Vòng 3-Chung kết

Câu 1: a)   ❄ Nguyên nhân giúp châu Á là khu vực có sản lượng lúa gạo lớn nhất thế giới:

✽ Do đặc điểm khí hậu của châu Á: Cây lúa vốn là cây ưa nhiệt, thích nóng và ẩm, chính vì vậy nên nó sinh trưởng và phát triển rất mạnh ở các khu vực có thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều. Trong khi đó, ở khu vực châu Á chủ yếu đều là khí hậu gió mùa(chủ yếu là gió mùa nhiệt đới ở vùng Nam Á và Đông Nam Á, khí hậu gió mùa cận nhiệt và gió mùa ôn đới ở Đông Á), một năm thường có hai mùa là mùa mưa và mùa khô, thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều, phù hợp với điều kiện sinh sống của cây lúa. Đặc biệt, Nam Á và Đông Nam Á chính là hai khu vực có mưa vào loại nhiều nhất trên thế giới, vì vậy, dễ hiểu khi Nam Á và Đông Nam Á lại là hai khu vực có sản lượng sản xuất lúa gạo lớn bậc nhất thế giới.

✽ Do đặc điểm địa hình châu Á: Châu Á là châu lục rộng lớn nhất thế giới. Nơi đây nổi tiếng với nhiều hệ thống sông lớn nhỏ khác nhau, góp phù sa bồi tụ nên nhiều đồng bằng rộng lớn bậc nhất thế giới, đồng thời còn là nguồn nước cung cấp cho việc tưới tiêu trong nông nghiệp. Chính vì vậy, châu Á hoàn toàn có những đặc điểm vượt trội, thích hợp cho ngành nông nghiệp trồng cây lúa nước nảy sinh và ngày càng phát triển mạnh mẽ.
✽ Do đặc thù chất lượng của cây lúa: Cây lúa do có ưu điểm là năng suất cao nên nó có thể nuôi một số dân khổng lồ ở Châu Á. Chính vì vậy, ngay từ đầu cuộc sống sinh hoạt người dân châu Á đã gắn liền với cây lúa nước.

✽ Do cây lúa đã gắn bó lâu đời với nhân dân châu Á: Văn minh lúa nước là một nền văn hóa cổ đại tồn tại cách đây khoảng 10 000 năm ở châu Á(mà chủ yếu là ở khu vực Đông Nam Á). Chính vì vậy, người dân châu Á đã có kinh nghiệm gắn bó lâu đời với cây lúa, có thể đạt tới trình độ cao trong canh tác cây lúa nước để đạt được kết quả cao nhất.

✽ Do đặc điểm dân cư: Châu Á là châu lục đông dân bậc nhất trên toàn thế giới, vì vậy nơi đây có nguồn nhân công, lao động dồi dào. Hơn thế, nhân dân châu Á đã có tay nghề thuần thục, kinh nghiệm cao trong canh tác cây lúa nước, họ hiểu và nắm rõ từng kĩ thuật căn bản trong gieo trồng, chăm sóc và thu hoạch lúa.

b)       ❄ Hoạt động của bão ở Việt Nam: Bão ở Việt Nam chủ yếu là bão nhiệt đới, đặc biệt nguy hiểm và chỉ xuất hiện ở các vùng biển Nhiệt đới (Biển Việt Nam là một phần của biển Đông, nằm trong khu vực biển nhiệt đới). Chính vì vậy, ngoài đặc điểm thường mang theo gió mạnh và mưa lớn kéo dài nhiều ngày thì bão ở nước ta còn có một số đặc điểm sau:

             Ở nước ta, mùa bão bắt đầu từ tháng VI và kết thúc vào tháng XI, bão sớm vào tháng V và muộn thì sang tháng XII, nhưng có cường độ tương đối yếu. Bão tập trung nhiều nhất chủ yếu vào tháng VIII, tháng IX và tháng X: Ở Bắc Bộ(điển hình là Hà Nội), bão tập trung nhiều ở tháng VIII, sau đó tới tháng VII và đến tháng IX; ở miền Trung(điển hình là Huế), bão tập trung vào tháng X, sau đó là tháng XI và tháng IX; ở Nam Bộ, bão không có lượng mưa lớn như miền Trung(lớn nhất là cơn bão Linda(1997), còn gọi là "cơn bão số 5"), tập trung vào khoảng thời gian từ tháng VI đến tháng X,.... Tổng số những cơn bão của các tháng này chiếm tới khoảng 70% số cơn bão trong  mùa.

            Mùa bão ở Việt Nam chậm dần từ Bắc vào Nam. Bão thường đổ bộ vào khu vực ở ven biển Trung Bộ(đặc biệt là khu vực Thanh Hóa- Nghệ An- Hà Tĩnh), đây cũng là địa điểm bão hoạt động(với cường độ) mạnh nhất.

            Trung bình mỗi năm có từ 3 đến 4 cơn bão đổ bộ vào vùng biển nước ta, năm nhiều thì có tới 8 thậm chí là 10 cơn bão. Mỗi cơn bão thường có gió mạnh và mưa lớn. Lượng mưa trong một cơn bão thường đạt từ khoảng 300mm đến 400mm, có khi lên tới từ 500mm đến 600mm.

        ❄ Hậu quả của bão ở Việt Nam:

✽ Đối với đời sống, sinh hoạt của nhân dân: 

               Khi mưa bão, việc giao thông qua lại, thông tin liên lạc cùng hàng loạt các công việc phục vụ đời sống như buôn bán, mua sắm,... hầu như đều bị ngừng trệ.

               Bão về, nước mưa có thể sẽ dâng tràn đê kết hợp với nước lũ do mưa lớn trên nguồn dồn về sẽ làm ngập lụt trên diện rộng, ảnh hưởng xấu tới đời sống, sinh hoạt,đi lại,.... của người dân.

                Bão lớn, gió giật mạnh có thể tàn phá cả những công trình vững chắc như nhà cửa, công sở, cầu cống,..., đặc biệt nguy hiểm là gây đổ, gãy cột điện cao thế hoặc đổ gãy các cây lớn làm các cây đó va chạm, làm đứt đường dây truyền tải điện năng, điều này rất nguy hiểm đối với người dân, có thể ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng con người....

✽ Đối với kinh tế- xã hội:

                Mưa bão sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của người dân, không chỉ là tài sản mà còn về tính mạng con người. Tài sản bị cuốn trôi làm thiệt hại về kinh tế của gia đình, tính mạng con người bị cướp mất không chỉ là nỗi đau, sự mất mát lớn lao đối với gia đình mà đó còn là sự thiệt hại đáng kể tới nguồn lực lao động của đất nước. 

                Nước mưa được ví là "đạm trời", tuy nhiên, nếu mưa nhiều và mưa trên diện rộng(hay nói cách khác là bão) thì sẽ gây ngập úng, mất trắng hàng vạn héc-ta cây trồng(như lúa, hoa màu,....), thiệt hại đáng kể tới nền kinh tế nông nghiệp của đất nước. Nông nghiệp bị tác động thì nền công nghiệp cũng phải chịu những hao hụt nhất định về nguồn nguyên- nhiên liệu phục vụ sản xuất.

                Mưa bão gây hại cho các công trình tiện ích, cơ sở hạ tầng, phá hủy các công trình giao thông vận tải, thông tin liên lạc,......

               Trên biển, bão tố gây nên các đợt gió mạnh làm nên những cơn sóng to dâng cao từ 9m đến 10m, có thể làm lật úp tàu thuyền, gây nguy hiểm cho ngư dân đang tham gia đánh bắt thủy- hải sản. Điều này ít nhiều ảnh hưởng tới hoạt động kinh tế phát triển kinh tế cá nhân, thúc đẩy kinh tế đất nước của nhân dân, ảnh hưởng tiêu cực tới đời sống và mức sông của nhân dân.
                Mưa bão làm mực nước biển dâng cao, có thể lên tới 1,5 - 2m, gây ngập mặn vùng đất gần biển. Đất đai bị nhiễm mặn sẽ khó canh tác, khó cải thiện nguồn đất để phục vụ nông nghiệp.

     ❄ Hoạt động phòng tránh bão ở Việt Nam: Do đặc điểm khí hậu của nước ta(trong một năm, nước ta phải đối mặt với nhiều cơn bão và áp thấp nhiệt đới), Nhà nước đã đề ra một số biện pháp để cùng nhân dân chủ động phòng chống bão lũ và hạn chế tới mức tối thiểu các ảnh hưởng tiêu cực của bão tới đời sống của nhân dân:

✽ Trước bão:

             Vùng ven biển cần củng cố các công trình đê biển: Ở nhiều địa phương giáp biển(trừ các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long), đê điều đã được xây dựng kiên cố để phòng chống bão lũ. Riêng với đồng bằng sông Cửu Long, Nhà nước đã tích cực tuyên truyền, hỗ trợ người dân để "sống chung với lũ", lợi dụng những cơn bão làm nước sông dâng lên, bồi tụ cho đất đai thêm màu mỡ. 

             Dự báo được khá chính xác quá trình hình thành và hướng di chuyển của bão: Thường xuyên kiểm tra, vận hành tốt các máy khí tượng để phát hiện sớm nhất sự vận động nguy hiểm của những cơn bão đổ bộ vào đất liền. Đồng thời, các cơ quan khí tượng thường xuyên cập nhật thông tin sớm nhất về cơn bão để người dân chủ động có các biện pháp phòng tránh bão. 

                Chống bão phải luôn kết hợp với chống lụt, úng ở đồng bằng và chống lũ, chống xói mòn ở miền núi: Kịp thời phát hiện và xử lý những nơi đã và đang có dấu hiệu ngập úng sau bão, đảm bảo cuộc sống của người dân được bảo vệ an toàn.

              Sử dụng mọi phương tiện thông tin- tuyên truyền cho người dân cách phòng tránh bão: tích trữ thuốc men, đồ ăn(tốt nhất là mì tôm, bánh mì,....) và nước ngọt, chặn các bao tải cát lên mái tôn,..... Nếu có bão mạnh cần khẩn trương sơ tán dân: Cần tuyên truyền, sơ tán nhân dân về nơi trú ẩn an toàn nhất, không ra ngoài khi bão đổ bộ.

✽ Trong khi bão xảy ra:

              Khi bão đổ bộ, người dân tuyệt đối không ra khỏi nơi trú ẩn. Tốt nhất là sau vài giờ bão đi qua mới 

              Khi có bão, các tàu thuyền đang hoạt động trên biển phải gấp rút trở về đất liền hoặc tìm nơi trú ẩn gần nhất: Tích cực tuyên truyền ngư dân về tránh bão(nếu đang đánh bắt thủy- hải sản), không ra khơi khi có tin bão lũ. Đồng thời, các cơ quan chức năng có trách nhiệm trong việc cung cấp thông tin, tạo điều kiện để các tàu thuyền đánh bắt của ngư dân có nơi neo đậu để tránh bão.

✽ Sau khi bão qua:

            Sau bão, nhân dân cùng các cơ quan chức năng cần có trách nhiệm trong việc kiểm tra an toàn nhà ở, công trình vật chất- kĩ thuật, cơ sở hạ tầng,.... Ở các khu vực đồi núi cần quan tâm, sát sao giám sát các dấu hiệu của sự sạt lở, rửa trôi đất để không ảnh hưởng tới cuộc sống người dân miền núi cũng như hạn chế đến mức có tối thiểu các tai nạn xảy ra sau bão,.......

✽ Về lâu dài: Cần thường xuyên củng cố cũng như xây mới đê điều chống bão, trồng cây chắn gió(bão) ven biển,...... Và quan trọng nhất là cần nâng cao hiểu biết và ý thức người dân trong việc phòng tránh bão. 

Câu 2:

a,     ❄ Nhận xét sự tăng trưởng về sản lượng dầu mỏ, than, khí tự nhiên và điện năng cảu Trung Quốc giai đoạn 1990 - 2012: Sản lượng dầu mỏ, than, khí tự nhiên và điện của Trung Quốc trong giai đoạn  1990- 2012 đều có xu hướng tăng dần qua các năm. Tuy vậy, ở mỗi ngành, mỗi lĩnh vực kinh tế lại có sự tăng trưởng và mức tăng trưởng khác nhau, cụ thể là:

                Về sản lượng dầu mỏ: Nếu năm 1990, sản lượng dầu mỏ của Trung Quốc là 138 triệu tấn thì năm 2000, sản lượng dầu mỏ đã tăng lên, đạt 163 triệu tấn, tăng 25 triệu tấn so với sản lượng10 năm trước(tức là tăng khoảng 17,4% so với năm 1990). Chỉ 5 năm sau(2005), sản lượng dầu mỏ lại tăng vọt, đạt 181 triệu tấn, tăng 18 triệu tấn so với năm 2000(tức là tăng khoảng 11,04% so với năm 2000). Năm 2010, sản lượng mặt hàng này lên tới 203 triệu tấn, tăng 22 triệu tấn so với 5 năm trước(tức là tăng khoảng 12,15% so với năm 2005). Đến năm 2012, con số này tăng nhẹ 4 triệu tấn, đạt 207 triệu tấn, chỉ tăng khoảng 2% so với năm 2012. Như vậy, mặc dù mặt bằng chung hầu như đều tăng qua các năm nhưng mỗi năm, mỗi giai đoạn có một mức tăng khác nhau. Trong giai đoạn 1990-2010, sản lượng dầu mỏ tăng khá đều, đều đạt mức tăng khoảng 11% - 17%. Tuy nhiên tới giai đoạn 2010-2012, sản lượng dầu mỏ vẫn tăng nhưng chỉ là "nhích lên" khoảng 2%, không đáng kể.

                Về sản lượng than: Năm 1990, sản lượng than tại Trung Quốc là 1080 triệu tấn. Năm 2000, sản lượng than giảm chỉ còn 998 triệu tấn, giảm 83 triệu tấn, tức là giảm khoảng 7,6% so với sản lượng năm 1990. Năm 2005, sản lượng mặt hàng này tăng lên 2350 triệu tấn(tăng 1352 triệu tấn, tức là tăng 134,47% so với năm 2000) và con số này đã không ngừng tăng lên mạnh mẽ trong những năm sau đó. Năm 2010, sản lượng than đạt 3240 triệu tấn, tăng 890 triệu tấn hay 37,87% so với 5 năm trước. Năm 2012, con số này đã tăng lên đạt 3650 triệu tấn, so với năm 2010 là đã tăng thêm 410 triệu tấn, tức là khoảng 12,65%. Nói tóm lại, sản lượng than của Trung Quốc những năm gần đây chủ yếu là tăng, nhưng không đều, khi thì giảm mạnh, lúc lại tăng vọt. Khoảng giai đoạn 1990-2000, sản lượng than đã sụt giảm, nhưng đây có lẽ chỉ là bước đệm cho sự tăng vọt sản lượng than trong khoảng giai đoạn 2000-2012 (nhất là giai đoạn 2000-2005).

                  Về sản lượng khí tự nhiên: Năm 1990, sản lượng khí tự nhiên của Trung Quốc đạt 15 triệu tấn. Năm 2000, đạt 27 triệu tấn, tăng 12 triệu tấn(tăng 80%) so với năm 1990. Năm 2005 đạt 49 triệu tấn, tăng 22 triệu tấn(tăng khoảng 81,4%) so với năm 2000. Năm 2010 đạt 94 triệu tấn, tăng 45 triệu tấn(tăng khoảng 91,84%) so với năm 2005. Năm 2012 đạt 107 triệu tấn, tăng 13 triệu tấn(tăng khoảng 13,8%) so với năm 2010. Tóm lại, trải qua thời kì 1990-2012, sản lượng khí tự nhiên của Trung Quốc, tuy không thể so sánh với sản lượng than nhưng khách quan hơn thì nhìn chung hầu như đều tăng qua từng năm, từng giai đoạn. Giai đoạn 1990-2010 là thời điểm sản lượng này tăng mạnh(chủ yếu giai đoạn sau sẽ tăng khoảng 80-90% so với thời kì trước). Đến thời kì 2010-2012, tuy không nhiều nhưng cũng tăng 13,8%.

                   Về sản lượng điện: Năm 1990, sản lượng điện của Trung Quốc là 621 tỉ kWh. Năm 2000, đạt 1356 tỉ kWh, tăng 735 tỉ kWh (tăng khoảng 118,36%) so với năm 1990. Năm 2005 đạt 2500 tỉ kWh, tăng 1144 tỉ kWh(tăng khoảng 84,37 %) so với năm 2000. Năm 2010 đạt 4207 tỉ kWh, tăng 1707 tỉ kWh(tăng 68,28%) so với năm 2005. Năm 2012 đạt 4938 tỉ kWh, tăng 731 tỉ kWh(tăng khoảng 17,38%) so với năm 2010. Nhìn chung, trong giai đoạn 1990-2012, sản lượng điện của Trung Quốc đều tăng, nhưng còn nhiều biến động.

         ❄ Giải thích nguyên nhân:

                  Sản lượng công nghiệp năng lượng(Dầu thô, than, khí tự nhiên) có xu hướng tăng do: cơ sở nguồn nguyên - nhiên liệu phong phú(đất nước Trung Quốc có diện tích rộng lớn, vốn nổi tiếng với nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, là nguyên liệu cho ngành công nghiệp khai khoáng,...), thị trường tiêu thụ rộng lớn, áp dụng khoa học- kĩ thuật- công nghệ cao vào sản xuất,…

                  Sản lượng điện tăng cao là do sự phát triển, tiến bộ của các ngành công nghiệp- công nghệ, dần đưa xã hội phát triển tới "xã hội 4.0"(xã hội của khoa học- công nghệ phát triển) mà để đạt được sự phát triển, điện năng là nguồn nhiên liệu không thể thiếu. Ngoài ra, điện năng còn phục vụ cho chính nhu cầu ngày càng tăng của sản xuất và sinh hoạt của người dân dẫn tới sự phục hồi của các nhà máy điện cũ, xây dựng và đưa vào hoạt động nhiều nhà máy điện mới,…

                 Tuy dầu mỏ, than, khí tự nhiên và cả điện năng đều có sản lượng cao và không ngừng tăng cao nhưng mức tăng trưởng không ổn định. Một phần nguyên nhân ở đây là do sự bất ổn định của giá cả thị trường xuất khẩu và các chính sách của nhà nước nhằm kiềm chế sự tăng vọt của quá trình khai thác khoáng sản, đảm bảo lượng khoáng sản sử dụng được lâu dài hơn .

b, Bảng cơ cấu diện tích và sản lượng lúa nước ta theo vùng năm 2010: Xem cả nước là 100%:

                                Vùng     Diện tích              (%)   Sản lượng         (%)
                          Cả nước          100         100
            Trung du và miền núi Bắc Bộ          9,49         8,04
            Đồng bằng sông Hồng         14,76        16,09
            Bắc Trung Bộ          9,21         8,22
            Duyên hải Nam Trung Bộ            7         6,78
           Tây Nguyên           2,91         2,54 
           Đông Nam Bộ           3,94         5,66
           Đồng bằng sông Cửu Long          52,69        52,67

Bảng chú thích - Trung du và miền núi Bắc Bộ (9,49%) - Đồng bằng sông Hồng (14,76%) - Bắc Trung Bộ (9,21%) - Nam Trung Bộ (7%) - Tây nguyên (2,91%) - Đông Nam Bộ (3,94%) - Đồng bằng sông Cửu Long (52,69%) Biểu đồ thể hiện cơ cấu diện tích trồng lúa của nước ta theo vùng năm 2010 Bảng chú thích Biểu đồ thể hiện cơ cấu sản lượng lúa theo vùng của nước ta năm 2010 - Trung du và miền núi Bắc Bộ (8,04%) - Đồng bằng sông Hồng (16,09%) - Bắc Trung Bộ (8,22%) - Nam Trung Bộ (6,78%) - Tây Nguyên (2,54%) - Đông Nam Bộ (5,66%) - Đồng bằng sông Cửu Long (52,67%)  Câu 3a) 

✽ Thuận lợi do lũ đem lại ở vùng đồng bằng sông Cửu Long: 

           Lũ kéo về, đất đồng bằng sẽ được thau chua, rửa mặn. Đồng thời, mưa lũ cũng đem tới nguồn phù sa dồi dào bồi đắp phù sa tự nhiên cho đất đai, vừa có thể mở rộng diện tích đồng bằng vừa là điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp.
           Mưa lũ qua đi, dẫn tới hoạt động du lịch sinh thái trên kênh rạch và rừng ngập mặn (sau lũ) phát triển. Ngoài ra, lượng nước dâng cao(một phần do lũ) sẽ dẫn tới sự phát triển của một nét văn hóa độc đáo nơi đây: chợ nổi. Đây là điều kiện để thu hút khách du lịch bốn phương, vừa phát triển du lịch vừa cải thiện đời sống nhân dân.
           Giao thông trên kênh rạch cũng có điều kiện để phát triển. 
✽ Khó khăn do lũ đem đến ở vùng đồng bằng sông Cửu Long:
           Gây ngập lụt diện rộng và kéo dài: Do nhiều nguyên nhân khác nhau(đặc điểm địa hình, hệ thống thủy lợi,...), nước lũ ở đồng bằng sông Cửu Long rút rất lâu, gây nên tình trạng ngập úng diện rộng. Đây là một nguyên nhân lớn gây ra dịch bệnh nguy hiểm do ô nhiễm môi trường như sốt xuất huyết,.....
           Mưa lũ không chỉ gây thiệt hại về tài sản như: phá hoại nhà cửa, vườn tược, gia súc, mùa màng,..... Mà thậm chí nó còn có thể gây thiệt hại tới tính mạng con người.

=> Như vậy, đối với đồng bằng sông Cửu Long, nước lũ vừa có lợi vừa có hại. Để tận dụng tốt các đặc điểm thuận lợi và cố gắng khắc phục các tác hại của nước lũ, nhân dân nơi đây đã chọn lựa phương pháp "sống chung với lũ" để đối phó với lũ lụt.

b, Giá trị của sông ngòi nước ta: Sông ngòi, ao hồ, kênh rạch,.... là những hình ảnh rất quen thuộc đối với chúng ta. Dòng nước khi vơi lúc đầy theo sát đặc điểm khí hậu hai mùa khô- mưa ấy đã đem lại cho nước ta biết bao nguồn lợi lớn:

         ❄ Đặc điểm sông ngòi nước ta chính là nguyên lớn dẫn tới những nguồn lợi to lớn từ sông ngòi: Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố hầu khắp cả nước và mang theo lượng phù sa lớn.

         ❄ Khai thác những giá trị của sông ngòi:

✽Sông ngòi nước ta có giá trị to lớn về nhiều mặt: Sông suối mang nước, là hình thái dòng chảy của nước trên mặt đất. Đây không chỉ là môi trường sinh sống cho nhiều loài sinh vật, là nơi cung cấp nước cho ăn uống, sinh hoạt, tưới tiêu nông nghiệp, là nguồn cung cấp thức ăn , thủy sản cho công nghiệp, phát triển ngư nghiệp, bồi đắp phù sa thuận lợi cho nông nghiệp phát triển, là đường giao thông, bến đỗ,nơi đi lại cho tàu bè, mà những con sông còn góp phần to lớn trong việc giúp cân bằng hệ sinh thái,.....

✽ Nhân dân ta từ lâu đời nay đã khai thác và sử dụng những nguồn lợi từ sông ngòi và đến cả ngày nay, sông ngòi vẫn luôn giữ nguyên giá trị của nó trong đời sống nhân dân ta: Nền văn minh sông Hồng gắn liền với nghề trồng lúa nước và lịch sử chinh phục dòng sông đã ngót mấy ngàn năm. Đến tận ngày nay, ngành công nghiệp lúa nước vẫn chiếm vai trò đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Không chỉ vậy, hằng năm, các nhà máy thủy lợi, thủy điện như Hòa Bình, Trị An, Dầu Tiếng,.... đã và đang tiếp tục khai thác mọi nguồn lợi từ nguồn nước và phù sa sông để phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân ta. 

Câu 4: 

           ❄ Tình trạng suy thoái tài nguyên đất ở vùng đồng bằng và miền núi nước ta: Đất là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống. Đất phục vụ cho con người ở nhiều lĩnh vực như nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải,... Trong sản xuất nông nghiệp, đất vừa là đối tượng lao động, vừa là tư liệu phục vụ sản xuất. Tuy nhiên, do sức ép của sự bùng nổ dân số và sự phát triển theo hướng công nghiệp hoá, đô thị hoá, con người đã khai thác đất đai quá mức gây nên tình trạng suy thoái tài nguyên đất:

Khái niệm: Suy thoái tài nguyên đất là quá trình làm mất đi sự cân bằng dinh dưỡng của đất do tác động của tự nhiên và các tác động từ con người. Trong một vùng có thể có nhiều quá trình đồng thời diễn ra làm suy thoái tài nguyên đất. Đất bị suy thoái sẽ làm cho tính chất vật lý, hoá học và sinh học của đất trở nên xấu đi, khả năng sản xuất của đất bị suy giảm dẫn đến làm tăng diện tích đất trống đồi núi trọc…, gây nguy hiểm cho hệ sinh thái và môi trường
Hiện trạng: 

                   Ở nước ta, diện tích đất tự nhiên có khoảng 33 triệu ha (xếp thứ 58/200 nước trên toàn thế giới), trong đó có 22 triệu ha đất phát triển tại chỗ và 11 triệu ha đất bồi tụ, tồn tại tới 5,35 triệu ha đất chưa được sử dụng hợp lý. Trong đó (5,35 triệu ha đất chưa được sử dụng), thì ở đồng bằng có tới khoảng 350 nghìn ha, còn lại 5 triệu ha là đất đồi núi bị thoái hóa nặng (theo số liệu thống kê năm 2005).Hơn nữa, trong tổng diện tích đất chưa sử dụng thì khoảng 8 triệu ha có thể sử dụng cho lâm nghiệp, chỉ có gần 3 triệu ha dùng cho nông nghiệp, như vậy trong tương lai diện tích đất nông nghiệp tối đa cũng chỉ có khoảng 12 triệu ha. Khi đó, diện tích đất nông nghiệp bình quân trên đầu người ở nước ta chỉ đạt khoảng 1 000m2 - 1 300m2, thấp hơn nhiều so với tính toán của FAO- tổ chức Nông lương thế giới.

                   Trong nhiều năm qua, thoái hóa đất đã và vẫn đang là xu thế phổ biến đối với nhiều vùng đất rộng lớn, đặc biệt là vùng đồi núi- nơi tập trung hơn ¾ quỹ đất, ở nơi cân đây, sự cân bằng sinh thái bị phá vỡ nghiêm trọng do không có rừng che phủ. Trung bình từ năm 1960 đến nay, hàng năm đất nông nghiệp miền núi mất khoảng 1,5 cm đất mặt, tại nhiều vùng sự suy thoái đất còn kéo theo sự suy thoái về hệ thực vật, động vật và môi trường, đồng thời làm cho diện tích đất nông nghiệp trên đầu người giảm xuống đến mức báo động.

                   Diện tích đất đai bị thoái hóa vẫn còn rất lớn: Theo kết quả điều tra mới nhất, trong số 21 triệu ha đất đang được sử dụng trong canh tác nông, lâm nghiệp ở Việt Nam, phần lớn diện tích có hàm lượng dinh dưỡng thấp. Đặc biệt tổng diện tích đất đai bị thoái hoá ở Việt Nam hiện nay đã lên tới 9,34 triệu ha; khoảng 9,3 triệu ha đất bị đe dọa thoái hóa (chiếm 28% diện tích đất đai). Trong số 7,85 triệu ha đang chịu tác động sa mạc hoá, thì có tới gần 90% là đất trống, đồi trọc bị thoái hoá mạnh, đất bị đá ong hoá do hậu quả của nạn phá rừng và sử dụng đất không hợp lý kéo dài trong nhiều năm. Số còn lại là những đụn cát và bãi cát di động ở các tỉnh ven biển miền Trung, đất khô theo mùa hoặc vĩnh viễn ở Nam Trung Bộ (Bình Thuận, Ninh Thuận, Khánh Hoà,....) hay đất bị xói mòn ở Tây Bắc, Tây Nguyên, hoặc đất bị nhiễm mặn, nhiễm phèn(chủ yếu ở các tỉnh ven biển và đặc biệt là vùng tứ giác Long Xuyên)

           ❄ Các biện pháp để bảo vệ tài nguyên đất: Ngay từ những thời kỳ lịch sử xa xưa, con người đã chứng minh rằng đất đai chính là tư liệu sản xuất đặc biệt nhất của xã hội loài người, là tài sản quý giá nhất của con người. Chính vì vậy, sự suy thoái tài nguyên đất trở thành một trong những yếu tố sinh thái có hại nghiêm trọng đối với sự sống trên hành tinh của chúng ta. Như vậy, để bảo vệ tài nguyên đất khỏi sự suy thoái nghiêm trọng thì ta cần có những biện pháp thích hợp:

✽ Đối với vùng đồi núi: Cần áp dụng tổng thể các biện pháp thủy lợi canh tác như làm ruộng bậc thang, đào hố vẩy cá, trồng cây theo băng,.... Song song với đó, ta cần có các biện pháp cải tạo đất hoang, đồi núi trọc bằng các biện pháp nông - lâm kết hợp; bảo vệ rừng và đất rừng; tích cực tuyên truyền nâng cao hiểu biết và trách nhiệm của nhân dân trong việc bảo vệ đất đai; tổ chức cho nhân dân định canh, định cư phù hợp,.....

✽ Đối với vùng đồng bằng:

                Áp dụng biện pháp liên quan tới kinh tế- xã hội: Chính quyền nhà nước cần có các biện pháp quản lí chặt chẽ và có kế hoạch trong việc đầu tư các chương trình, dự án cải tạo nguồn đất và khắc phục sự suy thoái đất. Đồng thời cần xây dựng một thể chế, pháp chế cải tạo môi trường bị ô nhiễm, suy thoái đất để từ đó cải thiện chất lượng đất đai phục vụ sản xuất nông nghiệp,.....

                Áp dụng biện pháp thâm canh: Thâm canh(làm đất, chọn giống, cải tiến công nghệ gieo trồng, chăm sóc,...), nhờ đây ta vừa có thể nâng cao hiệu quả sử dụng đất, nâng cao năng suất cây trồng vừa có thể canh tác hợp lí, chống bạc màu, gây nhiễm mặn, nhiễm phèn cho đất đai,.....

               Áp dụng biện pháp sinh học: Đa dạng hóa cây trồng - chuyển đổi cơ cấu cây trồng, xây dựng hệ thống luân canh, xen canh, gối vụ, không để đất trống, đồi trọc. Đồng thời có thể sử dụng cây phân xanh, cây vật liệu nông nghiệp phủ đất và bón phân, bón vôi cải tạo đất thích hợp,.........

                 Áp dụng biện pháp thủy lợi: Không ngừng cải thiện và nâng cao chất lượng của hệ thống tưới- tiêu nước,......

                 Áp dụng biện pháp xây dựng công trình cải tạo: Cần kiến thiết đồng ruộng, xây dựng các công trình hạ tầng cơ sở làm nền móng cho sự phát triển nông nghiệp, vừa mang lại hiệu quả kinh tế lại có tác dụng giảm thiểu sự thuy thoái nguồn đất.

Điểm  15.4

Nhận xét: Làm dài thế này sao mình đọc được Câu 1: a)Đúng 4 ý :) 2,4đ b) 2đ Câu 2: a) 2,25đ b) 2,5đ Câu 3: a) 2đ b)2,25đ Câu 4: 2đ Bạn viết dài quá nên bị trừ bớt điểm đọc hoa mắt :((