Cảnh báo

Bạn cần đăng nhập mới làm được đề thi này

Nội dung:

Đề 1 Câu 1.Ưu thế lớn nhất của vị trí địa lí nước ta trong mở rộng giao lưu kinh tế với nước ngoài chính là: A. Nằm ở trung tâm Đông Nam Á B. Nằm ở tuyến đường hàng hải quốc tế C. Cầu nối châu Á và châu Đại Dương D. Cửa ngõ ra vào khu vực Đông Dương Câu 2. Tác động tiêu cực của địa hình miền núi đối với đồng bằng của nước ta là : A. Mang vật liệu bồi đắp đồng bằng, cửa sông. B. Chia cắt đồng bằng thành các châu thổ nhỏ C. Thường xuyên chịu ảnh hưởng của lũ lụt. D. Ngăn cản ảnh hưởng của gió mùa tây nam gây khô nóng. Câu 3: Thành phần dân tộc của Việt Nam phong phú và đa dạng là do : A. Loài người định cư khá sớm. B. Nơi gặp gỡ của nhiều luồng di cư lớn trong lịch sử. C. Có nền văn hóa đa dạng, giàu bản sắc dân tộc. D. Tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa của thế giới. Câu 4. Đây là đặc điểm quan trọng nhất của địa hình đồi núi nước ta, có ảnh hưởng rất lớn đến các yếu tố khác. A. Chạy dài suốt lãnh thổ từ bắc đến nam. B. Đồi núi thấp chiếm ưu thế tuyệt đối C. Núi nước ta có địa hình hiểm trở. D. Núi nước ta có sự phân bậc rõ ràng. Câu 5. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15 cho biết mật độ dân số của Tây Nguyên năm 2007 là: A. Dưới 50 người/km2 B. Từ 50-100 người /km2 C. Từ 101- 200 người/km2 D. Từ 201- 500 người/km2 Câu 6. Đây là đặc điểm cơ bản của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ : A. Có đủ núi cao, núi trung bình, sơn nguyên, cao nguyên, đồng bằng, lòng chảo, thung lũng. B. Có mối quan hệ với Vân Nam về cấu trúc địa chất, là sự suy giảm ảnh hưởng của gió mùa đông bắc. C. Sự đa dạng phong phú về tài nguyên thiên nhiên đặc biệt là nguồn khoáng sản. D. Hướng nghiêng chung của địa hình là tây bắc - đông nam với những dãy núi đứng chênh vênh trên bờ biển. Câu 7. Nội dung chủ yếu của chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường là : A. Đảm bảo chất lượng môi trường phù hợp với yêu cầu đời sống con người. B. Đảm bảo việc bảo vệ tài nguyên môi trường đi đôi với sự phát triển bền vững. C. Cân bằng giữa phát triển dân số với khả năng sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên. D. Phòng, chống, khắc phục sự suy giảm môi trường, đảm bảo cho sự phát triển bền vững. Câu 8. Cho bảng số liệu: Một số sản phẩm công nghiệp của nước ta thời kì 1995-2005 So với năm 1995 thì số lượng quần áo may sẵn năm 2005 tăng thêm bao nhiêu %? A. 480,0 B. 435,7 C. 403,2 D. 488,3 Năm Than( triệu tấn) Quầnáo may sẵn( triệu cái) Xi măng( triệu tấn) Bia( triệu lít) Câu 9. Hạn chế lớn nhất của sự tăng trưởng kinh tế nước ta trong thời gian qua là: A. Tăng trưởng không ổn định B. Tăng trưởng với tốc độ chậm. C. Tăng trưởng không đều giữa các ngành. D. Tăng trưởng chủ yếu theo bề rộng. i Dựa vào bảng số liệu sau trả lời câu hỏi từ 10 đến 12: Giá trị xuất nhập khẩu của Việt Nam trong thời kì 1994- 2000( đơn vị: triệu USD) Năấtẩuậpẩu Câu 10. Cán cân xuất nhập khẩu năm 2006 của nước ta là: A. -1.771,5 B. 2.139,3 C. 4.508,0 D. -5.064,9 Câu 11. So với giá trị xuất khẩu năm 1994 thì giá trị xuất khẩu năm 2000 gấp: A. 35,2 lần B. 532% C. 3,5 lần D. 325% Câu 12. Trong các năm trên, năm nào nước ta xuất siêu? A. 1994 B. 1997 C. 2000 D. Không có năm nào Câu 13.Nguyên nhân chính làm cho tài nguyên đất của nước ta bị thoái hoá là: A. Sức ép của dân số và sử dụng không hợp lí kéo dài. B. Tác động của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. C. Có sự khác biệt lớn giữa các vùng về vốn đất. D. Địa hình đồi núi chiếm hơn 3/4 diện tích đất nước Câu 14. Phân hoá học là sản phẩm của ngành công nghiệp : A. Năng lượng. B. Vật liệu. C. Sản xuất công cụ lao động. D. Chế biến và hàng tiêu dùng. Câu 15. Nước ta 3/4 diện tích là đồi núi lại có nhiều rừng ngập mặn, rừng phi lao ven biển cho nên : A. Lâm nghiệp có vai trò quan trọng hàng đầu trong cơ cấu nông nghiệp. B. Lâm nghiệp có mặt trong cơ cấu kinh tế của hầu hết các vùng lãnh thổ. C. Việc trồng và bảo vệ rừng sử dụng một lực lượng lao động đông đảo. D. Rừng ở nước ta rất dễ bị tàn phá. Câu 16. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23 cho biết tỉnh/thành phố nào không có quốc lộ 1A đi qua? A. Bắc Ninh B. Cao Bằng C. Quảng Ngãi D. Biên Hoà Câu 17. Cho biểu đồ: Căn cứ vào biểu đồ cho biết ý nào là không đúng: A. Ngành nông - lâm- ngư nghiệp có xu hướng giảm tỉ trọng B. Ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng thấp trong cơ cấu GDP C. Ngành công nghiệp tăng 18,3% từ năm 1990 đến 1995 D. Năm 1998, ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu GDP Câu 18. Phát biểu nào sau đây không đúng với đặc điểm của lao động nước ta? A. Nguồn lao động dồi dào và tăng nhanh B. Đội ngũ công nhân kĩ thuật còn thiếu nhiều C. Chất lượng lao động ngày càng được nâng cao D. Lực lượng lao động có trình độ cao đông đảo Câu 19. Đây không phải là một trong những chương trình mục tiêu quốc gia về y tế : A. Phòng chống bệnh sốt rét. B. Chống suy dinh dưỡng trẻ em. C. Sức khoẻ sinh sản vị thành niên. D. Dân số và kế hoạch hoá gia đình. Câu 20. Đặc điểm của Biển Đông có ảnh hưởng nhiều nhất đến thiên nhiên nước ta là : A. Nóng ẩm và chịu ảnh hưởng của gió mùa B. Có diện tích lớn gần 3,5 triệu km². C. Biển kín với các hải lưu chạy khép kín. D. Có thềm lục địa mở rộng hai đầu thu hẹp ở giữa Câu 21. Đông Nam Bộ trở thành vùng dẫn đầu cả nước về hoạt động công nghiệp nhờ : A. Có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất nước. B. Giàu có nhất nước về nguồn tài nguyên thiên nhiên. C. Khai thác một cách có hiệu quả các thế mạnh vốn có. D. Có dân số đông, lao động dồi dào và có trình độ tay nghề cao. Câu 22. Nhà máy lọc dầu Dung Quất có công suất khoảng bao nhiêu? A. 6,2 triệu tấn/năm B. 6,5 triệu tấn/năm C. 6,8 triệu tấn/năm D. 6,9 triệu tấn/năm Câu 23. Vấn đề cần hết sức quan tâm khi mở rộng diện tích đất nông nghiệp là : A. Không để mất rừng. B. Không mở rộng ở những vùng có độ dốc lớn. C. Chỉ được mở rộng ở miền núi, trung du. D. Việc mở rộng phải gắn liền với việc định canh định cư Câu 24. Đây là các khu công nghiệp tập trung của nước ta xếp theo thứ tự từ Bắc vào Nam : A. Đồ Sơn, Nhơn Hội, Hoà Khánh, Chân Mây, Tân Thuận. B. Tân Thuận, Nhơn Hội, Hoà Khánh, Chân Mây, Đồ Sơn C. Đồ Sơn, Nhơn Hội, Hoà Khánh, Chân Mây, Tân Thuận D. Đồ Sơn, Chân Mây, Hoà Khánh, Nhơn Hội, Tân Thuận Câu 25. Đối tượng lao động trong nông nghiệp nước ta là : A. Đất đai, khí hậu và nguồn nước. B. Hệ thống cây trồng và vật nuôi. C. Lực lượng lao động. D. Hệ thống cơ sở vật chất – kĩ thuật và cơ sở hạ tầng. Câu 26. Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 20 cho biết ý nào sau đây không đúng? A. Diện tích rừng tự nhiên của nước ta ngày càng giảm B. Diện tích rừng trồng của nước ta có sự biến động nhưng vẫn tăng C. Từ năm 2000 đến năm 2007, diện tích rừng tự nhiên tăng gấp 1,1 lần D. Từ năm 2000 đến năm 2007, diện tích rừng trồng tăng gấp 1,7 lần Câu 27. Các tuyến đường nào chạy qua tất cả các tỉnh của Duyên hải Nam Trung Bộ? A. Quốc lộ 1A và đường sắt Thống Nhất B. Quốc lộ 1A C. Đường sắt Thống Nhất D. Quốc lộ 1A, đường sắt Thống Nhất, 19 Câu 28. Trong các loại hình vận tải, thì giao thông vận tải đường bộ (ô tô) ở nước ta : A. Có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất. B. Chiếm ưu thế cả về khối lượng hàng hóa vận chuyển và luân chuyển. C. Phát triển không ổn định. D. Có trình độ kĩ thuật và công nghệ cao nhất Câu 29. Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 19, cho biết tỉnh nào sau đây có sản lượng thịt hơi xuất chuồng theo đầu người lớn hơn 20 kg/người? A. Lai Châu B. Khánh Hoà C. Đăk Lăk D. Cà Mau Câu 30. Ở đồng bằng sông Hồng, loại đất đem lại giá trị kinh tế lớn hơn cả là: A. Đất ngoài đê được bồi đắp thường xuyên B. Đất xám C. Đất nhiễm mặn, nhiễm phèn D. Đất trong đê Câu 31. Đi từ Đông sang Tây, địa hình của Bắc Trung Bộ trải qua: A. Bờ biển, đồng bằng hẹp, vùng gò đồi và vùng núi B. Bờ biển, đồng bằng hẹp, vùng gò đồi, trung du và đồi núi thấp C. Bờ biển, đồng bằng pha cát, vùng đồi núi và trung du D. Bờ biển, đồng bằng pha cát, vùng gò đồi và các cao nguyên Câu 32. Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 18 cho biết giá trị sản xuất nông, lâm, thuỷ sản phân theo ngành của nước ta từ năm 2000 đến năm 2007 tăng gấp bao nhiêu lần: A. 1,1 lần B. 2,1 lần C. 3,1 lần D. 4,1 lần Câu 33. Ý nào sau đây không đúng với vùng Đông Nam Bộ? A. Có nền kinh tế hàng hoá phát triển muộn hơn so với Đồng bằng sông Hồng B. Cơ cấu kinh tế công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ phát triển hơn so với các vùng khác trong cả nước C. Đang sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên D. Nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao Câu 34. Phần thượng châu thổ của Đồng bằng sông Cửu Long có độ cao khoảng bao nhiêu? A. 0-2m B. 2-4m C. 4-6m D. 6-8m Câu 35. Tài nguyên thiên nhiên nổi trội hàng đầu của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là: A. Thuỷ- hải sản B. Các mỏ dầu khí ở thềm lục địa C. Tài nguyên nước D. Tài nguyên khí hậu Câu 36. Ở Tây Nguyên, tỉnh có diện tích chè lớn nhất là : A. Lâm Đồng. B. Đắc Lắc. C. Đắc Nông. D. Gia Lai Câu 37. Trong các loại than sau đây, loại than nào thường được dùng luyện thành than cốc để sử dụng trong công nghiệp luyện kim? A. Than antraxit B. Than mỡ C. Than nâu D. Than bùn Câu 38. Thế mạnh nào sau đây không phải của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ? A. Phát triển tổng hợp kinh tế biển và du lịch B. Khai thác và chế biến khoáng sản, thuỷ điện C. Chăn nuôi gia cầm ( đặc biệt là vịt) D. Trồng và chế biến cây công nghiệp, cây dược liệu , rau quả cận nhiệt và ôn đới Câu 39. Loại khoáng sản có trữ lượng hàng tỉ tấn ở Tây Nguyên là: A. Crom B. Mangan C. Sắt D. Boxit Câu 40. Kiểu rừng tiêu biểu của nước ta hiện nay là : A. Rừng rậm nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh. B. Rừng gió mùa thường xanh. C. Rừng gió mùa nửa rụng lá. D. Rừng ngập mặn thường xanh ven biển.
00:00:00