Cảnh báo

Bạn cần đăng nhập mới làm được đề thi này

Nội dung:

ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HÓA 10 CHƯƠNG IV: PHẢN ỨNG OXI HÓA KHỬ A. TRẮC NGHIỆM Câu 1: Dấu hiệu để nhận biết một phản ứng oxi hóa khử: A. Tạo ra chất kết tủa B. Tạo ra chất khí C. Có sự thay đổi màu sắc của các chất D. Có sự thay đổi số oxi hóa của một số nguyên tử Câu 2: Loại phản ứng nào sau đây luôn là phản ứng oxi hóa khử: A. Phản ứng hóa hợp B. phản ứng phân hủy C. phản ứng thế D. phản ứng trao đổi Câu 3: Loại phản ứng nào sau đây luôn không là phản ứng oxi hóa khử: A. phản ứng trao đổi B. phản ứng phân hủy B. phản ứng thế D. Phản ứng hóa hợp Câu 4: Phát biểu nào sau đây là đúng: A. Sự oxi hóa một nguyên tố là sự lấy bớt electron của nguyên tố đó, làm cho số oxi hóa của nó giảm xuống B. Sự khử một nguyên tố là sự thu thêm electron của nguyên tố đó, làm cho số oxi hóa của nó giảm xuống C. Chất oxi hóa là chất thu electron, là chất chứa nguyên tố mà số oxi hóa của nó tăng sau phản ứng D. Chất khử là chất nhường electron, là chất chứa nguyên tố mà số oxi hóa của nó giảm sau phản ứng Câu 5: Theo quan niệm mới, quá trình oxi hóa là quá trình: A. Thu electron B. nhường electron C. kết hợp với oxi D. mất đi oxi Câu 6: Theo quan niệm mới, sự khử là: A. Sự nhận electron B. sự nhường electron C. sự kết hợp với oxi D. sự khử bỏ oxi Câu 7: khi tham gia vào phản ứng hóa học, nguyên tử kim loại: A. Bị khử B. bị oxi hóa C. cho proton D. đạt tới số oxi hóa âm Câu 8: Nguyên tử brom chuyển thành ion Br- bằng cách: A. nhận một 1e B. nhường 1e C. nhường 1p D. nhận 1p Câu 9: Phản ứng: Fe3+ + 1e → Fe2+ biểu thị quá trình nào sau đây: A. quá trình oxi hóa B. quá trình khử C. quá trình hòa tan D. quá trình phân hủy Câu 10: Cho phản ứng: 2Na + Cl2 → 2NaCl. Trong phản ứng này, nguyên tử natri A. bị oxi hóa B. bị khử C . vừa bị oxi hóa, vừa bị khử D. không bị oxi hóa hoặc khử Câu 11: Trong phản ứng: AgNO3 + NaCl → NaNO3 + AgCl↓. Ion bạc A. bị oxi hóa B. bị khử C. không bị oxi hóa hoặc khử D. vừa bị oxi hóa, vừa bị khử Câu 12: Trong phản ứng: 3NO2 + H2O → 2HNO3 + NO. NO2 đóng vai trò: A. chất oxi hóa B. chất khử C . chất tạo môi trường D. vừa là chất oxi hóa, vừa là chất khử Câu 13: Cho phản ứng: Zn + CuCl2 → ZnCl2 + Cu. Trong phản ứng này, 1 mol ion Cu2+ A. nhận 1 mol electron B. nhận 2 mol electron C. nhường 1 mol electron D. nhường 2 mol electron Câu 14: Trong các phản ứng sau, phản ứng nào NH3 không đóng vai trò là chất khử: A. 4NH3 + 5O2 → 4NO + 6H2O B. 2NH3 + 3Cl2 → N2 + 6HCl C. 2NH3 + 3CuO → 3Cu + N2 + 3H2O D. NH3 + HCl → NH4Cl Câu 15: Trong các phản ứng sau, phản ứng nào là phản ứng oxi hóa khử: A. HNO3 + NaOH → NaNO3 + H2O B. N2O5 + H2O → 2HNO3 C. 2HNO3 + 3H2S → 3S + 2NO + 4H2O D. 2Fe(OH)3 →Fe2O3 + 3H2O Câu 16: Trong các thí nghiệm dưới đây, thí nghiệm nào không xảy ra phản ứng oxi hóa-khử ? A. Nhỏ vài giọt dung dịch AgNO3 vào ống nghiệm chứa dung dịch NaCl. B. Đốt dây sắt trong khí clo. C. Thả một mẩu kẽm vào ống nghiệm chứa axit H2SO4 loãng. D. Nhiệt phân muối kalipemanganat. Câu 17: Cho các phương trình phản ứng: (a) 3Fe + 2O2 →Fe3O4 (b) NaOH + HCl → NaCl + H2O (c) CuO + CO→ Cu + CO2 (d) C + CO2 → 2CO Trong các phản ứng trên, số phản ứng oxi hóa khử là: A. 2 B. 1 C. 3 D. 4 Câu 18: Cho phương trình phản ứng: aAl + bH2SO4  c Al2(SO4)3 + d SO2 + e H2O Tỉ lệ a:b là: A. 2:3 B. 1:1 C. 1:3 D. 1:2 Câu 19: Cho phản ứng: H2S + KMnO4 + H2SO4 → H2O + S + MnSO4 + K2SO4 Hệ số của các chất tham gia trong phản ứng trên lần lượt là: A. 3,2,5 B. 5,2,3 C. 2,2,5 D. 5,2,4 Câu 20: Số mol electron cần dùng để khử 0,75 mol Al2O3 thành Al là: A. 0,5 mol B. 1,5 mol D. 2,25 mol D. 4,5 mol B. PHẦN TỰ LUẬN Bài 1: Cân bằng các phản ứng sau theo phương pháp electron a. Mg + H2SO4 đặc, nóng → MgSO4 + S + H2O b. Cl2 + KOH KCl + KClO3 + H2O c. FeSO4 + KMnO4 + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + MnSO4 + K2SO4 + H2O d. FeS + O2 Fe2O3 + SO2 Bài 2: Hòa tan 1,12 g bột Fe vào dung dịch axit H2SO4 loãng, dư thu được dung dịch A và V lít khí H2 (đktc). a. Tính V b. Tính thể tích dung dịch KMnO4 0,05M cần dùng để phản ứng hoàn toàn với dung dịch A.
00:00:00