Xếp các kết bài dưới đây vào nhóm thích hợp:
a) Biển nhiều khi rất đẹp, ai cũng thấy như thế. Nhưng có một điều ít ai chú ý là: vẽ đẹp của biển, vẻ đẹp kì diệu muốn mẫu muốn sắc ấy, phần rất lớn là do mây, trời và ánh sáng tạo nên.
VŨ TÚ NAM, Biển đẹp
b) Con suối đơn sơ, bình dị ấy đã đem lại cho bản tôi vẻ thanh bình, trù phú với bao nhiêu điều hữu ích.
VI HỒNG – HỒ THUỶ GIANG, Con suối bản tôi
c) Mùa thu. Hồn tôi hoá thành chiếc sáo trúc nâng ngang mỗi chú bé ngồi vắt vẻo trên lưng trâu. Và mùa thu vang lên những âm thanh xao động của đồng quê.
NGUYỄN TRỌNG TẠO, Mùa thu ở đồng quê
d) Ơi, cái ao làng thân yêu gắn bó với tôi như làn khói bếp chiều tỏa vốn mới ra, khóm khoai nước bên hàng rào râm bụt, tiếng lợn i oe cậy chuồng rịt mũi với ăn. Cái ao làng chan chứa tình quê mà những ngày thơ ấu tôi từng nằm võng với mẹ tôi, mẹ ôm tôi vào lòng, chấm bộp vỗ về, rốt vào tâm hồn trong trắng, thơ ngày của tôi những lời ru nồng nàn, thiết tha, mộc mạc:
Con cò mày đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm, lộn cổ xuống ao.
Theo VŨ DUY HUÂN. Ao làng
1) Kết bài mở rộng: Kết thúc bài viết bằng một số cầu nêu lên tình cảm, cảm xúc, suy nghĩ, liên tưởng... của người viết (hoặc của nhân vật) về đối tượng miêu tả. | 2) Kết bài không mở rộng: Kết thúc bài viết bằng một câu nêu lên cảm nghĩ của người viết (hoặc của nhân vật) về đối tượng miêu tả. |
a) Kết bài gián tiếp
b) Kết bài trực tiếp
c) Kết bài gián tiếp
d) Kết bài gián tiếp