. Kết quả của nhiều chu kì tạo núi yếu. B. Quá trình tạo núi diễn ra sớm. C. Vận động tạo núi Anpo ở Tân kiến tạo. D. Do tác động của ngoại lực. Câu 27: Nhân tố đã quy định tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta là? A. Nằm trong vùng nội chí tuyến của bán cầu Bắc. B. Gần xích đạo. C. Giáp biển Đông. D. Nằm trong vùng chịu tác động của gió mùa. Câu 28: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 14, hãy cho biết cao nguyên nào không thuộc miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ? A. PleiKu. B. Sin Chải. C. Kon Tum. D. Đắc Lắc. Câu 29: Ý nào không đúng khi nói về khả năng thể hiện của các loại biểu đồ? A. Biểu đồ đuờng thể hiện tốc độ tăng truởng của đối tượng theo thời gian. B. Biểu đồ kết hợp thế hiện qui mô và cơ cấu của đối tượng theo thời gian. C. Biểu đồ miền thể hiện sự thay đổi cơ cấu của đối tượng theo thời gian. HOC24.VN 4 D. Biểu đồ tròn thể hiện qui mô và cơ cấu của đối tuợng. Câu 30: Khi di chuyển xuống phía nam, gió mùa Đông Bắc suy yếu dần, bớt lạnh hơn và hầu như bị chặn lại ở: A. Dãy núi Hoành Sơn. B. Dãy núi Hoàng Liên Sơn C. Dãy núi Truờng Sơn. D. Dãy núi Bạch Mã. Câu 31: Cho bảng số liệu Địđể TP Hạ Long TP Vũng Tàu Để thể hiện diễn biến nhiệt độ trung bình các tháng trong năm của Hạ Long và Vũng Tàu theo bảng số liệu đã cho, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất? A. Biểu đồ đuờng. B. Biểu đồ tròn. C. Biểu đồ miền. D. Biểu đồ cột. Câu 32: Tỉ lệ diện tích đồi núi thấp so với diện tích tự nhiên ở nuớc ta chiếm khoảng: A. Hơn 50% B. Gần 90%. C. Tới 85%. D. Hơn 60%. Câu 33: Đặc điểm nào sau, không phải là đặc điểm chung của sông ngòi nuớc ta? A. Chế độ nước theo mùa. B. Mạng lưới sông ngòi dày đặc. C. Sông ngòi nhiều nước, giàu phù sa. D. Nhiều sông lớn, sông chảy theo hướng tây bắc - đông nam. Câu 34: Vùng nội thủy của nước ta được xác định là vùng: A. Ở phía trong đường cơ sở. B. Tiếp giáp với đất liền. C. Ở phía ngoài đường cơ sở. D. Tiếp giáp với đất liền và ở phía trong đường cơ sở Câu 35: Đặc điểm nào sau, không phải là đặc điểm tự nhiên cơ bản của Biển Đông? A. Là một biển rộng, có diện tích gần 3,5 triệu km2. B. Có vị trí địa - chính trị quan trọng của thế giới. C. Là biển tương đối kín, phía đông và đông nam được bao bọc bởi các vòng cung đảo. D. Nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa. Câu 36: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 14, hãy cho biết Đà Lạt nằm trên cao nguyên nào sau đây? A. Cao nguyên Đắc Lắc. B. Cao nguyên Kon Tum. C. Cao nguyên Di Linh. D. Cao nguyên Lâm Viên. Câu 37. Cho bảng số liệu dưới đây: Nhiệt độ trung bình tại một số địa điểm Địa diêm Nhiệt độ trung bình tháng 1(°C) Nhiệt độ trung bình tháng 7(°C) Nhiệt độ trung bình năm (°C) Lạng Sơ HOC24.VN 5 Hà Nội 16,4 28,9 23,5 Huế 19,7 29,4 25,1 Đà Nẵng 21,3 29,1 25,7 Qui Nhơn 23,0 29,7 26,8 T.P Hồ Chí Minh 25,8 27,1 27,1 Nhận xét nào sau đây không đúng với bảng số liệu trên? A. Nhiệt độ trung bình của các địa điểm trong tháng 1 thấp hơn tháng 7. B. Nhiệt độ trung bình của các địa điểm trong tháng 7 cao. C. Nhiệt độ trung bình năm của các địa điểm nước ta thấp. D. Nhiệt độ trung bình năm của các địa điểm tăng dần từ Bắc vào Nam. Câu 38: Nơi có thềm lục địa hẹp nhất nước ta là: A. Nam Bộ. B. Bắc Trung Bộ. C. Nam Trung Bộ. D. Bắc Bộ. Câu 39: Đỉnh núi Phanxipăng ( cao 3143m ) thuộc vùng núi nào của nuóc ta? A. Đông Bắc. B. Tây Bắc. C. Trường Sơn Bắc. D. Trường Sơn Nam. Câu 40: Địa hình núi cao trên 2000m của vùng núi Đông Bắc tập trung chủ yếu ở khu vực nào? A. Khu vực trung tâm. B. Giáp biên giới Việt-Trung. C. Khu vực phía Nam của vùng. D. Vùng Thượng nguồn sông Chảy. Thí sinh đuợc sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam do nhà xuất bản giảo dục Việt Nam phát hành từ năm 2009 đến năm 2016.
00:00:00