Vòng 3-Chung kết

Câu 1:

a) Châu Á có sản lượng lúa gạo lớn nhất thế giới:

- Châu Á có nền văn minh lúa nước lâu đời.

- Vì cây lúa thích nghi với điều kiện khí hậu nóng ẩm (khí hậu chủ yếu của châu Á).

- Diện tích đồng bằng lớn, phù sa màu mỡ.

- Đa số châu Á có nhiều hệ thống sông lớn => Cung cấp nước cho trồng trọt.

- Nguồn lao động tại châu Á dồi dào.

- Dân số châu Á đông đảo => Nguồn tiêu thụ lớn.

b) Hoạt động, hậu quả và cách phòng chống bão ở nước ta:

* Hoạt động:

- Bão hoạt động bắt đầu từ tháng 6, kết thúc vào tháng 11. Có khi bão đến sớm hơn (tháng 5) và kết thúc trễ hơn (tháng 12).

- Bão tập trung nhiều vào tháng 9 và tháng 10.

- Mùa bão chậm dần từ Bắc ra Nam.

- Trung Bộ là nơi có bão hoạt động mạnh nhất, Nam Bộ có bão hoạt động ít nhất.

- Trung bình mỗi năm nước ta có 8 trận bão.

* Hậu quả:

- Mưa rất lớn, mực nước mưa do bão gây ra khoảng từ 300 - 400mm => Ngập úng ruộng, nhiều hoa màu, đường giao thông cho người dân.

- Bão làm thủy triều hoạt động mạnh, dâng cao => Gây ngập mặn.

- Sóng gió to do bão làm lật thuyền, phá những công trình, nhà ở, cột điện cao thế => Ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sản xuất và tính mạng con người.

- Bão cũng mang theo những dịch bệnh, chất thải, rác,… gây ô nhiễm môi trường.

* Biện pháp:

- Người dân thường xuyên theo dõi dự báo thời tiết về hướng di chuyển của bão để có sự chuẩn bị tốt.

- Đặc biệt ngư dân không được làm việc trong những ngày mưa bão.

- Xây dựng hệ thống đê kè ven biển vững chắc.

- Nhà nước có trách nhiêm sơ tán người dân khi được thông báo có bão mạnh.

Câu 2:

a) Sản lượng dầu mỏ, than, khí tự nhiên và điện của Trung Quốc giai đoạn 1990 – 2012.

* Nhận xét:

- Tốc độ tăng trưởng của dầu mỏ, than, khí tự nhiên và điện của Trung Quốc khác nhau. Trung bình mỗi năm:

+ Dầu mỏ tăng khoảng 17 triệu tấn.

+ Than tăng khoảng 642 triệu tấn.

+ Khí tự nhiên tăng khoảng 23 tỉ m3.

+ Điện tăng khoảng 1081 tỉ kWh.

- Điện tăng nhanh nhất, đến khí tự nhiên, than, và tăng chậm nhất là dầu mỏ.

* Giải thích:

- Điện, khí tự nhiên và than tăng nhanh vì quá trình phát triển đất nước theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã đẩy mạnh nhu cầu sử dụng ngày càng nhiều. Ngoài ra, dựa vào điện, khí tự nhiên và than có khả năng thu được những nguồn năng lượng có thể tái tạo như năng lượng mặt trời, năng lượng gió,…

- Còn dầu tăng chậm do Trung Quốc không có nhu cầu sử dụng cao, dầu chủ yếu khai thác để xuất khẩu, điều này phải phụ thuộc vào thị trường kinh tế của thế giới.

b) Diện tích và sản lượng lúa cả năm phân theo vùng của nước ta năm 2010:

* Tính cơ cấu: Diện tích và sản lượng lúa cả năm phân theo vùng của nước ta năm 2010 (Đơn vị: %)

Vùng

Diện tích

Sản lượng

Cả nước

100,0

100,0

Trung du và miền Bắc Bộ

9,5

8,0

Đồng bằng sông Hồng

14,8

16,1

Bắc Trung Bộ

9,2

8,2

Duyên hải Nam Trung Bộ

7,0

6,8

Tây Nguyên

2,9

2,5

Đông Nam Bộ

3,9

5,7

Đồng bằng sông Cửu Long

52,7

52,7

*Vẽ biểu đồ:

undefined

 

Câu 3:

a) Những thuận lợi và khó khăn do bão gây ra ở đồng bằng sông Cửu Long:

* Thuận lợi:

- Bồi tụ được phù sa tự nhiên từ các nơi khác do lũ mang đến, giúp nông nghiệp phát triển, mở rộng diện tích đồng bằng trồng trọt.

- Thau chua, rửa mặn, phèn, đất trồng trọt.

- Phát triển ngành du lịch sinh thái, giao thông trên kênh rạch, rừng ngập mặn.

* Khó khăn:

- Gây ngập lụt nhà cửa, công trình, hoa màu trên diện rộng và kéo dài.

- Mất người, mất của (sản phẩm nông nghiệp, gia súc, gia cầm,…)

- Ô nghiễm môi trường (do lũ mang theo dịch bệnh, rác thải chưa qua xử lí,…) đến đồng bằng sông Cửu Long.

b) Giá trị của sông ngòi nước ta:

- Cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất.

- Phục vụ cho các phương tiện giao thông đường thủy, phát triển thủy điện, nghề cá, du lịch.

- Bồi đắp phù sa, giúp đất màu mỡ để trồng cây.

- Nuôi và khai thác thủy sản.

Câu 4:

*Tình trạng suy thoái tài nguyên đất:

- Năm 2005, trong 5,35 triệu ha đất chưa sử dụng, có khoảng 350 nghìn ha ở đồng bằng, 5 triệu ha còn lại là đất bị biến chất nặng nề.

- Tài nguyên đất bị giảm sút, có tới 50% diện tích đất tự nhiên cần phải cải tạo. Riêng đất trống đồi trọc bị thoái hóa, xói mòn mạnh chiếm lượng trên 10 triệu ha (chiếm 28% diện tích đất đai).

* Biện pháp bảo vệ tài nguyên đất:

- Vùng đồi núi:

+ Chính phủ cần phải có những biện pháp bảo vệ tài nguyên đất, bảo vệ đất rừng, hạn chế nạn du canh du cư trái phép, quản lí định cư rõ ràng.

+ Sử dụng những phương pháp canh tác nông nghiệp phù hợp với nơi ở (ruộng bậc thang, trồng cây theo băng,…)

+ Cải tạo đất hoang, phủ xanh đồi trọc.

-Vùng đồng bằng:

+ Việc mở rộng diện tích đất cho trồng trọt, sản xuất phải được xem xét, quản lí và quyết định chặt chẽ.

+ Canh tác hợp lí, luôn đề phòng và có những biện pháp hợp lí chống đất bị nhiễm mặn, phèn, chua, bạc màu; sử dụng đất cho mục đích thích hợp, nâng cao hiệu quả sử dụng.

+ Tránh làm ô nhiễm đất do chất thải hóa học chứa nhiều chất độc, vi khuẩn, thuốc trừ sâu,… bằng cách bón phân.

→ Cần sử dụng đất hợp lí, chống rửa trôi bạc màu, xói mòn ở đồi núi và cải tạo các loại đất chua, mặn, phèn ở miền đồng bằng ven biển.

Điểm  14.15

Nhận xét: Câu 1: a)Đúng 4 ý 2,4đ b)Thiếu 2đ Câu 2: a_NX: Sơ sài Nguyên Nhân cụ thể hơn nữa ! 1,75đ b) Biểu đồ hình tròn nha 1,25đ Câu 3: a) Đúng 2,25đ b)Đúng 2đ Câu 4;đÚNG 2,5Đ