Cảnh báo

Bạn cần đăng nhập mới làm được đề thi này

Nội dung:

ĐỀ KIỂM TRA (Thời gian: 50 phút) I.Phần trắc nghiệm Câu 1: Trên bản đồ kinh tế – xã hội, các đối tượng địa lí thường được thể hiện bằng phương pháp kí hiệu đường chuyển động là: A.Các nhà máy, sự trao đổi hàng hoá B. Các luồng di dân, các luồng vận tải C. Biên giới, đường giao thông.. D. Các nhà máy, đường giao thông Câu 2: Nhận định nào dưới đây là chưa chính xác: A. Dựa vào bản đồ ta có thể xác định được vị trí địa lí của một điểm trên bề mặt Trái Đất. B. Bản đồ có thể thể hiện hình dạng và qui mô các bộ phận lãnh thổ trên bề mặt Trái Đất. C. Bản đồ không thể thể hiện quá trình phát triển của 1 hiện tượng. D. Bản đồ có thể thể hiện sự phân bố của các đối tượng địa lí. Câu 3: Trái Đất hoàn thành một vòng tự quay quanh trục của mình trong khoảng thời gian: A. Một ngày đêm. B. Một năm. C. Một mùa. D. Một tháng. Câu 4: Các hoang mạc hình thành chủ yếu do nguyên nhân nằm gần dòng biển lạnh là: A. Atacama, Namíp B. Gôbi, Namíp C. Atacama, Sahara D. Namíp, Taclamacan Câu 5. Thảm thực vật và nhóm đất chính phát triển trên kiểu khí hậu ôn đới lục địa lạnh là: A. Rừng lá kim – đất nâu. B. Rừng lá kim - đất pôtdôn. C. Rừng lá rộng – đất đen. D. Rừng lá kim – đất xám. Câu 6: Nguyên nhân khiến khí áp giảm khi nhiệt độ tăng là do: A.Không khí nở ra, tỉ trọng giảm đi. B. Các phân tử chuyển động với vận tốc lớn hơn. C. Không khí co lại. D.Không khí không thoát ra được. Câu 7: Trong học tập, bản đồ là một phương tiện để học sinh: A.Học thay sách giáo khoa. B. Học tập, rèn luyện các kĩ năng địa lí. C. Thư giãn sau khi học xong bài. D. Xác định vị trái các bộ phận lãnh thổ học trong bài. Câu 8:Theo thứ tự từ trên xuống, các tầng đá ở lớp vỏ Trái Đất lần lượt là: A. Tầng đá trầm tích, tầng granit, tầng badan. B. Tầng đá trầm tích, tầng badan, tầng granit. C. Tầng granit, tầng đá trầm tích, tầng badan. D. Tầng badan, tầng đá trầm tích, tầng granit. Câu 9: Biểu hiện rõ rệt nhất của sự vận động theo phương thẳng đứng ở lớp vỏ Trái Đất là: A.Độ cao của các đỉnh núi tăng lên. B. Thay đổi mực nước đại dương ở nhiều nơi. C. Diện tích của đồng bằng tăng lên. D. Các hiện tượng động đất, núi lửa hoạt động mạnh. Câu 10: Nguyên nhân sinh ra ngoại lực là : A.Động đất, núi lửa, sóng thần. B. Vận động kiến tạo. C. Năng lượng bức xạ Mặt Trời. D. Do sự di chuyển vật chất trong quyển manti. Câu 11: Hiện tượng nào dưới đây không thuộc biểu hiện của ngoại lực là: A. Gió thổi. B. Mưa rơi. C. Sóng biển. D. Uốn nếp. Câu 12: Thành phần không khí trên Trái Đất bao gồm : A.Gồm có khí nitơ, ôxi, hơi nước và các khí khác trong đó khí ôxi chiếm tỉ lệ lớn nhất. B. Chỉ có khí, ôxi và hơi nước trong đó khí nitơ chiếm tỉ lệ lớn nhất. C. Gồm có khí nitơ, ôxi, hơi nước và các khí khác trong đó khí nitơ chiếm tỉ lệ lớn nhất. D. Gồm có khí nitơ, ôxi và các khí khác trong đó có khí nitơ chiếm tỉ lệ lớn nhất. Câu 13: Nhận định nào dưới đây là chưa chính xác? A.Hơi nước chiếm thể tích tương đối nhỏ trong các thành phần của khí quyển. B. Hơi nước có ý nghĩa rất quan trọng đối với khí hậu trên hành tinh chúng ta. C. Hơi nước trong khí quyển không thể nhìn thấy bằng mắt thường. D. Lượng hơi nước trong khí quyển phân bố không đều trên Trái Đất. Câu 14: Đâu là nhận định chưa chính xác? A. Sóng biển là một hình thức dao động của nước biển theo chiều thẳng đứng. B. Sóng thần là sóng thường có chiều cao khoảng 20 - 40m. C. Nguyên nhân gây ra sóng thần chủ yếu do năng lượng Mặt Trời. D. Sóng thần truyền theo chiều ngang với tốc độ có thể tới 400 - 800 km/h. Câu 15: Góc nhập xạ của tia sáng Mặt Trời lúc giữa trưa tại xích đạo vào ngày 21/3 và 23/9 là: A. 90o. B. 60o. C. 180. D. 66o 33’. Câu 16: Nhận định nào dưới đây chưa chính xác: A.Chỉ có frông nóng gây mưa còn frông lạnh không gây mưa. B. Khi xuất hiện frông, không khí nóng bị bốc lên cao hình thành mây, gây mưa. C. Khi xuất hiện frông, không khí nóng luôn nằm trên khối không khí lạnh. D. Khi xuất hiện frông, không khí sẽ có sự nhiễu động mạnh. Câu 17: Mưa ở những khu vực nằm sâu trong lục địa chủ yếu có nguồn gốc: A. Từ đại dương do gió thổi đến. B. Từ nước ngầm bốc lên. C. Từ hồ ao, rừng cây… bốc lên. D. Từ băng tuyết tan. Câu 18: Phần lớn nước trên lục địa tồn tạo dưới dạng: A. Nước của các con sông. B. Nước ở dạng băng tuyết. C. Nước ngầm. D. Nước ao, hồ, đầm. Câu 19: Dựa vào nguồn gốc hình thành người ta chia hồ thành các loại như: A.Hồ móng ngựa, hồ băng hà, hồ miệng núi lửa. B. Hồ móng ngựa, hồ băng hà, hồ nước ngọt. C. Hồ băng hà, hồ miệng núi lửa, hồ nước ngọt. D. Hồ miệng núi lửa, hồ băng hà, hồ nước mặn. Câu 20: Lực được sinh ra bên trong của Trái Đất được gọi là: A. Lực hấp dẫn. B. Lực quán tính. C. Lực li tâm. D. Nội lực. Câu 21: Sóng biển là một hình thức dao động của nước biển theo chiều nào? A. Chiều ngang. B. Chiều thẳng đứng C. Chiều lượn sóng. D. Chiều xiên. Câu 22: Quá trình hình thành đất không chịu tác động của nhân tố nào? A. Đá mẹ. B. Dòng biển. C. Thời gian. D. Con người. Câu 23:Giới hạn phía trên của sinh quyển là: A. giới hạn trên tầng đối lưu. B. Nơi tiếp giáp lớp ôdôn. C. nơi tiếp giáp tầng iôn. D. đỉnh Evơret. Câu 24. Giới hạn dưới của lớp vỏ địa lí ở đại dương là: A. đáy thềm lục địa. B. độ sâu khoảng 5000m. C. độ sâu khoảng 8000m. D. vực thẳm đại dương. II. Phần tự luận Cho bảng số liệu sau: DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG LÚA NƯỚC TA PHÂN THEO VÙNG ( Đơn vị: nghìn ha) Nă ảnướ Đồằồ Đồằử ẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện quy mô, cơ cấu diện tích gieo trồng lúa của nước ta?
00:00:00