Nhiều lắm: Từ đời Hùng Vương, An Dương Vương, Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Ngô Quyền, Lí Bí,........đến đời nhà Nguyễn rồi nước ta chuyển sang cộng hòa dân chủ.
Vua Việt Nam là nhà cai trị nước Việt Nam độc lập tự chủ từ thời dựng nước đến Cách mạng tháng Tám năm 1945. Tùy hoàn cảnh lịch sử mà có thể mang tước hiệu và chức vụ khác nhau, ở trong nước tước hiệu tự xưng cao nhất là hoàng đế và thấp hơn là vương. Về chức vụ, trong quan hệ ngoại giao với Trung Quốc thì có khi được thụ phong Quốc vương hoặc Quận vương, có khi chỉ là Tiết độ sứ hay Đô thống sứ.
Trong huyền sử, khái niệm vua Việt Nam đã thấy ghi chép từ Hồng Bàng thị nhưng còn nhiều điểm nghi vấn mơ hồ chưa thể khẳng định rõ rệt, sau đó nhà Thục cướp ngôi họ Hùng và họ Triệu lấy nước của nhà Thục. Thế nhưng Hồng Bàng thị là dòng dõi Thần Nông thị,[1] Thục Phán là hậu duệ Khai Minh thị[1] còn Triệu Đà cũng là người Hán [2]...như vậy những triều đại sơ khai đều có sự nghi vấn gây tranh cãi. Trong ngàn năm Bắc thuộc, từng trỗi dậy những chính quyền nhưng thời gian tồn tại chưa được bao lâu đã bị dẹp yên, sự nghiệp chưa ổn định lâu dài nên chưa thể cấu thành triều đại. Từ khi họ Khúc giành lấy quyền tự chủ cho đến hết loạn 12 sứ quân, danh nghĩa Việt Nam vẫn chỉ là một phiên chấn của Trung Quốc với cái tên Tĩnh hải quân, các nhà lãnh đạo Việt Nam thời tự chủ chỉ ở mức Tiết độ sứ cả trong nước và ngoại giao, đến lúc Ngô Quyền đánh đuổi quân Nam Hán mới tự xưng vương. Bắt đầu từ đấy, vua Việt Nam mới chính thức được xác định, tuy nhiên nhà Ngô vẫn chưa đặt quốc hiệu. Bấy giờ bên Trung Quốc cũng đang loạn to, chính quyền trung ương còn mải lo đánh dẹp nên chưa thể nhòm ngó xuống mạn cực nam, chỉ có nước Nam Hán kế cận thỉnh thoảng xung đột mà thôi. Đến thời nhà Đinh, đối với thần dân trong nước, các vua người Việt đã xưng hoàng đế và đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt, gặp lúc nhà Tống cũng mới chấm dứt cục diện Ngũ đại thập quốc nên sai sứ sang sắc phong vua Đinh làm Giao Chỉ quận vương, từ đó nền quân chủ Việt Nam mới được xác lập.
Sau các cuộc tấn công thất bại của nhà Tống, người Hoa đã phải công nhận quyền lực của người Việt ở Thăng Long. Nước Việt được xem như một dạng chư hầu đặc biệt mà Trung Quốc không thể sát nhập bằng vũ lực nhưng, ngược lại, người Việt cũng phải công nhận Trung Quốc là một nước lớn, về phương diện ngoại giao phải chịu lép nhường thần quyền con trời, mạng trời cao hơn cho vua Trung Quốc, tuy vua Việt vẫn có quyền xưng là con trời và vâng mạng trời cai trị dân đối với dân nước Việt. Vua Việt Nam tự ví mình với Mặt Trời như vua Trung Quốc. Từ đây mô hình chính trị Trung Hoa đã được Việt hóa và phát triển để khẳng định ngai vua ở Thăng Long là ngai vàng của Hoàng đế nước Nam người trị vì "Đế quốc phương Nam" theo mệnh trời. Hệ thống triều đình của các vua nước Việt cũng tương tự các triều đình của vua chúa Trung Quốc, các nghi thức và danh phận của các vị quan cũng tương tự như quan lại Trung Quốc.
Các vị vua nước Việt đã sử dụng rất nhiều nghi thức, biểu tượng chỉ dành riêng cho vua Trung Quốc như áo long bào màu vàng có rồng 5 móng, giường long sàng, ngôi cửu ngũ, khi chết thì dùng từ "băng hà" và xây lăng có đường hầm dẫn xuống huyệt. Các vua nước Việt được chính thức dùng các nghi thức đặc biệt nhạy cảm với vua Trung Quốc như thờ trời, tế trời ở đàn Nam Giao, được quyền cai quản các thần linh ở nước Việt, được quyền phong chức tước cho các thánh, thần, sông núi ở nước Việt, có lẽ chỉ ngoại trừ vua Đồng Khánh là vị vua Việt Nam duy nhất chịu làm em của một nữ thần mà thôi...; có vua Việt Nam còn mượn cớ đau chân để khỏi quỳ gối trước chiếu chỉ vua Trung Quốc để chứng tỏ mình không phải là cấp dưới của vua Trung Quốc. Tóm lại, các vị vua của Việt Nam là các vị vua thực sự như các vua Trung Quốc.
Các vua Việt Nam đã dùng gần như đầy đủ các nghi thức thần quyền quân chủ dành riêng cho vua chúa Trung Quốc, chỉ có cái khác duy nhất là quyền lực thần quyền này không được phép áp đặt lên dân Trung Quốc, ngược lại, quyền lực thần quyền của vua chúa Trung Quốc cũng không áp đặt được lên vua quan và dân nước Việt, các quan của triều đình Việt Nam thì chỉ tuân lệnh và trung thành với vua Việt Nam mà thôi.
Thiên mệnh của vua Trung Quốc chỉ kéo dài đến biên giới Việt-Hoa. Theo ý thức thần quyền của hai chế độ quân chủ thì biên giới này do Trời vạch sẵn và được Trời cũng như các thần bảo vệ. Cả hai nước đều ý thức được tầm quan trọng của đường biên giới này trong việc duy trì quyền lực giữa hai nước và đã giữ được sự cố định truyền thống của nó trong một thời gian rất dài trong lịch sử. Quan hệ triều cống với Trung Quốc được coi là lựa chọn thay thế duy nhất cho đối đầu, chiến tranh hoặc cấm vận kinh tế với giá rẻ nhất.
Vì vậy Việt Nam trên danh nghĩa vẫn là một nước chư hầu của Trung Quốc, hầu hết các vị vua Việt Nam lên ngôi đều phải chịu sắc phong của Trung Quốc; hoặc phải để vua Trung Quốc hợp thức hóa vương vị và thần quyền của mình như vua Quang Trung. Vào lúc loạn lạc thay đổi triều đại ở Việt Nam là cơ hội tốt để các triều đại quân chủ và phong kiến phương bắc mượn cớ giúp vua triều trước, không chịu sắc phong cho vua mới hoặc đem quân qua can thiệp nhằm chiếm đóng và đô hộ lâu dài nước Việt như thời nhà Minh, nhà Thanh. Một số vua khác chỉ trị vì trên danh nghĩa, quyền lực thực sự lại nằm trong các vị chúa hoặc các đại thần và phe cánh. Hầu hết các vị vua đều được biết bằng Miếu hiệu hoặc Thụy hiệu và Tôn hiệu vắn tắt, những trường hợp vị quân chủ chỉ đặt một niên hiệu trong thời gian tại vị thì sẽ được biết đến bằng Niên hiệu.
Đối với Trung Quốc thì vua Việt Nam có tước hiệu là:
Tĩnh Hải Quân Tiết Độ Sứ: thời họ Khúc và nhà Ngô Giao Chỉ Quận Vương: thời nhà Đinh, nhà Tiền Lê và gian đoạn đầu nhà Hậu Lý An Nam Quốc Vương: thời nhà Hậu Lý, nhà Trần, nhà Hậu Lê và nhà Tây Sơn An Nam Đô Thống Sứ Ty: thời nhà Mạc và giai đoạn đầu nhà Lê trung hưng Việt Nam Quốc Vương: thời nhà NguyễnSau đây là danh sách các vị vua Việt Nam từ khi hình thành nhà nước đến hết thời kỳ quân chủ. Trong danh sách này, ngoài những vị vua còn liệt kê một số nhân vật không phải vua nhưng đã nắm giữ thực quyền cai trị tối cao lãnh đạo đất nước như: các vị Tiết độ sứ thời tự chủ, các chúa Trịnh và chúa Nguyễn thời Lê trung hưng...Những vị vua tự xưng chế độ chưa thực sự ổn định, nhưng do chống ngoại xâm nên cũng bỏ qua sự trung lập mà đưa vào để tôn vinh sự chính thống và độc lập dân tộc:
Thời kỳ sơ sử[sửa | sửa mã nguồn] Hồng Bàng[sửa | sửa mã nguồn]Kỷ Hồng Bàng hiện vẫn còn gây tranh cãi về tính chính xác và thời điểm xuất hiện. Do đó giai đoạn này được xem có tính truyền thuyết nhiều hơn.
Chân dungVua[3]Miếu hiệu[1]Thụy hiệu[3]Niên hiệu[1]Tên húyThế thứ[1]Trị vì
Kinh Dương Vương | không có | Kinh Dương Vương[4] | không có | Lộc Tục[3] | khai sáng triều đại, con thứ Đế Minh, em Đế Nghi | 2879 TCN[1][5] | — | ? | |
Lạc Long Quân | không có | Lạc Long Quân[6] | không có | Sùng Lãm[3] | con Kinh Dương Vương | ? | — | ? | |
Hùng Vương (I) | không có | Hùng Vương[7] | không có | không rõ | con trưởng Lạc Long Quân | TK VII TCN[8][9][10] | — | ? | |
Hùng Vương (II) | không có | Hùng Vương[7] | không có | không rõ | ? | — | ? | ||
Hùng Vương (III) | không có | Hùng Vương[7] | không có | không rõ | ? | — | ? | ||
Hùng Vương (IV) | không có | Hùng Vương[7] | không có | không rõ | ? | — | ? | ||
Hùng Vương (V) | không có | Hùng Vương[7] | không có | không rõ | ? | — | ? | ||
Hùng Vương (VI) | không có | Hùng Vương[7] | không có | không rõ | ? | — | ? | ||
Hùng Vương (VII) | không có | Hùng Vương[7] | không có | Lang Liêu[11] | ? | — | ? | ||
Hùng Vương (VIII) | không có | Hùng Vương[7] | không có | không rõ | ? | — | ? | ||
Hùng Vương (IX) | không có | Hùng Vương[7] | không có | không rõ | ? | — | ? | ||
Hùng Vương (X) | không có | Hùng Vương[7] | không có | không rõ | ? | — | ? | ||
Hùng Vương (XI) | không có | Hùng Vương[7] | không có | không rõ | ? | — | ? | ||
Hùng Vương (XII) | không có | Hùng Vương[7] | không có | không rõ | ? | — | ? | ||
Hùng Vương (XIII) | không có | Hùng Vương[7] | không có | không rõ | ? | — | ? | ||
Hùng Vương (XIV) | không có | Hùng Vương[7] | không có | không rõ | ? | — | ? | ||
Hùng Vương (XV) | không có | Hùng Vương[7] | không có | không rõ | ? | — | ? | ||
Hùng Vương (XVI) | không có | Hùng Vương[7] | không có | không rõ | ? | — | ? | ||
Hùng Vương (XVII) | không có | Hùng Vương[7] | không có | không rõ | ? | — | ? | ||
Hùng Vương (XVIII) | không có | Hùng Vương[7] | không có | không rõ | ? | — | 258TCN[3]hoặc 208TCN |
Chân dungVua[3]Miếu hiệu[3]Thụy hiệu[3]Niên hiệu[3]Tên húy[3]Trị vì
An Dương Vương | không có | An Dương Vương[12] | không có | Thục Phán | 257TCN—208TCN[3] hoặc 207TCN—179TCN[13] |
Chân dungVua[3]Miếu hiệu[2]Thụy hiệu[3]Niên hiệu[2]Tên húyThế thứ[13]Trị vì[3]
Triệu Vũ Đế[2] | không có | Vũ Vương Vũ Đế[14] |
không có | Triệu Đà[3] | Khai sáng triều đại | 207TCN | — | 137TCN | |
Triệu Văn Đế[2] | không có | Văn Vương Văn Đế[15] |
không có | Triệu Hồ[13] Triệu Mạt[16] Triệu Muội[3] |
cháu nội Triệu Đà, con Triệu Trọng Thuỷ | 137TCN | — | 125TCN | |
Triệu Minh Vương[2] | không có | Minh Vương | không có | Triệu Anh Tề[3] | con Triệu Hồ | 125TCN | — | 113TCN | |
Triệu Ai Vương[2] | không có | Ai Vương | không có | Triệu Hưng[3] | con thứ Triệu Anh Tề | 113TCN | — | 112TCN | |
Thuật Dương Vương[2] | không có | Thuật Dương Vương Vệ dương vương Vệ dương hầu[17] |
không có | Triệu Kiến Đức[3] | con trưởng Triệu Anh Tề, anh Triệu Hưng | 112TCN | — | 111TCN |
Nhà Triệu nếu trung lập thì là một triều đại chính thống của Việt Nam, còn nếu bỏ qua sự trung lập thì sẽ bị quy thành kẻ xâm lăng. Hiện trường hợp này vẫn còn đang tranh cãi, có sách tính từ khi Triệu Đà diệt nước Âu Lạc bắt đầu thời Bắc thuộc, có sách lại tính từ khi nhà Hán diệt nước Nam Việt mới tính là Bắc thuộc. Vì người Trung Quốc cũng không coi chính thể này là triều đại của họ, cho nên tạm thời vẫn liệt kê ở đây như một triều đại nối tiếp hợp pháp của Việt Nam.
Chống Bắc thuộc lần I, II và III[sửa | sửa mã nguồn] Trưng Nữ Vương (40-43)[sửa | sửa mã nguồn]Chân dungVuaThụy hiệu[18]Tôn hiệuNiên hiệu[18]Tên húyTrị vì[18]
Trưng Vương[19] | không có | Trinh Linh Chi Phu Nhân[20] | không có | Trưng Trắc[18] | 40 | — | 43 |
Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng ngắn ngủi chưa kịp ổn định đã bị diệt vong, tuy nhiên vì do phụ nữ lãnh đạo hơn nữa lại chống ngoại xâm nên cũng được sử sách đưa vào thành một triều đại của Việt Nam.
Nhà Tiền Lý và Triệu Việt Vương (544-603)[sửa | sửa mã nguồn]Chân dungVua[21]Miếu hiệu[21]Thụy hiệuNiên hiệuTên húy[21]Thế thứTrị vì
Lý Nam Đế | không có | Nam Đế Nam Việt đế[22] |
Thiên Đức (544-548)[21] | Lý Bí Lý Bôn |
nổi dậy tự lập, khai sáng triều đại | 544[21] | — | 548[21] | |
Triệu Việt Vương | không có | Nam Việt quốc vương Dạ Trạch Vương[23] |
không có[21] | Triệu Quang Phục | con Thái phó Triệu Túc, được Lý Nam Đế giao toàn bộ quyền hành | 548 | — | 571[21] | |
Hậu Lý Nam Đế[24] | không có | Nam Đế[25] | không có[21] | Lý Phật Tử | người trong họ Lý Nam Đế | 571[26] | — | 602[21] | |
Lý Sư Lợi[27] | không có | không có | không có | Lý Sư Lợi | con Hậu Lý Nam Đế | 602 | — | 603 |
Chân dungVuaMiếu hiệu[28]Thụy hiệuNiên hiệu[28]Tên húyThế thứTrị vì
Mai Hắc Đế[29] | không có | Đại Đế Hắc Đế[30] |
không có | Mai Thúc Loan[29] Mai Lập Thành[31] Mai Thúc Yên[32] |
nổi dậy tự lập[29] | chưa rõ[33] | — | 722[29] | |
Mai Thiếu Đế[34] | không có | không có | không có | Mai Thúc Huy Mai Bảo Sơn |
con trưởng Mai Hắc Đế | 722 | — | 723 | |
Bạch Đầu Đế[34] | không có | không có | không có | Mai Kỳ Sơn[35] | con thứ Mai Hắc Đế, em song sinh với Mai Thiếu Đế | 723 | — | 723 |
Chính quyền họ Mai cũng là cuộc khởi nghĩa chưa kịp ổn định, sử sách chỉ ghi chép vài dòng sơ sài nhưng vì tôn vinh vấn đề chống ngoại xâm nên cũng được liệt vào danh sách vua Việt Nam.
Họ Phùng (779-791)[sửa | sửa mã nguồn]Chân dungThủ lĩnh[29]Miếu hiệuThụy hiệuNiên hiệuTên húy[29]Thế thứ[29]Trị vì
Phùng Hưng[36] | không có | Bố Cái Đại Vương[37] | không có | Phùng Hưng Phùng Cự Lão |
con Phùng Hạp Khanh, thế tập Biên Khố Di Tù Trưởng | chưa rõ[38] | — | 791[29] | |
Phùng An[39] | không có | không có | không có | Phùng An | con Phùng Hưng | 791 | — | 791 |
Chân dungTiết độ sứ[40]Tôn hiệu[40]Thụy hiệu[40]Niên hiệu[40]Tên húyThế thứTrị vì
Khúc Tiên Chủ[41] | Tiên Chủ[42] | không có | không có | Khúc Thừa Dụ[40] | Mở màn nền tự chủ[40] | 905 | — | 907[40] | |
Khúc Trung Chủ[41] | Trung Chủ[42] | không có | không có | Khúc Hạo Khúc Thừa Hạo[43] |
con Khúc Thừa Dụ[40] | 907 | — | 917[40] | |
Khúc Hậu Chủ[41] | Hậu Chủ[42] | không có | không có | Khúc Thừa Mỹ[43] | con Khúc Hạo[43] | 917 | — | 923[43] 930[44] |
Chân dungTiết độ sứ[43]Tôn hiệu[43]Thụy hiệu[40]Niên hiệu[40]Tên húyThế thứ[40]Trị vì[40]
Dương Chính Công[41] | không có | không có | không có | Dương Đình Nghệ[40] Dương Diên Nghệ[45] |
Khôi phục nền tự chủ, nha tướng của Khúc Hạo | 931 | — | 937 | |
Kiều Công Tiễn[41] | không có | không có | không có | Kiều Công Tiễn[43] Kiểu Công Tiễn[40] Kiểu Công Hạo[45] |
con nuôi và nha tướng của Dương Đình Nghệ | 937 | — | 938 |
Minh thuộc | Nam-Bắc triều và Trịnh-Nguyễn phân tranh | Pháp thuộc | |||||||||||||||
Trước độc lập | Nhà Ngô | Nhà Đinh | Nhà Tiền Lê | Nhà Lý | Nhà Trần | Nhà Hồ | Nhà Hậu Trần | Nhà Hậu Lê | Nhà Mạc | Nhà Hậu Lê | Nhà Tây Sơn | Nhà Nguyễn | Việt Nam hiện đại | ||||
Chúa Trịnh | |||||||||||||||||
Chúa Nguyễn | |||||||||||||||||
939 | 1009 | 1225 | 1400 | 1427 | 1527 | 1592 | 1788 | 1858 | 1945 |
Nhà Ngô và Dương Tam Kha (939-965) | |||
939 | 965 | 1945 |
Chân dungVua[40]Tôn hiệuThụy hiệu[40]Niên hiệu[40]Tên húyThế thứ[40]Trị vì[40]
Tiền Ngô Vương | Tiên Chủ | không có | không có | Ngô Quyền[40] | Sáng lập triều đại, con rể Dương Đình Nghệ | 939 | — | 944 | |
Dương Bình Vương[46] | không có | không có | không có | Dương Tam Kha[40] Dương Chủ Tướng[47] Dương Thiệu Hồng[48] |
Con trai Dương Đình Nghệ | 944 | — | 950 | |
Thiên Sách Vương[49] | không có | không có | không có | Ngô Xương Ngập[40] | Con trưởng Ngô Quyền | 951 | — | 954 | |
Nam Tấn Vương[49] | không có | không có | không có | Ngô Xương Văn[40] | Con thứ Ngô Quyền | 950 | — | 965 |
Nhà Đinh (968-980) | ||||
939 | 968 | 980 | 1945 |
Chân dungVua[50]Miếu hiệu[50]Thụy hiệuNiên hiệu[50]Tên húy[50]Thế thứ[50]Trị vì[50]
Đinh Tiên Hoàng[51] | không có | Tiên hoàng đế[52] | Thái Bình (970-979) | Đinh Bộ Lĩnh Đinh Hoàn[53] |
Sáng lập triều đại | 968 | — | 979 | |
Đinh Phế Đế[54] | không có | Phế Đế[55] | Thái Bình[56] (979-980) | Đinh Toàn Đinh Tuệ |
Con út Đinh Tiên Hoàng | 979 | — | 980 |
Nhà Tiền Lê (980-1009) | ||||
939 | 980 | 1009 | 1945 |
Chân dungVua[50]Miếu hiệuThụy hiệu[50]Niên hiệu[50]Tên húyThế thứ[50]Trị vì[50]
Lê Đại Hành[57] | không có | Đại Hành hoàng đế[58] | Thiên Phúc (980-988) Hưng Thống (989-993) Ứng Thiên (994-1005) |
Lê Hoàn | Sáng lập triều đại, Phó vương nhiếp chính thời Đinh Phế Đế | 980 | — | 1005 | |
Lê Trung Tông | Trung Tông | không có | Ứng Thiên[56] (1005-1005) | Lê Long Việt | Con thứ Lê Đại Hành | 1005 | — | 1005 | |
Lê Ngọa Triều | không có | Ngọa Triều hoàng đế[59] | Ứng Thiên[56] (1005-1007) Cảnh Thụy (1008-1009) |
Lê Long Đĩnh[50] Lê Chí Trung[48] |
Con thứ năm Lê Đại Hành, | 1005 | — | 1009 |
Nhà Lý (1010-1226) | ||||
939 | 1010 | 1226 | 1945 |
Chân dungVuaMiếu hiệuThụy hiệuNiên hiệuTên húyThế thứTrị vì
Lý Thái Tổ[60] | Thái Tổ[61] | Thần Vũ Hoàng Đế[61] | Thuận Thiên (1010-1028)[61] | Lý Công Uẩn[61] | Sáng lập triều đại. Nguyên là Điện tiền chỉ huy sứ và là phò mã trưởng Lê Đại Hành[61] | 1009[61] | — | 1028[61] | |
Lý Thái Tông[62] | Thái Tông[61] | không rõ[63] | Thiên Thành (1028-1033)[61] Thông Thụy (1034-1038)[61] Càn Phù Hữu Đạo (1039-1041)[61] Minh Đạo (1042-1043)[61] Thiên Cảm Thánh Vũ (1044-1048)[61] Sùng Hưng Đại Bảo (1049-1054)[61] |
Lý Phật Mã[61] Lý Đức Chính[61] |
Con trưởng Lý Thái Tổ[61] | 1028 | — | 1054[61] | |
Lý Thánh Tông | Thánh Tông | không có[64][65] | Long Thụy Thái Bình (1054-1058)[65] Chương Thánh Gia Khánh (1059-1065)[65] Long Chương Thiên Tự (1066-1068)[65] Thiên Huống Bảo Tượng (1068 - 1069)[65] Thần Vũ (1069-1072)[65] |
Lý Nhật Tôn[65] | Con trưởng Lý Thái Tông[65] | 1054 | — | 1072[65] | |
Lý Nhân Tông[66] | Nhân Tông | không có[67] | Thái Ninh (1072-1076) Anh Vũ Chiêu Thắng (1076-1084) Quảng Hựu (1085-1092) Hội Phù (1092-1100) Long Phù (1101-1109) Hội Tường Đại Khánh (1110-1119) Thiên Phù Duệ Vũ (1120-1126) Thiên Phù Khánh Thọ (1127-1127) |
Lý Càn Đức[65] | Con trưởng Lý Thánh Tông[65] | 1072 | — | 1127 | |
Lý Thần Tông | Thần Tông | không có[68] | Thiên Thuận (1128-1132) Thiên Chương Bảo Tự (1133-1138) |
Lý Dương Hoán[65] | con Sùng Hiền Hầu, cháu nội Lý Thánh Tông[65] | 1127 | — | 1138 | |
Lý Anh Tông[69] | Anh Tông | không có[70][71] | Thiệu Minh (1138-1139) Đại Định (1140-1162) Chính Long Bảo Ứng (1163-1173) Thiên Cảm Chí Bảo (1174-1175) |
Lý Thiên Tộ[71] | Con thứ Lý Thần Tông[71] | 1128 | — | 1175 | |
Lý Cao Tông | Cao Tông | không có[71][72] | Trinh Phù (1176-1185) Thiên Tư Gia Thuỵ (1186-1201) Thiên Gia Bảo Hựu (1202-1204) Trị Bình Long Ứng (1205-1210) |
Lý Long Cán[73] Lý Long Trát[71] |
Con thứ 6 Lý Anh Tông | 1176 | — | 1204 | |
Lý Thẩm[74][75] | không có | không có | không có | Lý Thẩm | Con thứ Lý Cao Tông | 1209 | — | 1209 | |
Lý Huệ Tông[76] | Huệ Tông | không có[71][77] | Kiến Gia (1211–1224) | Lý Sảm Lý Hạo Sảm |
Con trưởng Lý Cao Tông[78] | 1211 | — | 1224 | |
Lý Nguyên Vương[79][75] | không có | Nguyên Vương[80] | Càn Ninh (1214–1216)[78] | không rõ[78] | Con thứ Lý Anh Tông[78] | 1214 | — | 1216[78] | |
Lý Chiêu Hoàng[81] | không có | Chiêu Hoàng[82] | Thiên Chương Hữu Đạo (1224–1226)[78] | Lý Phật Kim Lý Thiên Hinh[78] |
Con gái Lý Huệ Tông, vợ Trần Thái Tông[78] | 1224 | — | 1226[78] |
Nhà Trần (1226-1400) | ||||
939 | 1226 | 1400 | 1945 |
Chân dungVuaMiếu hiệuThụy hiệuNiên hiệuTên húyThế thứTrị vì
Trần Thái Tông[83] | Thái Tông[84] | Thống Thiên Ngự Cực Long Công Mậu Đức Hiển Hòa Hựu Thuận Thần Văn Thánh Vũ Nguyên Hiếu Hoàng Đế[84] | Kiến Trung (1226-1237)[84] Thiên Ứng Chính Bình (1238-1350)[84] Nguyên Phong (1251-1258)[84] |
Trần Cảnh[84] Trần Bồ[84] Trần Nhật Cảnh[85] Trần Quang Bỉnh[85] |
Sáng lập triều đại, chồng và anh họ Lý Chiêu Hoàng[84] | 1226 | — | 1258[84] | |
Trần Thánh Tông[86] | Thánh Tông[84] | Huyền Công Thịnh Đức Nhân Minh Văn Vũ Tuyên Hiếu Hoàng Đế[84] | Thiệu Long (1258-1272)[84] Bảo Phù (1273-1278)[84] |
Trần Hoảng[84] Trần Uy Hoảng[85] Trần Quang Bính[85] Trần Nhật Huyên[85] |
Con thứ hai Trần Thái Tông[84] | 1258 | — | 1279[84] | |
Trần Nhân Tông[87] | Nhân Tông[88] | Pháp Thiên Sùng Đạo Ứng Thế Hóa Dân Long Từ Hiển Hiệu Thánh Văn Thần Vũ Nguyên Minh Duệ Hiếu Hoàng Đế[88] | Thiệu Bảo (1278-1285)[88] Trùng Hưng (1285-1293)[88] |
Trần Khâm[88] Trần Nhật Tuấn[85] |
Con trưởng Trần Thánh Tông[88] | 1278 | — | 1293[88] | |
Trần Anh Tông[89] | Anh Tông[88] | Hiển Văn Duệ Vũ Khâm Minh Nhân Hiếu Hoàng Đế[88] | Hưng Long (1293-1314)[88] | Trần Thuyên[88] Trần Nhật 㷃[85] Trần Nhật
Đúng 0
Bình luận (0)
Các câu hỏi tương tự đố các cậu việc nam có bao nhiêu đời vua hiiiiiii !!!!!!!!!! PHẦN 1: Các triều đại phong kiến Việt Nam (từ nhà Ngô đến nhà Trần) hãy nêu:
- Hoàn cảnh ra đời, tên vị vua đầu tiên, tên nước, tên kinh đô?
- Vì sao cò sự thay đổi kinh đô giữa các triều đại?
- Ý nghĩa những việc làm của Ngô Quyền sau khi dành được độc lập?
- Vì sao Đinh Bộ Lĩnh thống nhất đất nước?
PHẦN 2: Nước Đại Việt thời nhà Lý đến nhà Trần, hãy nêu:
- Luật pháp
- Tình hình kinh tế nông nghiệp
- Các hình thức sinh hoạt văn hóa, tôn giáo, giáo dục, khoa cử?
- Chủ trương các cách đánh giặc,... Đọc tiếp PHẦN 1: Các triều đại phong kiến Việt Nam (từ nhà Ngô đến nhà Trần) hãy nêu:
- Hoàn cảnh ra đời, tên vị vua đầu tiên, tên nước, tên kinh đô?
- Vì sao cò sự thay đổi kinh đô giữa các triều đại?
- Ý nghĩa những việc làm của Ngô Quyền sau khi dành được độc lập?
- Vì sao Đinh Bộ Lĩnh thống nhất đất nước?
PHẦN 2: Nước Đại Việt thời nhà Lý đến nhà Trần, hãy nêu:
- Luật pháp
- Tình hình kinh tế nông nghiệp
- Các hình thức sinh hoạt văn hóa, tôn giáo, giáo dục, khoa cử?
- Chủ trương các cách đánh giặc, nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của các triều đại ấy?
- Công lao của các vị anh hùng?
P/s: Giúp mình với ạ=((( Cảm ơn mấy bạn trước nhé!!!! Mai nộp rồi ạ!!! 1) khái quát về văn hoá, giáo dục, khoa học kỹ thuật thời Lê sơ và nhận xét 2) Trải qua bao nhiêu đời vua, đời vua nào thịnh trị nhất kể tên thời gian, vị vua đầu tiên của các triều đại PK việt nam từ thời ngô đến thời hồ Khu vực Đông Nam Á hiện nay gồm bao nhiêu nước? kể tên? Đặc điểm chung về điều kiện tự nhiên? Đặc điểm đó có thuận lợi và khó khăn gì đối vs đời sống và sản xuất nông nghiệp Hãy lập bảng thống kê : tên triều đại, thời gian, vua đầu triều, kinh đô, tên nước của Việt Nam trong thế kỉ X
Nội dung chính sách quốc phòng ngoại giao của vua Quang Trung? Liên hệ chính sách ngoại giao của Việt Nam ngày nay? Câu 1. Triều đại Lê Sơ có các đời vua nào ? ( Kể tên niên hiệu - tên húy - thời gian trị vì ) Câu 2 . Trong các đời vua đó vị vua nào có công lao lớn nhất ? Vì sao ? theo em chữ quốc ngữ ra đời đóng vai trò gì trong quá trình ohát triển của văn hóa việt nam Khoá học trên OLM (olm.vn)Khoá học trên OLM (olm.vn) |