Cảnh báo

Bạn cần đăng nhập mới làm được đề thi này

Nội dung:

HOC24.VN 1 SỞ GD – ĐT BẮC NINH TRƯỜNG THPT LÝ NHÂN TÔNG ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LẦN 1 NĂM HỌC: 2016 – 2017 MÔN: ĐỊA LÝ 12 Thời gian làm bài: 50 phút; 40 câu trắc nghiệm Câu 1: Vị trí địa lí nước ta tạo điều kiện thuận lợi cho việc: A. Phát triển các ngành kinh tế biển B. Mở rộng quan hệ hợp tác với các nước trong khu vực Đông Nam Á và thế giới. C. Phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới D. Tất cả các thuận lợi trên Câu 2: Đây là đặc điểm quan trọng nhất của địa hình đồi núi nước ta, có ảnh hưởng rất lớn đến các yếu tố khác A. Chạy dài suốt lãnh thổ từ bắc đến nam B. Đồi núi thấp chiếm ưu thế tuyệt đối C. Núi nước ta có địa hình hiểm trở D. Núi nước ta có sự phân bậc rõ ràng Câu 3: Loại gió có ảnh hưởng chủ yếu đến khí hậu nước ta là A. Gió mậu dịch B. Gió mùa C. Gió địa phương D. Gió phơn tây nam Câu 4: Đồi núi nước ta có sự phân bậc vì: A. Trải qua lịch sử phát triển lâu dài, chịu tác động nhiều của ngoại lực B. Phần lớn là núi có độ cao dưới 2 000 m. C. Chịu tác động của nhiều đợt vận động tạo núi trong đại Cổ sinh. D. Chịu tác động của vận động tạo núi Anpi trong giai đoạn Tân kiến tạo Câu 5: Vùng Nội thủy là: A. Vùng nước rộng 12 hải lý ngoài đường cơ sở B. Vùng rộng 12 hải lý giữa vùng lãnh hải và vùng tiếp giáp C. Vùng có chiều rộng 12 hải lý giáp đất liền D. Vùng nước tiếp giáp đất liền, ở trong đường cơ sở Câu 6: Vào đầu mùa hạ gió mùa Tây Nam gây mưa ở vùng A. Tây Nguyên và Nam Bộ B. Phía Nam đèo Hải Vân C. Nam Bộ D. Trên cả nước Câu 7: Ở Bắc Trung Bộ, gió phơn xuất hiện khi: A. Áp thấp Bắc Bộ khơi sâu tạo sức hút mạnh gió mùa tây nam B. Khối khí nhiệt đới từ Ấn Độ Dương mạnh lên vượt qua được hệ thống núi Tây Bắc C. Khối khí nhiệt đới từ Ấn Độ Dương vượt qua dãy Trường Sơn vào nước ta. D. Khối khí từ lục địa Trung Hoa đi thẳng vào nước ta sau khi vượt qua núi biên giới. Câu 8: Động Phong Nha và rừng Kẻ Bàng thuộc địa phận của vùng nào? A. Bắc Trung Bộ B. Tây Nguyên C. Tây Bắc D. Nam Trung Bộ Câu 9: Đặc điểm địa hình nhiều đồi núi thấp đã làm cho A. Địa hình nước ta có sự phân bậc rõ ràng. B. Thiên nhiên có sự phân hoá sâu sắc C. Địa hình nước ta ít hiểm trở D. Tính chất nhiệt đới ẩm của thiên nhiên được bảo toàn Câu 10: Tổ chức Nông Lương thế giới là? A. FAO B. WHO C. WTO D. IMF Câu 11: Đây là một đặc điểm của sông ngòi nước ta do chịu tác động của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. A. Phần lớn sông đều ngắn dốc, dễ bị lũ lụt. B. Sông có lưu lượng lớn, hàm lượng phù sa cao C. Phần lớn sông chảy theo hướng tây bắc - đông nam D. Lượng nước phân bố không đều giữa các hệ sông Câu 12: Việt Nam có đường biên giới trên đất liền giáp những nước nào? A. Trung Quốc, Lào, Campuchia B. Trung Quốc, Mianma, Lào C. Trung Quốc, Campuchia, Mianma D. Trung Quốc, Camphuchia, Thái Lan HOC24.VN 2 Câu 13: Tổng lượng nước của sông ngòi nước ta A. 839 tỉ m3 B. 830 tỉ m3 C. 830 tỉ m3 D. 830 tỉ m3 Câu 14: Thềm lục địa vùng biển Bắc Bộ và Nam Bộ có đặc điểm A. Rộng và sâu B. Hẹp và sâu C. Rộng và nông D. Hẹp và nông Câu 15: Điểm nào không đúng với lãnh thổ nước ta: A. Nằm trong múi giờ số 8 B. Ở rìa phía Đông bán đảo Đông Dương C. Nằm trong vùng chịu ảnh hưởng của gió Mậu Dịch D. Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa Câu 16: Đáp án nào không đúng khi nói về đồng bằng duyên hải miền Trung: A. Sạt ở bờ biển B. Hàng năm lấn ra biển vài chục mét C. Đất đai kém màu mỡ do pha nhiều cát D. Nạn cát bay cát chảy xâm lấn ruộng Câu 17: Trong 4 địa điểm sau, nơi có mưa nhiều nhất là A. Thanh Hóa B. Hà Nội C. Nha Trang D. Huế Câu 18: Dãy núi Hoàng Liên Sơn thuộc vùng núi A. Đông Bắc B. Trường Sơn Nam C. Trường Sơn Bắc D. Tây bắc Câu 19: Mùa Đông ở miền Bắc nước ta khí hậu có đặc tính A. Nửa đầu mùa Đông lạnh ẩm, nửa sau mùa Đông lạnh khô B. Cả mùa lạnh ẩm C. Nửa đầu mùa Đông lạnh khô, nửa sau mùa Đông lạnh ẩm D. Cả mùa lạnh khô Câu 20: Quá trình xâm thực tác động đến địa hình A. Bào mòn, cắt xẻ ở vùng núi B. San bằng những thung lũng C. Tàn phá hoại rừng D. Lở đất Câu 21: Quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh A. Thành phố Đà Nẵng B. Tỉnh Quảng Ngãi C. Tỉnh Khánh Hoà D. Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Câu 22: Hệ sinh thái rừng nguyên sinh đặc trưng cho khí hậu nóng ẩm A. Rừng nhiệt đới khô nửa rụng lá B. Rừng nhiệt đới gió mùa nửa rụng lá C. Rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh D. Rừng nhiệt đới ẩm thường xanh Câu 23: Quá trình Feralit là quá trình hình thành đất đặc trưng của vùng khí hậu nào? A. Hàn đới B. Nhiệt đới ẩm gió mùa C. Cận nhiệt đới D. Ôn đới Câu 24: Đồng bằng có diện tích lớn nhất nước ta? A. ĐB Sông Hồng B. ĐB Thanh - Nghệ - Tĩnh C. ĐB Sông Cửu Long D. ĐB Bình - Trị - Thiên Câu 25: Vùng núi cao nhất nước ta: A. Trường Sơn Bắc B. Tây Bắc C. Trường Sơn Nam D. Đông Bắc Câu 26: Dãy núi Hoàng Liên Sơn có hướng A. Vòng cung B. Bắc - Nam C. Tây bắc – Đông nam D. Tây - Đông Câu 27: Biểu đồ thể hiện sự phát triển dân số và sản lượng lúa ở nước ta (1981 – 1999) là ? Dân số (triệu người), sản lượng (triệu tấn) Năm 1981 1984 1986 1988 1990 1996 1999 Số dân 54,9 58,6 61,2 63,6 66,2 75,4 76,3 Sản lượng lúa 12,4 15,6 16,0 17,0 19,2 26,4 31,4 A. Biểu đồ kết hợp B. Biểu đồ cột ghép C. Biểu đồ đường với 1 trục tung D. Biểu đồ đường với 2 trục tung Câu 28: Diện tích biển Đông khoảng bao nhiêu km2 A. 3,744 triệu km2 B. 3,747 triệu km2 C. 3,470 triệu km2 D. 3,447 triệu km2 HOC24.VN 3 Câu 29: Câu nào dưới đây thể hiện mối quan hệ chặt chẽ giữa miền núi với đồng bằng nước ta A. Đồng bằng thuận lợi cho cây lương thực, miền núi thích hợp cho cây công nghiệp. B. Đồng bằng có địa hình bằng phẳng, miền núi có địa hình cao hiểm trở. C. Những sông lớn mang vật liệu bào mòn ở miền núi bồi đắp, mở rộng đồng bằng. D. Sông ngòi phát nguyên từ miền núi cao nguyên chảy qua các đồng bằng. Câu 30: Đáp án nào không đúng với câu hỏi sau: Ảnh hưởng tích cực của thiên nhiên nhiệt đới ẩm ở nước ta A. Thuận lợi cho bảo quản máy móc B. Cây trồng phát triển xanh tốt C. Thuận lợi cho việc đa dạng hóa cây trồng D. Xen canh tăng vụ Câu 31: Công ước Quốc tế về Luật biển được các nước ký kết và thực hiện từ năm nào? A. 1985 B. 1982 C. 1979 D. 1990 Câu 32: Biểu đồ thể hiện sự phát triển dân số của nước ta trong thời kỳ 1921 – 1999 là ? (Đơn vị: triệu người) Năm 1921 1960 1980 1985 1990 1993 1999 Số A. Biểu đồ tròn B. Biểu đồ cột đơn C. Biểu đồ đường đơn D. Biểu đồ miền Câu 33: Dãy núi Đông Triều thuộc vùng núi A. Trường Sơn Bắc B. Tây Bắc C. Trường Sơn Nam D. Đông Bắc Câu 34: Nước ta có nguồn tài nguyên sinh vật phong phú do: A. Nằm hoàn toàn trong miền nhiệt đới Bắc bán cầu thuộc khu vực châu Á gió mùa. B. Nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và hải dương trên vành đai sinh khoáng của thế giới. C. Nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và hải dương trên đường di lưu của các loài sinh vật. D. Lãnh thổ kéo dài từ 8º34’B đến 23º23’B nên thiên nhiên có sự phân hoá đa dạng. Câu 35: Địa hình bán bình nguyên phổ biến ở vùng nào? A. Trung du miền núi Bắc Bộ B. Đông Nam Bộ C. Nam Trung Bộ D. Tây Nguyên Câu 36: Đèo Ngang nằm trên dãy núi Hoành Sơn thuộc địa phận của vùng nào? A. Nam Trung Bộ B. Tây Bắc C. Bắc Trung Bộ D. Tây Nguyên Câu 37: So với Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh thì Huế là nơi có cân bằng ẩm lớn nhất. Nguyên nhân chính là A. Huế có lượng mưa lớn nhưng bốc hơi ít do mưa nhiều vào mùa thu đông. B. Huế là nơi có lượng mưa trung bình năm lớn nhất nước ta C. Huế có lượng mưa không lớn nhưng mưa thu đông nên ít bốc hơi D. Huế có lượng mưa lớn và lượng bốc hơi cũng lớn Câu 38: Tại sao miền Trung khá nhiều sông nhưng không thuận lợi cho phát triển thủy điện A. Sông thường ít nước và địa hình bằng phẳng B. Sông thường ngắn, dốc và ít nước C. Sông nhiều nước nhưng địa hình dốc D. Sông nhiều nước nhưng địa hình bằng phẳng Câu 39: Gió mùa mùa Hạ ở nước ta hoạt động trong khoảng thời gian nào? A. tháng 5 - 9 B. tháng 6 - 9 C. tháng 6 - 10 D. tháng 5 - 10 Câu 40: Địa đầu cực Bắc của tổ quốc Việt Nam thuộc huyện nào? A. Đồng Văn, Hà Giang B. Móng Cái, Quảng Ninh C. Trùng Khánh, Cao Bằng D. Chi Lăng, Lạng Sơn
00:00:00