Vòng 3 - Chung kết

Bài 1 : ( 5 điểm ) 

a ( 2 điểm ) : 

Độ tan của muối \(K_2SO_4\) là : 

\(\dfrac{m_{K_2SO_4}}{m_{H_2O}}.100=S\)

\(\Leftrightarrow\) \(\dfrac{m_{K_2SO_4}}{80}.100=11,1\)

\(\Leftrightarrow m_{K_2SO_4}=\dfrac{11,1}{100}.80=8,88\left(g\right)\)

b ( 3 điểm ) : 

Khối lượng \(CuSO_4\) có trong dung dịch \(CuSO_416\%\) là :

\(m_{CuSO_4}=m_{ct}=\dfrac{280.16}{100}=44,8\left(g\right)\)

250 gam \(CuSO_4.5H_2O\) chứa \(160\) gam \(CuSO_4\)

\(\Leftrightarrow x\) gam \(CuSO_4.5H_2O\) chứa \(\dfrac{160x}{250}=\dfrac{16x}{25}\) gam \(CuSO_4\)

Khối lượng dung dịch \(CuSO_48\%\) có trong dung dịch \(CuSO_416\%\) là : \(280-x\left(g\right)\)

Khối lượng chất tan \(CuSO_4\) có trong dung dịch \(CuSO_48\%\) là : \(\dfrac{8\left(280-x\right)}{100}=\dfrac{2\left(280-x\right)}{25}\left(g\right)\)

Ta có phương trình : 

\(\dfrac{2\left(280-x\right)}{25}+\dfrac{16x}{25}=44,8\)

\(\Rightarrow x=40\)

Vậy khối lượng \(CuSO_4.5H_2O\) là \(40\left(g\right)\)

khối lượng \(CuSO_48\%\) là \(240\left(g\right)\)

Bài 2 ( 3 điểm ) : 

CTHH của oxit là \(N_xO_y\)

Cứ 1,15 gam oxit này chiếm thể tích \(0,28l\left(đktc\right)\)

\(\Rightarrow n_{N_xO_y}=\dfrac{0,28}{22,4}=0,0125\left(mol\right)\)

\(\Rightarrow M_{N_xO_y}=\dfrac{1,15}{0,0125}=92\left(g\right)\)

Nên ta có : \(14x+16y=92\left(1\right)\)

\(\%N=\dfrac{14x}{14x+16y}.100\%=30,4\%\)

\(\Leftrightarrow\) \(\dfrac{14x}{92}.100\%=30,4\%\)

\(\Leftrightarrow14x=28\)

\(\Leftrightarrow x=2\)

Thay \(x=2\) vào (1) ta được \(y=4\) .

Vậy CTHH của oxit là \(N_2O_4\) . 

Bài 3 ( 4 điểm ) : 

Ta có : 

\(m_{H_2SO_4}=\dfrac{450.73,5}{100}=330,75\left(g\right)\)

\(\Rightarrow n_{H_2SO_4}=\dfrac{330,75}{98}=3,375\left(mol\right)\)

Gọi \(x\) là số mol của \(SO_3\)

Gọi \(y\) là số mol của \(H_2SO_4\) trong dung dịch \(H_2SO_449\%\).

\(\Rightarrow x+y=3,375\left(1\right)\)

Ta lại có : 

Khối lượng \(H_2SO_4\) là \(98y\)

\(\Rightarrow\) Khối lượng dung dịch \(H_2SO_449\%\) là \(\dfrac{98y.100}{49}=200y\)

\(\Rightarrow80x+200y=450\left(2\right)\) 

Từ (1) và (2) ta có hệ : 

\(\left\{{}\begin{matrix}x+y=3,375\\80x+200y=450\end{matrix}\right.\)

\(\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}x=1,875\\y=1,5\end{matrix}\right.\)

\(\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}m_{SO_3}=80.1,875=150\left(g\right)\\m_{H_2SO_449\%}=200.1,5=300\left(g\right)\end{matrix}\right.\)

Bài 4 ( 4 điểm ) : 

Ta có : \(n_{H_2}=\dfrac{17,92}{22,4}=0,8\left(mol\right)\)

PTHH : 

\(\left\{{}\begin{matrix}Mg+2HCl\rightarrow MgCl_2+H_2\\Fe+2HCl\rightarrow FeCl_2+H_2\\Zn+2HCl\rightarrow ZnCl_2+H_2\end{matrix}\right.\)

Gọi a , b , c lần lượt là số mol của Mg , Fe , Zn . Theo đề bài \(V_{H_2}\)do Fe tạo ra bằng 2 lần \(V_{H_2}\) do Mg tạo ra . Do đó \(b=2a\) . 

Ta có hệ phương trình : 

\(\left\{{}\begin{matrix}a+b+c=0,8\\24a+56b+65c=46,1\\2a=b\end{matrix}\right.\)

\(\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}a=0,1\\b=0,2\\c=0,5\end{matrix}\right.\)

\(\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}m_{Mg}=0,1.24=2,4\left(g\right)\\m_{Fe}=0,2.56=11,2\left(g\right)\\m_{Zn}=0,5.65=32,5\left(g\right)\end{matrix}\right.\)

Thành phần phần trăm khối lượng của mỗi kim loại là : 

\(\left\{{}\begin{matrix}\%Mg=\dfrac{2,4.100}{46,1}=5,2\%\\\%Fe=\dfrac{11,2.100}{46,1}=24,3\%\\\%Zn=\dfrac{32,5.100}{46,1}=70,5\%\end{matrix}\right.\)

Bài 5 ( 5 điểm ) : 

a )

Đổi \(\left\{{}\begin{matrix}200ml=0,2l\\300ml=0,3l\end{matrix}\right.\)

Ta có : \(n_{CaCO_3}=\dfrac{14}{100}=0,14\left(mol\right)\)

PTHH : \(2HNO_3+CaCO_3\rightarrow Ca\left(NO_3\right)_2+H_2O+CO_2\)

\(\Rightarrow n_{HNO_3}\) trong dung dịch Z là : \(0,14.2=0,28\left(mol\right)\)

\(\Rightarrow C_{M_Z}=\dfrac{0,28}{0,2+0,3}=0,56\left(M\right)\)

b ) 

Gọi a là nồng độ mol trong dung dịch X

Gọi b là nồng độ mol trong dung dịch Y 

Đặt V là thể tích dung dịch Y đã dùng để điều chế X . 

\(\Rightarrow C_{M_X}=\dfrac{n_{HNO_3}}{V_{H_2O+V_{V_Y}}}\)

\(\Leftrightarrow\) \(\dfrac{bV}{V+3V}=a\)

\(\Leftrightarrow4a=b\left(1\right)\)

Theo câu a ta lại có : 

\(0,2a+0,3b=0,28\left(2\right)\)

Từ 1 và 2 ta có hệ : 

\(\left\{{}\begin{matrix}4a=b\\0,2a+0,3b=0,28\end{matrix}\right.\)

\(\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}a=0,2\\b=0,8\end{matrix}\right.\)

Vậy nồng độ mol trong dd X là 0,2 mol

nồng độ mol trong dd Y là 0,8 mol . 

Bài 6 ( 4 điểm ) : 

Gọi : x là khối lượng của \(H_2O\) 

Gọi : y là khối lượng của \(H_2SO_450\%\)

Khối lượng dung dịch sau khi pha thêm là \(x+y\)

Khối lượng của \(H_2SO_4\) là : \(0,5y\)

\(\Rightarrow\) \(\dfrac{0,5y}{x+y}=0,2\)

\(\Rightarrow0,2x=0,3y\)

\(\Rightarrow2x=3y\)

\(\Rightarrow\) \(\dfrac{x}{y}=\dfrac{3}{2}\)

Vậy tỉ lệ khối lượng giữa nước và oxit phải dùng là : \(\dfrac{3}{2}\)

 

 

Điểm  25.1

Nhận xét: