Vòng 3 - Chung kết

Phần 1: Tiếng Việt

1.     Đoạn văn trên trích từ tác phẩm: " Cô bé bán diêm" của An- đéc- xen.

2.     Đoạn văn trên sử dụng những PTBĐ: Tự sự, miêu tả và biểu cảm.

3.     Một số câu văn sử dụng yếu tố miêu tả:

-         Ngọn lửa lúc đầu xanh lam, dần dần biến đi, trắng ra rực hồng lên quanh que gỗ, sáng chói trông đến vui mắt.

-         Em hơ đôi tay trên que diêm sáng rực như than hồng.

          Một số câu văn sử dụng yếu tố biểu cảm:

-         Chà, ánh sáng kì diệu làm sao!

-         Thật dễ chịu!

-         Chà! khi tuyết phủ kín mặt đất, gió bấc thổi vun vút mà được ngồi hàng giờ như thế, trong đêm đông rét buốt, trước một lò sưởi, thì khoái biết bao.

-         Em muốn níu bà em lại!

Tác dụng: Sử dụng yếu tổ miêu tả, biểu cảm đem lại sự sinh động, hấp dẫn  cho câu chuyện.

Làm tăng sức thuyết phục đồng thời  diễn tả cụ thể được tâm trạng của cô bé bán diêm.

4.     Từ ngữ " Đánh liều" cho biết tình trạng của cô bé lúc đó: quá rét, ko chịu nổi nữa, buộc phải quẹt diêm để sưởi ấm cho đỡ rét.

Từ chỗ " quẹt một que diêm" cô bé " lại quẹt tất cả các que diêm còn lại trong bao"

+ Vì muốn níu giữ bà ở lại.

+ Những que diêm nối tiếp nhau rực sáng để em được sống trong tình yêu thương để rồi hai bà cháu bay vụt lên cao, chẳng còn đói rét, đau buồn. Nguyện vọng của em đã được thực hiện dù trong ảo ảnh.

5.     Nội dung và nghệ thuật của câu văn:

" Họ đã chầu thượng đế"

Nghệ thuật nói giảm nói tránh về cái chết để làm giảm nỗi đau buồn, thương tâm về một sinh linh nhỏ bé.

Nhà văn để cho cô bé bán diêm mà ko cho cô bé đi bán một mặt hàng nào khác là một dụng ý: Vì diêm là nguồn gốc ánh sáng, của sự ấm áp, đối lập với bầu trời đêm giao thừa tối tăm, buốt giá, Đối lập với cuộc sống đen tối, 

lạnh lùng của đất nước Đan Mạch thế kỉ XIX. Khi chủ nghĩa tư bản còn đang ngự trị. Đó cũng là cách tác giả thể hiện thái độ phủ nhận đối với cái xã hội bất công đương thời, đồng thời thể hiện niềm tin và khát vọng sống tốt đẹp cho những con người khốn khổ.

Ý nghĩa hình ảnh nghệ thuật: " Diêm"

-         " Diêm": là sáng tạo nghệ thuật của tác giả.

-         Trong tăm tối khổ đau, những que diêm là hi vọng: là nguồn sáng xua tan cái lạnh lẽo, tăm tối, để em có thể quên đi cái bất hạnh, cay đắng.

-         Diêm đã thắp sáng những ước mơ đẹp đẽ, khát khao mãnh liệt của tuổi thơ.

-         Ngọn lửa diêm có ý nghĩa xóa mờ hiện thực, phủ nhận hiện thực, thắp sáng lên và giúp em bé vươn tới một thế giới tưởng tượng để em ko còn cô đơn, khổ đau và đói rét.

1.      Viết đoạn văn: ý nghĩa gợi ra từ câu chuyện

Cô bé bán diêm là một câu chuyện nhỏ có vị trí quan trọng trong những truyện cổ An- đéc- xen. Qua tác phẩm, An- đéc- xen đã làm hiện lên trước mắt chúng ta hình ảnh của một em bé gái nghèo khổ, bất hạnh, mồ côi mẹ.

Câu chuyện đã gợi ra cho những người đọc một nỗi cảm thương, xót xa trước cảnh ngộ khốn cùng và cái chết thương tâm của cô bé. Trong cuộc đời này, còn có gì đau đớn hơn khi một đứa trẻ bị bỏ rơi, cô đơn, lẻ loi giữa đời. Lòng ta quặn đau khi nghĩ đến hình ảnh cô bé bơ vơ một mình giữa đêm tối. Đến với truyện cô bé bán diêm, người đọc chúng ta có thể cảm nhận được một cách sâu sắc ý nghĩa của hình thượng ngọn lửa đêm. Đó là ngọn lửa của những ước mơ tuổi thơ về mái ấm gia đình, về cuộc sống hạnh phúc, được ăn ngon mặc đẹp, được vui chơi và sống trong tình yêu thương của mọi người. Đây chính là ý nghĩa nhân văn của tác phẩm. Tác giả còn nhắc nhở chúng ta: " Hãy yêu trẻ thơ, hãy cho trẻ một cuộc sống hạnh phúc trong mái ấm gia đình, trong tình cảm nâng niu, trân trọng của cả cộng đồng".

Phần 2: Làm văn

Từ xưa đến nay, môn văn chiếm một ví trí quan trọng trong đạo học. Văn chương giúp đời sống tinh thần của con người thêm phong phú, giúp ta ứng xử lịch sự, văn minh hơn. Văn chương là một phần ko thể thiếu trong cuộc sống mỗi con người. Trong xã hội phong kiến thời xưa, văn chương là môn thi duy nhất để khẳng định mình trong các kì thi. Đã có nhiều người thành đạt như: Nguyễn Du, Nguyễn Trãi, Hồ Xuân Hương,…Họ đã để lại sự nghiệp văn chương đồ sộ, khi ai từng đọc qua thì cảm động, 

ngưỡng mộ, thông cảm cho cuộc đời của những người nông dân thời phong kiến.

Còn trong trường học ngày nay, văn học có ý nghĩa quan trọng. Nó giúp con người nhận thức được cái hay, cái đẹp  trong  cuộc sống. Nhận thức được về thiên nhiên, xã hội của nhiều đất nước khác nhau trên thế giới. Vì văn học là những tinh hoa văn hóa nhân loại lưu truyền những cái tốt đẹp của con người qua các thời đại. Văn chương chân chính dù ở bất cứ thời đại nào cũng đề cao tình yêu thương, lòng nhân ái, sự công bằng. Giusp em nhận thấy thế giới này đẹp hơn những điều giản dị nhất, có bản lĩnh, có suy nghĩa, ứng xử, lối sống đúng đắn, lành mạnh. Đọc truyện Kiều của Nguyễn Du ta thấy một bức tranh xã hội phong kiến đầy rẫy bất công. Hay bài thơ " Bánh trôi nước" của Hồ Xuân Hương ta thấy được số phận lênh đênh chìm nổi của người phụ nữ.

Không những thế văn chương còn làm cho thế giới ngôn ngữ của con người them phong phú, trong sáng hơn. Văn học đi sâu vào đời sống tình cảm của con người, làm cho thế giới tình cảm phong phú, nhảy cảm hơn cho tâm hồn.

" Trên đời có đám mây xanh

Ở giữa mây trắng chung quanh mây vàng

Ứơc gì anh lấy được nàng."

Đọc câu thơ, tâm hồn ta cũng rung động. Đến với văn chương ta như được sống trong cảnh đẹp. Làm thế giới tâm hồn vơi đi nỗi buồn. " Văn học là nhân học". ( Goóc- ki). Văn học giúp ta sống có bản lĩnh, có suy nghĩ, ứng xử, lối sống đúng đắn, lành mạnh ,… giúp con người nhận thức được cái hay, cái đẹp trong cuộc sống. Nếu thiếu văn  học con người sẽ rơi vào bi kịch,  bi kịch của thời đại chúng ta là thừa trí tuệ, thiếu tâm hồn. Văn học giúp chúng ta cảm nhận được những hình ảnh, âm thanh quen thuộc, gần gũi của cuộc sống. Qua các tác phẩm văn học, chúng ta sẽ cảm nhận được những hình ảnh, âm thanh đẹp đẽ đó chính là món quà mà cuộc sống ban tặng cho chúng ta. Khi nghe được những âm thanh của cuộc sống chúng ta sẽ mở rộng tâm hồn mình, đón nhận những món quà bất ngờ của cuộc sống.

Văn học giúp chúng ta hiểu về nguồn cội, gốc rễ. Đất nước là của nhân dân, người Việt đều chung dòng máu Lạc Hồng. Nên mỗi người dân Việt Nam luôn biết ơn nguồn cội:

" Hàng năm ăn đâu làm đâu

Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ".

Nếu ko học môn văn thì làm sao thế hệ trẻ ngày nay hiểu được những tấm gương chiến đấu ngoan cường của  những chiến sĩ cách mạng. Nếu ko học 

văn thì làm sao hiểu được cuộc đời hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh,…Học văn chính là cánh học làm người. Môn văn thực sự là môn học quan trọng  để giúp  học tốt môn học khác.

 Tuy nhiên hiện nay, một số học sinh thờ ơ với môn văn, xem nhẹ môn văn. Nên dẫn đến hiện tượng học sinh làm bài rập khuôn giống nhau. Văn chương là cảm xúc của mọi người nên  ko ai giống ai, kể cả chị em sinh đôi cũng ko thể  giống suy nghĩ như nhau. Có một lí do nữa khiến cho học sinh ngày nay xem nhẹ môn văn vì các em nghĩ học giỏi môn văn khó chọn ngành nghề sau này. Đa số các học sinh thường tập trung học các môn khoa học tự nhiên như toán, lý, hóa để thi vào các trường đại học với tương lai sáng lạn có thu nhập cao. Thậm chí nhiều người còn cho rằng thời đại bùng nổ công nghệ thông tin thì có thời gian đâu để đọc truyện, đọc văn. Muốn giỏi văn thì chúng ta phải siêng đọc, học thuộc các bài thơ, ghi chép các câu văn hay để tích lũy tri thức. Đặc biệt phải có những rung động thực sự trước mỗi cuộc đời, số phận bất hạnh thì bạn sẽ thấy văn học là điều tuyệt vời.

Tóm lại môn văn là môn  học rất quan trọng vì dù sau này bạn làm gì đi chăng nữa cũng phải viết một văn bản mạnh lạc. Nếu một người có trình độ văn hóa cao mà viết văn luộm thuộm, người đọc ko hiểu được ý gì thì uy tín của người viết sẽ giảm rõ rệt.

Qua những phân tích trên cho thấy môn văn có một giá trị đích thực trong nhà trường. Học tốt môn văn tâm hồn con người được nuôi dưỡng bởi một liều thuốc bổ để hoàn thiện nhân cách của mình. Con người luôn hướng thiện, sống có ích cho đời. Bạn hãy nhớ rằng văn học rất có ích, là con đường ngắn nhất giúp bạn gắn kết với mọi người: " Đường đi của thơ là đi thẳng vào trái tim con người". Và để ngày càng có nhiều bạn yêu thích môn văn thì các trường đại học phải mở rộng các khối thi xã hội cho việc chọn ngành nghề. Bạn muốn giỏi môn văn cần có niềm yêu thích đam mê. Văn học cần cái duyên và sự sâu sắc trong tâm hồn. Đọc nhiều, viết nhiều và sẵn sàng sáng tạo. Học ko chỉ học trong nhà trường mà học từ thầy cô bạn bè, các tác phẩm văn học phải có nhiều cách tư duy, cảm thụ khác nhau. Khi viết văn thì cần chân thực trong suy nghĩ và cảm xúc, tránh gượng ép. Đó là những lời khuyên bổ ích để bạn học tốt môn văn. Văn học là môn nghệ  thuật. Hãy yêu thích môn văn để sống có ích cho cuộc đời.

Điểm  13.5

Nhận xét: Phần 1: 7 đ Câu 6 bạn nhầm nhé đừng xuống dòng +0,5 đ câu 5 Phần 2: 6 đ Thiếu rồi xem lại nè bạn xem thân bài đầy đủ phải có: 1. Hiện trạng. (Yêu thích và không yêu thích) 2. Tầm quan trọng của môn văn 3. Làm thế nào để các bạn yêu thích và học môn văn có hiệu quả. Nếu không chú trọng môn văn thì hs sẽ khó có thể phát triển toàn diện,... 4. Liên hệ bản thân.