Bài 1: Xác định kiểu câu phân loại theo mục đích nói trong các câu sau
a, Em là ai? Cô gái hay nàng tiên
Em có tuổi hay không có tuổi
Mái tóc em đây, hay là mây là suối
Đôi mắt em nhìn hay chớp lửa đêm giông
Thịt da em hay là sắt là đồng? (Người con gái Việt Nam)
b, Anh phải hứa với em không bao giờ để chúng ngồi xa cách nhau. (1) Anh nhớ chưa? (2). Anh hứa đi! (3) (Cuộc chia tay của những con búp bê)
c, Anh đã nghĩ thương em như thế thì hay là anh đào giúp cho em một cái ngách sang bên nhà anh, phòng khi tắt lửa tối đèn có đứa nào đến bắt nạt thì em chạy sang (Bài học đường đời đầu tiên )
d, Chúng tôi nguyện đem xương thịt của mình theo minh công, cùng với thanh gươm thần này báo đền Tổ quốc! (Sự tích Hồ Gươm)
"Huống chi thành Đại La.....các khanh nghĩ thế nào?"
1. Hãy xác định kiểu câu chia theo mục đích nói và chức năng của kiểu câu đó: Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở, các khanh nghĩ thế nào? Theo em, người nói thể hiện mong muốn gì?
2. Theo Lý Công Uẩn, thành Đại La có những địa thế gì để chọn làm kinh đô của đất nước?
3. Xác định hành động nói và cách thực hiện hành động nói của từng câu.
4. Kết thúc văn bản, nhà vua không dùng giọng mệnh lệnh của các vua chúa mà dùng giọng điệu như thế nào? Từ đó, em rút ra được bài học gì cho bản thân khi thuyết phục người khác?
Xác định kiểu câu và chức năng của câu sau: "Tại sao con người lại phải khiêm tốn như thế? Đó là vì cuộc đời là 1 cuộc đấu tranh bất tận."
Bài hịch tướng sĩ 1/ So sánh điểm giống và khác nhau giữa thể hịch và thể chiếu 2/ Nhận xét tài năng lãnh đạo của Lý Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn về phẩm chất và tài năng 3/ Chỉ ra những câu phủ định trong bài hịch tướng sĩ và nêu chức năng của chúng 4/ Chỉ ra những câu nghi vấn trong bài hịch tướng sĩ và nêu chức năng của chúng 5/ Nhắn đề chữ hán của hai văn bản là gì 6/ Hịch tướng sĩ là án thiên cổ hùng văn nhất của dân tộc ta .Em hiểu từ thiên cổ hùng văn là gì 7/ Nêu các tên gọi của thủ đô Hà nội xưa
kiểu câu và chức năng của câu "Tuổi thơ thích chạy trốn tìm"
(bài thơ QUÊ HƯƠNG NỖI NHỚ hoàng thanh tâm )
Đọc các đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu: – Xác định kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán, trần thuật, phủ định. – Nêu cụ thể chức năng từng câu. – Trong các câu phủ định, câu nào là phủ định miêu tả, câu nào là phủ định bác bỏ? a) Ôi Tào Khê! Nước Tào Khê làm đá mòn đấy! Nhưng dòng nước Tào Khê không bao giờ cạn chính là lòng chung thuỷ của ta! b) Tôi bật cười bảo lão: – Sao cụ lo xa quá thế ? Cụ còn khỏe lắm, chưa chết đâu mà sợ. Cụ cứ để tiền ấy mà ăn, lúc chết hãy hay! Tội gì bây giờ nhịn đói mà tiền để lại? – Không, ông giáo ạ! Ăn mãi hết đi thì đến lúc chết lấy gì mà lo liệu?
Mỗi lần thất vọng hay gặp thất bại trong cuộc sống, tôi lại nghĩ đến câu chuyện của cậu bé gần nhà. Ngày đó em đang tranh tài với các bạn cùng lớp một vai diễn trong một vở kịch của nhà trường. Mẹ em nói với tôi rằng em đã đặt hết tâm nguyện vào vai diễn thử này,mặc dầu trông thâm tâm bà biết rằng con trai mình không đủ năng khiếu. Đến ngày nhà trường quyết định chọn ai vào vai,tôi theo mẹ em đến trường đón em sau giờ tan học.
Vừa nhìn thấy mẹ,em chạy vội đến,đôi mắt sáng long lanh và ngập tràn hãnh diện nói:
- Mẹ ơi! Mẹ đoán thử xem nào?
Em la toáng lên và như thể không chờ được,bằng giọng hổn hển,xúc động,em nói luôn câu trả lời;
- Con được chọn là người vỗ tay và reo hò,mẹ ạ!
Dù chỉ được là khán giả nhưng chú bé vẫn luôn tươi cười cổ vũ cho các bạn diễn của mình.Em đã dạy cho tôi một bài học về sự lạc quan mà sau này đã giúp ích cho tôi rất nhiều. Mặc dù không có năng khiếu nhưng cậu bé vẫn không từ bỏ niềm say mê với nhạc kịch, như là một môn nghệ thuật được ưa thích. Đã lâu lắm rồi tôi không gặp lại em và gia đình, kể từ khi họ chuyển nhà.Tôi thầm cảm ơn em, cậu bé với cái miệng cười thật xinh, mong em sẽ hạnh phúc.
suy nghĩ của em về câu chuyện trên. bài văn hoặc dàn ý chi tiết