Cảnh báo

Bạn cần đăng nhập mới làm được đề thi này

Nội dung:

HOC24.VN 1 ĐỀ LUYỆN THI THPT QUỐC GIA 2017 – ĐỀ SỐ 07 MÔN: GDCD Thời gian làm bài: 50 phút Câu 1: Pháp luật là gì? A. Là quy tắc xử sự chung được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực của nhà nước B. Là văn bản do nhà nước ban hành và thực hiện bằng quyền lực nhà nước C. Là hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước D. Là hệ thống các quy tắc sử sự được hình thành theo điều kiện cụ thể từng địa phương. Câu 2: Pháp luật do cơ quan tổ chức nào ban hành? A. Chính phủ B. Ủy ban thường vụ Quốc hội C. Quốc hội D. Tòa án nhân dân, viện kiểm sát nhân dân Câu 3: Đặc trưng của pháp luật thể hiện ở A. Tính quy tắc xử sự chung của Nhà nước B. tính nhân dân và tính dân tộc C. tính quy phạm phổ biến, tính quyền lực, bắt buộc chung và tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức D. quy phạm pháp luật và quy phạm đạo đức Câu 4: Hãy cho biết đâu là nhận định đúng về bản chất giai cấp của pháp luật? A. Đảm bảo lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động Việt Nam B. Đảm bảo lợi ích của giai cấp lãnh đạo, nhưng giai cấp công nhân và nông dân được tự do dân chủ C. Pháp luật là điều kiện để nhà nước rằng buộc mọi công dân D. Các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành phù hợp với ý chí của giai cấp cầm quyền mà nhà nước là đại diện Câu 5: Bản chất xã hội của pháp luật thể hiện ở: A. Pháp luật được ban hành vì sự phát triển của xã hội B. Pháp luật phản ánh những nhu cầu, lợi ích của các tầng lớp trong xã hội C. Pháp luật bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội, được thực hiện trong thực tiễn đời sống xã hội vì sự phát triển của xã hội D. Pháp luật thể hiện ý chí của giai cấp thống trị và nhân dân lao động Câu 6: Trong quá trình xây dựng pháp luật, nhà nước luôn cố gắng đưa những quy phạm đạo đức có tính phổ biến phù hợp sự phát triển và tiến bộ xã hội vào trong các quy phạm pháp luật là thể hiện mối quan hệ giữa pháp luật với: A. Pháp luật với chính trị B. Pháp luật với đạo đức C. Pháp luật với xã hội D. Pháp luật với lương tâm, nghĩa vụ HOC24.VN 2 Câu 7: Tháng 9/2008, Bộ tài nguyên môi trường phát hiện công ty Vedan đã hàng ngày sả nước thải bẩn (chưa qua sử lý) trực tiếp ra sông Thị Vải (Đồng Nai). Hành vi của công ty Vedan: A. Vi phạm pháp luật hình sự B. Vi phạm pháp luật dân sự C. Vi phạm kỷ luật D. Vi phạm pháp luật hành chính Câu 8: Trên đường phố, mọi người đi xe đạp, xe máy, ô tô tự giác dừng lại đúng nơi quy định, không vượt qua ngã ba, ngã tư khi có tín hiệu đèn đỏ đó là hành vi của mọi công dân: A. Thực hiện đúng quy định của pháp luật B. Thực hiện pháp luật giao thông đường bộ C. Thực hiện pháp luật về điều khiển phương tiện khi tham gia giao thông D. Thực hiện pháp luật về an toàn tính mạng khi tham gia giao thông Câu 9: Nam thanh niên từ đủ 18 tuổi đến 25 tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự là hình thức thực hiện pháp luật nào: A. Thi hành pháp luật B. Sử dụng pháp luật C. Tuân thủ pháp luật D. Áp dụng pháp luật Câu 10: Đâu là dấu hiệu vi phạm pháp luật? A. Là hành vi trái luật, có lỗi, do người có người có năng trách nhiệm pháp lí thực hiện xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ B. Do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện C. Người vi phạm pháp luật phải có lỗi D. A và B đúng Câu 11: Trách nhiệm pháp lý là: A. trách nhiệm mà các cá nhân hoặc tổ chức phải gánh chịu hậu quả từ hành vi hợp pháp của mình. B. trách nhiệm mà các cá nhân hoặc tổ chức phải gánh chịu mọi hậu quả từ hành vi của mình. C. nghĩa vụ mà các cá nhân hoặc tổ chức phải gánh chịu hậu quả bất lợi từ hành vi vi phạm pháp luật của mình. D. nghĩa vụ mà các cá nhân hoặc tổ chức phải gánh chịu mọi hậu quả từ hành vi của mình. Câu 12: Pháp luật hành chính và pháp luật hình sự nước ta đều quy định công dân phải chịu trách nhiệm về mọi hành vi vi phạm của mình áp dụng đối với: A. Công dân dưới 15 tuổi B. Công dân từ đủ 16 tuổi trở lên C. Công dân từ đủ 17 tuổi trở lên D. Công dân từ đủ 18 tuổi trở lên Câu 13: Người nào sao đây là người không có năng lực trách nhiệm pháp lí? A. Say rượu B. Bị bệnh tâm thần C. Bị ép buộc vi phạm pháp luật D. Bị dụ dỗ vi phạm pháp luật Câu 14: Vi phạm hình sự là: A. những hành vi nguy hiểm cho xã hội, bị coi là tội phạm được quy định tại Bộ luật Hình sự B. những hành vi nguy hiểm cho xã hội, bị coi là tội phạm được quy định tại Bộ luật Dân sự. C. những hành vi nguy hiểm cho xã hội, bị coi là tội phạm được quy định tại Hiến Pháp. D. những hành vi nguy hiểm cho xã hội, bị coi là tội phạm được quy định tại các luật. HOC24.VN 3 Câu 15: Việc cảnh sát giao thông ra quyết định xử phạt hành chính về hành vi đi xe máy vượt đèn đỏ của công dân nhằm: A. Buộc mọi công dân luôn tôn trọng pháp luật khi tham gia giao thông B. Buộc các chủ thể vi phạm pháp luật chấm dứt hành vi trái luật C. Buộc họ phải làm những công việc nhất định để trừng phạt D. Buộc họ phải khắc phục hậu quả do hành vi trái pháp luật của mình gây ra Câu 16: Hành vi giết người, tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là: A. Vi phạm kỉ luật B. Vi phạm hành chính C. Vi phạm hình sự D. Vi phạm dân sự Câu 17: Hình thức xử phạt chính đối với người vi phạm hành chính: A. Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ B. Buộc khắc phục hậu quả do mình gây ra C. Tịch thu tang vật, phương tiện D. Phạt tiền, cảnh cáo Câu 18: Theo quy định của Bộ luật hình sự tội phạm hình sự bị xử phạt mức án cao nhất là gì? A. Phạt tù 30 năm B. Phạt tù chung thân C. Tử hình D. Phạt tù 10 năm Câu 19: Trong vi phạm kỉ luật mức xử lí đối với người vi phạm được thực hiện theo những bước nào là đúng nhất? A. Cảnh cáo, khiển trách, chuyển công tác khác, buộc thôi việc, hạ bậc lương B. Khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, chuyển công tác khác, buộc thôi việc C. Khiển trách, hạ bậc lương, cảnh cáo, chuyển công tác khác, buộc thôi việc D. Cảnh cáo, chuyển công tác khác, buộc thôi việc, hạ bậc lương, khiển trách Câu 20: Theo quy định của pháp luật mọi công dân Việt Nam đủ từ 18 tuổi trở lên đều có quyền đi bầu cử và đủ từ 21 tuổi trở lên thì đều có quyền ứng cử thể hiện: A. Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí B. Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ C. Công dân bình đẳng về nghĩa vụ D. Công dân bình đẳng về quyền Câu 21: Gần đây dư luận và nhân dân cả nước đang rất bức xúc đối với việc tập đoàn Formosa đóng trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh thả chất thải độc hại ra môi trường làm cá ở 4 tỉnh miền Trung bị chết. Hãy cho biết trách nhiệm pháp lí của tổ chức kinh tế này như thế nào? A. Bồi thường thiệt hại về vật chất cho ngư dân B. Khắc phục hậu quả do hành vi của mình gây ra cho ngư dân C. Cải tạo hệ thống sả thải đảm bảo đúng tiêu chuẩn về môi trường D. Cả 3 đều đúng Câu 22: “Tảo hôn” là việc lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định, cụ thể : A. Nam đủ 22 tuổi, Nữ đủ 20 tuổi. B. Nam chưa đủ 20 tuổi, Nữ chưa đủ 18 tuổi. C. Nam đủ 20 tuổi, Nữ đủ 18 tuổi. D. Nam chưa đủ 21 tuổi, Nữ chưa đủ 19 tuổi. Câu 23: Một trong những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình ở nước ta Theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 là: A. Hôn nhân tự nguyện, một vợ một chồng. HOC24.VN 4 B. Vợ chồng có nghĩa vụ thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình. C. Vợ chồng bình đẳng; Vợ chồng có nghĩa vụ thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình. D. Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng; Vợ chồng có nghĩa vụ thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình. Câu 24: Trước khi kết hôn Lan được bố mẹ đẻ cho 10 cây vàng. Vậy 10 cây vàng đó sau khi kết hôn thuộc: A. Tài sản chung của vợ và chồng B. Tài sản riêng của vợ C. Tài sản riêng của chổng D. Tài sản thuộc sở hữu của gia đình nhà chồng Câu 25: Luật Hôn nhân và gia đình nước ta quy định ‘‘vợ, chồng bình đẳng với nhau, có nghĩa vụ và quyền ngang nhau về mọi mặt trong gia đình’’. Điều này được thể hiện trong các nội dung nào sau đây? A. Trong quan hệ nhân thân B. Trong quan hệ tài sản C. Trong quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản D. Trong quyền định đoạt tài sản chung của vợ và chồng Câu 26: Các dân tộc Việt Nam đều có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình thể hiện nội dung nào? A. Bình đẳng về chính trị B. Bình đẳng về kinh tế C. Bình đẳng về văn hóa D. Bình đẳng về giáo dục Câu 27: Tình huống pháp luật: Chị M là người dân tộc H’Mông và anh H là người dân tộc Kinh. Họ đã yêu nhau được 2 năm và quyết định kết hôn. Nhưng gia đình chị M không đồng ý, kiên quyết không cho hai người lấy nhau vì lí do anh H không phải là người dân tộc H’Mông. Hành vi cản trở của gia đình chị M đã vi phạm quyền gì của công dân? A. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc B. Quyền tự do giữa các dân tộc C. Quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo D. Quyền tự do ngôn luận. Câu 28: Hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật được Nhà nước: A. bảo bọc B. bảo hộ C. bảo đảm D. bảo vệ Câu 29: Ông A mất xe máy và khẩn cấp trình báo với công an xã. Trong việc này ông A khẳng định anh X là người lấy cắp. Dựa vào lời khai báo của ông A, công an xã đã ngay lập tức bắt anh X. Việc làm của công an xã đã vi phạm: A. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân B. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân C. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân D. Quyền tự do ngôn luận Câu 30: Khi nào thì được bắt người trong trường hợp khẩn cấp? A. Khi có căn cứ để cho rằng người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng HOC24.VN 5 B. Khi có người chính mắt trông thấy và xác nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm mà xét thấy cần bắt ngay để người đó không trốn được C. Khi thấy ở người hoặc tại chỗ ở của một người nào đó có dấu vết của tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó chốn D. Cả 3 đều đúng Câu 31: Quyền tự do ngôn luận của công dân được thể hiện ở: A. Quyền bầu cử và ứng cử của công dân B. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm C. Đóng góp ý kiến, kiến nghị với các Đại biểu Quốc hội và đại biểu hội đồng nhân dân trong các dịp tiếp xúc cử tri ở cơ sở D. Không ai bị bắt nếu không có quyết định của tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của viện kiểm sát trừ trường hợp phạm tội quả tang Câu 32: Ngày 22/5/2016, Việt Nam tiến hành bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Công dân nào dưới đây đủ điều kiện được bầu cử khi có ngày sinh là: A. 23/5/1998 B. 21/5/1999 C. 21/4/1998 D. 21/4/1999 Câu 33: Cách thực hiện quyền bầu cử và ứng cử của công dân được thực hiện theo nguyên tắc: A. Bầu cử phổ thông, bình đẳng B. Bầu cử phổ thông C. Bầu cử trực tiếp D. Bầu cử phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín Câu 34: : Mục đích của khiếu nại là: A. Nhằm khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại đã bị xâm phạm. B. Nhằm khôi phục quyền và lợi ích bất hợp pháp của người khiếu nại đã bị xâm phạm. C. Nhằm khôi phục quyền, lợi ích và nghĩa vụ hợp pháp của người khiếu nại đã bị xâm phạm. D. Nhằm khôi phục quyền và lợi ích của người khiếu nại. Câu 35: Theo quy định của pháp luật khiếu nại, tố cáo thì ai có quyền tố cáo: A. Mọi cá nhân, tổ chức B. Mọi tổ chức C. Chỉ có cơ quan nhà nước có thẩm quyền tố cáo D. Chỉ có công dân mới có quyền tố cáo Câu 36: Quy trình khiếu nại và giải quyết khiếu nại được thực hiện theo mấy bước: A. 4 bước B. 5 bước C. 6 bước D. 7 bước Câu 37: Quyền học tập của công dân được hiểu là: A. Mọi công dân đều có quyền được đi học theo đúng độ tuổi do pháp luật quy định B. Mọi công dân đều có quyền học từ thấp đến cao, có thể học bất cứ ngành, nghề nào, có thể học bằng nhiều hình thức và có thể học thường xuyên, học suốt đời C. Chỉ công dân là nam giới mới có quyền học tập thường xuyên D. Chỉ khi nào công dân có đủ điều kiện về kinh tế mới được thực hiện quyền học tập HOC24.VN 6 Câu 38: H là một học sinh có khả năng viết truyện, làm thơ nhưng bố em đã cấm vì ảnh hưởng đến việc học tập của H. Theo em bố H đã vi phạm quyền gì của công dân: A. Quyền sáng tạo B. Quyền học tập. C. Quyền phát triển kinh tế. D. Quyền hưởng thụ các giá trị văn hóa Câu 39: Vai trò của pháp luật đối với sự phát triển bền vững của đất nước được thể hiện: A. Trong lĩnh vực văn hóa B. Trong lĩnh vực kinh tế C. Trong lĩnh vực bảo vệ mội trường D. Trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội Câu 40: Biểu hiện của một đất nước phát triển bền vững bao gồm: A. Có sự tăng trưởng liên tục và vững chắc về kinh tế, có sự bảo đảm ổn định và phát triển về văn hóa, xã hội, có môi trường được bảo vệ và cải thiện, có nền quốc phòng và an ninh vững chắc B. Có nền kinh tế tăng trưởng liên tục và vững chắc C. Có nền quốc phòng và an ninh hiện đại D. Xã hội ổn định và phát triển về văn hóa - xã hội ____________ HẾT ___________
00:00:00