Cảnh báo

Bạn cần đăng nhập mới làm được đề thi này

Nội dung:

1 ÔN THI ĐẠI HỌC KHỐI C KÌ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2017 Đề tham khảo Môn thi: KHXH – Địa Lí GDTHPT ---------- Thời gian làm bài: 50 phút (không kể phát đề) -------------------------------------------------- Đề gồm có 5 trang ------------------------- Câu 1: Công cuộc đổi mới ở nước ta được manh nha từ năm nào? A. Năm 1975 B. Năm 1995 C. Năm 1986 D. Năm 1979 Câu 2: Ở nước ta, càng về phía Nam nhiệt độ càng tăng chủ yếu là do: A. Góc nhập xạ tăng, gió mùa Đông Bắc suy yếu. B. Càng về phía Nam, gần xích đạo nên có nhiệt độ cao. C. Sự khác nhau của địa hình. D. Ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam. Câu 3: “Là vùng thuộc chủ quyền quốc gia trên biển, có chiều rộng 12 hải lí, là đường biên giới quốc gia trên biển..” là đặc điểm của: A. Nội thủy B. Lãnh hải C. Vùng tiếp giáp lãnh hải D. Thềm lục địa Câu 4: Khí hậu của miền Tây Bắc lạnh chủ yếu là do ảnh hưởng của: A. Địa hình núi cao. B. Gió mùa Tây Nam. C. Gió từ biển thổi vào. D. Gió mùa Đông Bắc Câu 5: Nước ta có thể mở rộng giao lưu kinh tế với các nước khác trên thế giới là do vị trí: A. Nằm trên ngã tư đường hàng không và hàng hải quốc tế quan trọng. B. Nằm trong khu vực kinh tế năng động của thế giới. C. Nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa. D. Ở nơi giao thoa giữa nhiều vành đai sinh khoáng. Câu 6: Nhận định nào sau đây là sai : A. Dân số là nguồn lực quan trọng để phát triển đất nước. B. Dân số đông, nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn. C. Dân số nước ta tăng nhanh, nhất là nửa cuối thế kỉ XIX. D. Dân số nước ta thuộc dân số trẻ và đang có sự biến đổi nhanh về cơ cấu theo nhóm tuổi. Câu 7: Cho bảng số liệu Mã đề: 003 2 SỰ BIẾN ĐỘNG DIỆN TÍCH RỪNG QUA MỘT SỐ NĂM Nămổệừ ệ ệừ ựệ ệ ừồ ệ Độ ủ 1943 14,3 14,3 0 43,0 1983 7,2 6,8 0,4 22,0 2005 12,7 10,2 2,5 38,0 Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự biến động rừng nước ta giai đoạn trên là: A. Cột B. Kết hợp C. Đường D. Miền Câu 8: Từ bảng số liệu ở câu (7), nhận định nào sau đây là đúng: A. Độ che phủ rừng nước ta tăng nhanh trong giai đoạn 1943-1983. B. Diện tích rừng tăng nhưng chất lượng chưa phục hồi. C. Tài nguyên rừng nước ta đang suy giảm nghiêm trọng vào 1983-2005. D. Độ che phủ rừng giai đoạn 1943-2005 tăng nhanh và liên tục. Câu 9: Diện tích biển Đông là: A. 3 347 triệu km² B. 3557 triệu km² C. 3457 triệu km² D. 3 447 triệu km² Câu 10: Hiện tượng thời tiết bất thường gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống là : A. Sạt lỡ bờ biển, lũ lụt, lũ quét, trượt lỡ đất. B. Bão, lũ, lụt, hạn hán. C. Xói mòn, rửa trôi, bạc màu, bão. D. Dông, lốc, mưa đá, sương muối, rét hại. Câu 11: Về văn hóa-xã hội, vị trí địa lí nước ta có thuận lợi: A. Chung sống hòa bình, hợp tác hữu nghị cùng phát triển. B. Phát triển các ngành kinh tế. C. Chính sách mở cửa, hội nhập với các nước trên thế giới. D. Thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Câu 12: Gió mùa Tây Nam và dải hội tụ nhiệt đới là nguyên nhân chủ yếu gây mưa vào mùa hạ cho: A. Tây Bắc B. Bắc Trung Bộ C. Cả nước D. Tây Nguyên Câu 13: Dựa vào Atllat Địa lí Việt Nam trang 21, các trung tâm công nghiệp có giá trị sản xuất trên 40-120 nghìn tỉ đồng là: A. Hà Nội, Thanh Hóa, Huế, Đà Nẵng, Cần Thơ. B. Phú Thọ, Vinh, Huế, Quy Nhơn, Sóc Trăng. C. Nam Định, Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Cần Thơ, Đồng Nai. D. Hà Nội, Hải Phòng, Thủ Dầu Một, TP Hồ Chí Minh. Câu 14: Đồng bằng sông Cửu Long thường xuyên bị nhiễm mặn vào mùa khô là do: A. Địa hình bị chia cắt thành nhiều ô, có hệ thống đê bao bọc. B. Địa hình thấp, nhiều cửa sông nên thủy triều lấn sâu vào đất liền. C. Biển bao quanh, gió hoạt động mạnh đưa nước biển vào đất liền. D. Có nhiều vùng trũng rộng lớn dễ bị nhiễm phèn, nhiễm mặn. Câu 15: Hướng gió mùa hạ thịnh hành ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ là: 3 A. Đông Nam B. Tây Bắc C. Đông Bắc D. Tây Nam Câu 16: Vùng chuyên canh cây công nghiệp nhất là cao su là: A. Trung du miền núi Bắc Bộ B. Bắc Trung Bộ C. Đông Nam Bộ D. Tây Nguyên Câu 17: Khí hậu Tây Nguyên có tính cận xích đạo với một mùa mưa và một mùa khô kéo dài khoảng: A. 8-9 tháng. B. 6-7 tháng. C. 2-3 tháng. D. 4-5 tháng. Câu 18: Tỉnh có diện tích trồng cà phê lớn nhất nước (khoảng 259 nghìn ha) là: A. Kom Tum B. Đak Lak C. Gia Lai D. Lâm Đồng Câu 19: Nhận định nào sau đây là sai: A. Đồng bằng sông Cửu Long là đồng bằng châu thổ lớn nhất nước ta. B. Đồng bằng sông Cửu Long chiếm 12% diện tích toàn quốc và chiếm 20,7% số dân cả nước. C. Đồng bằng sông Cửu Long có phần thượng châu thổ là khu vực thấp trũng, chịu tác động của thủy triều. D. Đồng bằng sông Cửu Long do phù sa của hệ thống sông Tiền và Sông Hậu bồi đắp. Câu 20: Cho bảng số liệu sau: DIỆN TÍCH VÀ SẢN LƯỢNG LÚA NƯỚC TA THỜI KÌ 1990-2004 Năm ệ6028 7091 7655 7452 7443 Sản lượấ19225 27645 32554 34568 35867 Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng diện tích, sản lượng lúa thời kì 1990-2004 là: A. Cột ghép B. Đường C. Cột chồng D. Miền Câu 21: Từ bảng số liệu ở câu (20), năng suất lúa nước ta năm 2004 đạt: A. 4,81 kg/ha B. 266958081 kg/ha C. 2409,5 kg/ha D. 4818,9 kg/ha Câu 22: Đông Nam Bộ có vị trí địa lí rất thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng, nhất là trong điều kiện: A. Cơ sở vật chất đang tiến bộ như hiện nay. B. Cơ cấu ngành dịch vụ đang chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu GDP của khu vực. C. Giao thông vận tải phát triển. D. Vốn đầu tư nước ngoài ngày càng tăng. Câu 23: Mật độ dân số trung bình của nước ta năm 2006 là: A. 254 người/km² B. 245 người/km² C. 237 người/km² D. 265 người/km² Câu 24: Biện pháp bảo vệ rừng sản xuất là: A. Có kế hoạch, biện pháp bảo vệ hợp lí. B. Nuôi dưỡng, rừng hiện có, trồng rừng trên đất trống, đồi núi trọc. C. Bảo vệ cảnh quan, sự đa dạng về sinh vật của các vườn quốc gia và khu bảo tồn. D. Đảm bảo duy trì và phát triển diện tích và chất lượng rừng, duy trì và phát triển độ phì. Câu 25: Biểu hiện nào sau đây nói lên đặc điểm sông ngòi nước ta dày đặc: 4 A. Tổng lượng phù sa hàng năm khoảng 200 triệu tấn B. Cả nước có khoảng 2360 con sông. C. Sông ngòi nước ta có lượng nước lớn. D. Chế độ nước theo mùa. Câu 26: Hướng vòng cung là hướng núi điển hình của vùng: A. Tây Bắc và Đông Bắc. B. Đông Bắc và Trường Sơn Bắc. C. Đông Bắc và Trường Sơn Nam. D. Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam. Câu 27: Diện tích rừng của nước ta tăng lên chủ yếu nhờ: A. Công tác bảo vệ rừng được chú trọng. B. Đẩy mạnh công tác trồng rừng mới. C. Mở rộng diện tích đất nông nghiệp. D. Xây dựng các hồ thủy điện. Câu 28: Ở trung du và miền núi Bắc Bộ loại đất chiếm phần lớn diện tích là: A. Đất feralit. B. Đất xám bạc màu. C. Đất mùn núi cao. D. Đất phù sa cổ. Câu 29 : Tài nguyên du lịch bao gồm mấy nhóm ? A. 2 nhóm B. 3 nhóm C. 4 nhóm D. 5 nhóm Câu 30 : Than nâu phân bố tập trung ở : A. Trung du và miền núi Bắc Bộ. B. Duyên hải Nam Trung Bộ. C. Đông Nam Bộ. D. Đồng bằng Sông Hồng. Câu 31: Để tránh thiệt hại do bão gây ra, các tàu thuyền trên biển cần phải: A. Trang bị phao cứu sinh, phát tín hiệu cầu cứu. B. Tìm cách chạy thật nhanh vào bờ mà không cần biết hướng bão. C. Gấp rút tránh xa vùng trung tâm bão và trở về đất liền. D. Tăng cường công tác dự báo hoạt động của bão. Câu 32: Mạng lưới đô thị ở nước ta được chia làm mấy loại? A. 5 loại. B. 6 loại. C. 7 loại. D. 8 loại. Câu 33: Địa hình đồi núi nước ta chia làm 4 vùng là: A. Đông Bắc, Tây Bắc, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên. B. Đông Bắc, Tây Bắc, Trường Sơn Bắc, Trường Sơn Nam. B. Tây Bắc, Đông Bắc, Tây Nguyên, Các đảo ven bờ. D. Tây Bắc, Đông Bắc, Trung du miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên. Câu 34: Tuyến đường xương sống của đường bộ nước ta là: A. Đường Hồ Chí Minh. B. Đường Sắt Bắc Nam. C. Đường sắt Thống Nhất. D. Quốc lộ 1. Câu 35: Nhận định nào sau đây không đúng về vai trò của giao thông vận tải: 5 A. Thực hiện mối liên hệ kinh tế - xã hôi. B. Làm thay đổi sự phân bố sản xuất và phân bố dân cư. C. Đáp ứng điều kiện để nước ta trở thành nước công nghiệp. D. Phát triển giao thông vận tải góp phần thúc đẩy kinh tế - văn hóa ở vùng núi, tăng cường sức mạnh quốc phòng. Câu 36: Thuận lợi làm cho ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm ở nước ta trở thành ngành công nghiệp trọng điểm và có cơ cấu ngành đa dạng là: A. Nhu cầu xuất khẩu hàng hóa ra các nước tăng. B. Cơ sở máy móc phát triển. C. Nguồn nguyên liệu tại chỗ. D. Mang hiệu quả kinh tế cao. Câu 37: Để chống xói mòn trên đất dốc ở vùng núi phải tiến hành: A. Áp dụng tổng thể các biện pháp thủy lợi và canh tác. B. Làm ruộng bậc thang, trồng cây theo băng. C. Làm ruộng bậc thang, đào hố vẩy cá. D. Trồng cây gây rừng, tổ chức các công tác bảo vệ rừng. Câu 38: Cho biểu đồ sau: Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây: A. Quy mô diện tích gieo trồng một số cây công nghiệp lâu năm của nước ta. B. Sự chuyển dịch cơ cấu diện tích gieo trồng một số cây công nghiệp lâu năm của nước ta. C. Tốc độ tăng trưởng diện tích gieo trồng một số cây công nghiệp lâu năm của nước ta. D. Cơ cấu diện tích gieo trồng một số cây công nghiệp lâu năm của nước ta. Câu 39: Cửa khẩu quốc tế quan trọng ở Bắc Trung Bộ là: A. Cha Lo. B. Cầu Treo. C. Nậm Cắn. D. Lao Bảo. Câu 40: Đây là hiện tượng thường đi liền với bão: A. Lũ lụt. B. Động đất. C. Ngập úng. D. Sóng thần. ----------------Hết--------------- Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam phát hành từ năm 2009 đến năm 2016.
00:00:00