Tập làm văn lớp 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Trần Phương Thảo

viết một đoạn văn về vai trò của người mẹ trong gd

Nguyễn Đức Huy
8 tháng 1 2017 lúc 14:00

Trong mỗi chúng ta ai cũng đã biết vai trò của người phụ nữ trong gia đình đã được hình thành từ rất lâu đời. Họ vừa làm đóng vai trò làm mẹ, làm vợ, đảm đang quán xuyến tất cả những việc nội trợ trong gia đình và sẵn sàng chấp nhận hy sinh mọi thứ để giữ gìn mái ấm của chính họ. Điển hình như Bà Trưng Trắc là một người phụ nữ bình thường, chân yếu tay mềm nhưng đã vì sự an nguy của chồng mà xông pha ra trận giết giặc…Cho đến một người phụ nữ xấu xí như Thị Nở cũng biết nấu “bát cháo hành” chăm sóc Chí Phèo lúc bị bệnh, đánh thức lòng trắc ẩn trong Chí Phèo khiến cho một người suốt ngày chỉ biết “rạch mặt và ăn vạ” cũng phải hoàn lương. Điều đó cho ta thấy được vai trò người phụ nữ trong gia đình là hết sức quan trọng, nhưng có lẽ phẩm chất làm mẹ, làm vợ của người phụ nữ đã được lưu truyền từ rất lâu đời nên trong mỗi chúng ta ngày nay đều cảm thấy rất đỗi bình thường khi nhận được sự chăm sóc từ mẹ mà quên đi vai trò thiêng liêng ấy.

Ngay đến chính bản thân tôi từ thuở nhỏ cũng đã ngộ nhận điều đó. Lúc còn thơ dại, mỗi khi nhận được những cử chỉ quan tâm chăm sóc từ mẹ, tôi chỉ nghĩ đây là trách nhiệm của mẹ đối với tôi. Lớn lên một chút, khi đã có những cách suy nghĩ của riêng của chính mình. Tôi luôn bất đồng ý kiến với mẹ trong mọi vấn đề mà chúng tôi thảo luận và nghĩ rằng mẹ hoàn toàn không hiểu tôi. Với lý lẽ đó, tôi thản nhiên đổ tất cả lỗi cho người đã sinh thành ra tôi thay vì đứng ở vị trí của mẹ để hiểu được là mẹ làm tất cả những điều đó vì mẹ quan tâm tôi không muốn tôi lầm đường lỡ bước, bị vấp ngã trước những sóng gió của cuộc đời. Thời gian tôi ở bên mẹ thấm thoát trôi qua, những xung đột, những trách cứ, giận hờn cứ diễn ra và cũng như mọi lần tôi không bao giờ cảm thấy mình là người có lỗi. Ở bên tôi, mẹ luôn nói “Đối với mẹ con mãi là đứa trẻ không bao giờ lớn” lúc đó tôi nghĩ câu đó thật không đúng chút nào, vì tôi đã lớn rồi, đã có cách suy nghĩ riêng, tôi đâu còn là một đứa trẻ ngây ngô chưa biết gì nên tôi hoàn toàn không thể hiểu được ý nghĩa sâu xa của câu nói ấy. Cho đến khi tôi lập gia đình, trách nhiệm xây dựng và bảo vệ gia đình nhỏ của chính mình đã được hình thành trong tôi. Khi lần đầu tiên mang sinh linh bé nhỏ trong bụng, tôi có cảm giác thật khó tả, tôi cảm nhận được dòng máu đang chảy trong người tôi đang nuôi lớn dần hình hài bé bỏng ấy. Chính lúc đó tôi mới biết được tình mẫu tử thiêng liêng là như thế nào và những lúc như thế tôi lại càng nghĩ đến mẹ nhiều hơn. Chăm sóc một đứa con nhỏ hoàn toàn không dễ chút nào,đặc biệt là đối với người lần đầu làm mẹ như tôi. Mỗi khi con tôi bệnh thì tôi cũng đứng ngồi không yên, lo đến mất ăn mất ngủ. Tuy vai trò của người mẹ đối với tôi vất vả là thế, nhưng khi nhìn thấy con tôi ngày một khôn lớn, khỏe mạnh thì mọi sự vất vả đều tan biến. Thế nhưng, con tôi ngày càng lớn khôn thì mâu thuẫn hai mẹ con tôi thường xuyên xảy ra vì con tôi luôn có cách nghĩ của riêng nó. Những lúc như vậy tôi cảm thấy giận lắm, đau lòng lắm và trách rằng “Tại sao con tôi đã không đứng ở vị trí của mẹ nó để hiểu rằng mẹ nó làm như vậy là quan tâm đến nó thôi”. Khi nghĩ đến điều đó, bỗng nhiên khóe mắt tôi cay cay, những giọt nước mắt cứ thi nhau lăn dài trên má, và tôi đã khóc…khóc rất nhiều…tôi khóc không phải vì con tôi không chịu hiểu cho tôi mà tôi khóc vì tôi cảm thấy hối hận khi nghĩ đến mẹ tôi. Bây giờ tôi mới biết tâm trạng của mẹ thế nào mỗi khi tôi cãi lời mẹ và luôn cho mình là đúng. Tôi thấy mình đã sai, sai rất nhiều… nhưng tôi luôn biết rằng mẹ vẫn luôn tha thứ cho đứa con thơ dại này vì bây giờ trong thâm tâm tôi cũng đang tha thứ cho lỗi lầm của con tôi. Những lúc như vậy tôi lại cười và nói với con tôi rằng “Đối với mẹ con mãi là đứa trẻ không bao giờ lớn” tôi lại nhận được cái nhìn đầy bất ngờ của con tôi. Đương nhiên tôi biết chắc rằng con tôi cũng sẽ mãi mãi không bao giờ hiểu đúng nghĩa của câu nói ấy cho đến khi bản thân nó ở vai trò vị trí như tôi.
Bây giờ tôi mới hiểu vai trò của mẹ, người phụ nữ trong gia đình là thiêng liêng, quan trọng như thế nào. Nó không đơn thuần là công việc chăm sóc con cái, chăm lo cho gia đình hằng ngày mà nó còn chứa đựng cả tình mẫu tử thiêng liêng, tình yêu của của một người vợ đối với chồng. Chính vì những thứ tình cảm đó đã làm mẹ tôi,cho tôi hay nói đúng hơn là cho những người phụ nữ khác trong gia đình có đủ nghị lực để chấp nhận hy sinh tất cả để bảo vệ tổ ấm của họ.

Hoàng Nguyễn Phương Linh
8 tháng 1 2017 lúc 15:02
Từ xưa đến nay , dân tộc chúng ta luôn đề cao vai trò của người mẹ trong gia đình. Trong kho tàng ca dao , tục ngữ của các thế hệ đi trước luôn có các câu nói ca ngợi người mẹ như: ''Đố ai đếm được lá rừng, Đố ai đếm được mấy tầng trời cao.
Đố ai đếm được vì sao, Đố ai đếm được, công lao mẫu từ.” Tại sao từ xưa đến nay, công lao , vai trò của mẹ luôn được so sánh với những thứ lớn lao , đẹp đẽ ,kì diệu: Trời cao, vì sao, nước trong nguồn , biển Thái Bình,… Đó là do công lao của mẹ la vô bờ bến , mẹ mang nặng đẻ đau con chín tháng mười ngày , dìu dắt con từng bước đi , dạy con từng tiếng nói bập bẹ và cuối cùng là dạy con đạo đức làm người. Qua đó , ta có thể thấy vai trò của người làm mẹ rất quan trọng trong gia đình , dù cho trải qua bất cứ thế hệ nào đi nữa. Người mẹ luôn có vai trò rất lớn trong việc hình thành và phát triển nhân cách của người con. Mạnh Tử, một đại biểu nho giáo ở Trung Quốc thời Chu , đã có một nền tang đạo đức tốt đẹp do Chương Thị (mẹ ông) đã nhiều lần chuyển nhà với mong muốn con minh được sống , học tập trong môi trường lành mạnh nhất. Thế nhưng người mẹ không chỉ chăm lo cho nền tảng đạo đức của con , mẹ còn lo cho miếng ăn , cái mặc , để con đến trường được đủ đầy như bao bạn bè đồng trang lứa. Nhiều khi sự nghiêm khắc của người cha khiến con cái không thể mở lòng thì mẹ còn là người bạn thân thiết trong gia đình để chia sẻ cùng con cái những tâm sự trường lớp , bạn bè ,… Do đó chúng ta có thể thấy vai trò của người mẹ trong gia đình rất quan trọng nhất la đối với con cái. Nếu có những người mẹ mẫu mực luôn thương yêu, bảo ban con những lời hay lẽ phải thì đâu đây trong xã hội vẫn còn những “ Con sâu làm rầu nồi canh “ . Đó là những người mẹ lam khổ gia đình , làm gương xấuu cho con bằng những việc làm đáng chê trách như : nghiện ngập , cờ bạc , trôm cắp , buôn bán ma tuý ,giết người…Báo có lần đã đưa tin người mẹ chỉ vì một lời nói khó nghe đã đốt cháy nhà em chồng rồi phải vào tù. Rồi đây gia đình ấy sẽ sống ra sao với búa rìu dư luận? Đứa con sẽ ra sao khi biết mẹ mình như vậy ? Liệu chúng còn có thể kính trọng mẹ mình không? Những người mẹ này cần bị lên án , phê bình , bị pháp luật trừng trị. Là một người mẹ thì cần phải mẫu mực làm gương tốt với con cái , sống có trách nhiệm với gia đình , hoà hảo với các thành viên trong gia đình , hiếu thuận với ông bà , cha mẹ . Nhưng người mẹ thời hiện đại không chỉ phải thể hiện một vai trò tốt đối với gia đình mà con phải có trách nhiệm với đất nước , xã hội để đưa đất nước lên một tầm cao mới trong thời kì công nghiệp hoá , hiện đại hoá. Nói tóm lại , người mẹ có một vai trò vô cùng quan trọng với gia đình và xã hội. Trong gia đình , người mẹ vừa nuôi dạy con cái , chăm sóc , lo toan mọi vấn đề “cơm áo gạo tiền" để chu toàn gia đình . Ngoài xã hội , mẹ vừa phải chăm lo cho các mối quan hệ xã hội , làm việc . Do đó , chúng ta cần thêm thương yêu kính trọng mẹ , sống thật tốt đễ xứng đáng với những hi sinh , tảo tần mà nhờ đó chúng ta lớn khôn như hôm nay.
Diệp Tử Đằng
8 tháng 1 2017 lúc 15:07

Từ xưa đến nay , dân tộc chúng ta luôn đề cao vai trò của người mẹ trong gia đình. Trong kho tàng ca dao , tục ngữ của các thế hệ đi trước luôn có các câu nói ca ngợi người mẹ như:
“Đố ai đếm được lá rừng,
Đố ai đếm được mấy tầng trời cao,

Đố ai đếm được vì sao

Đố ai đếm được, công lao mẫu từ.”

Vậy tại sao từ xưa đến nay, công lao , vai trò của mẹ luôn được so sánh với những thứ lớn lao , đẹp đẽ ,kì diệu: Trời cao, vì sao, nước trong nguồn , biển Thái Bình,… Đó là do công lao của mẹ la vô bờ bến , mẹ mang nặng đẻ đau con chín tháng mười ngày , dìu dắt con từng bước đi , dạy con từng tiếng nói bập bẹ và cuối cùng là dạy con đạo đức lam người .
Qua đó , ta có thể thấy vai trò của người làm mẹ rất quan trọng trong gia đình , dù cho trải qua bất cứ thế hệ nào đi nữa. Người mẹ luôn có vai trò rất lớn trong việc hình thành và phát triển nhân cách của người con.Mạnh Tử, một đại biểu nho giáo ở Trung Quốc thời Chu , đã có một nền tang đạo đức tốt đẹp do Chương Thị (mẹ ông) đã nhiều lần chuyển nhà với mong muốn con minh được sống , học tập trong môi trường lành mạnh nhất. Thế nhưng người mẹ không chỉ chăm lo cho nền tảng đạo đức của con , mẹ còn lo cho miếng ăn , cái mặc , để con đến trường được đủ đầy như bao bạn bè đồng trang lứa. Nhiều khi sự nghiêm khắc của người cha khiến con cái không thể mở lòng thì mẹ còn là người bạn thân thiết trong gia đình để chia sẻ cùng con cái những tâm sự trường lớp , bạn bè ,… Do đó chúng ta có thể thấy vai trò của người mẹ trong gia đình rất quan trọng nhất la đối với con cái.
Nếu có những người mẹ mẫu mực luôn thương yêu, bảo ban con những lời hay lẽ phải thì đâu đây trong xã hội vẫn còn những “ Con sâu làm rầu nồi canh “ . Đó là những người mẹ lam khổ gia đình , làm gương xấuu cho con bằng những việc làm đáng chê trách như : nghiện ngập , cờ bạc , trôm cắp , buôn bán ma tuý ,giết người…Báo co lần đã đưa tin người mẹ chỉ vì một lời nói khó nghe đã đốt cháy nhà em chồng rồi phải vào tù.Rồi đây gia đình ấy sẽ sống ra sao với búa rìu dư luận ? Đứa con sẽ ra sao khi biết mẹ mình như vậy ? Liệu chúng còn có thể kính trọng mẹ mình không? Những người mẹ này cần bị lên án , phê bình , bị pháp luật trừng trị.
Là một người mẹ thì cần phải mẫu mực lam gương tốt với con cái , sống có trách nhiệm với gia đình , hoà hảo với các thành viên trong gia đình , hiếu thuận với ông bà , cha mẹ . Nhưng người mẹ thời hiện đại không chỉ phải thể hiện một vai trò tốt đối với gia đình mà con phải co trách nhiêm với đất nước , xã hội để đưa đất nước lên một tầm cao mới trong thời kì công nghiệp hoá , hiện đại hoá
Nói tóm lại , người mẹ co một vai trò vô cùng quan trọng với gia đình va xã hội .Trong gia đình , người mẹ vừa nuôi dạy con cái , chăm sóc , lo toan vấn đề “cơm áo gạo tiền “để chu toàn gia đình . Ngoài xã hội , mẹ vừa phải chăm lo cho các mối quan hệ xã hội , làm việc . Do đó ,chúng ta cần thêm thương yêu kính trọng mẹ , sống thật tốt đễ xừng đáng với những hi sinh , tảo tần mà nhờ đó chung ta lớn khôn như hôm nay.

H Sian Êban
8 tháng 1 2017 lúc 20:07

''Mẹ'' một tiếng đơn giản thế thôi nhưng chất chứa bao yêu thương vô tận cho chúng ta . Vai trò của mẹ trong gđ ư ? rất quan trọng . Bạn sẽ nghĩ sao nếu không thấy mặt mẹ trong một tuần ? sẽ nhớ mẹ lắm đúng không ? . Cho dù nhà bạn có giàu đến cỡ nào nếu không có mẹ thì cũng như không thôi . Mẹ là người con , là người vợ , người mẹ mà không thể thiếu trong gđ . Là người giặt giũ , nấu cơm , cùng bố nuôi dưỡng chúng ta nên người mà chẳng cần phải trả công gì cả . Là người mà chúng ta có thể đánh đổi tất cả mọi thứ để có được . Sự quan trọng của mẹ là thế đấy ! .

Đạt Trần
18 tháng 8 2017 lúc 7:10
Từ xưa đến nay , dân tộc chúng ta luôn đề cao vai trò của người mẹ trong gia đình. Trong kho tàng ca dao , tục ngữ của các thế hệ đi trước luôn có các câu nói ca ngợi người mẹ như: Đố ai đếm được lá rừng,

Đố ai đếm được mấy tầng trời cao,

Đố ai đếm được vì sao

Đố ai đếm được, công lao mẫu từ.” Và sau đây,tôi xin đươc trình bày những suy nghĩ của mình về vai trò của người mẹ trong gia đình. Vậy tại sao từ xưa đến nay, công lao , vai trò của mẹ luôn được so sánh với những thứ lớn lao , đẹp đẽ ,kì diệu: Trời cao, vì sao, nước trong nguồn , biển Thái Bình,… Đó là do công lao của mẹ la vô bờ bến , mẹ mang nặng đẻ đau con chín tháng mười ngày , dìu dắt con từng bước đi , dạy con từng tiếng nói bập bẹ và cuối cùng là dạy con đạo đức lam người . Qua đó , ta có thể thấy vai trò của người làm mẹ rất quan trọng trong gia đình , dù cho trải qua bất cứ thế hệ nào đi nữa. Người mẹ luôn có vai trò rất lớn trong việc hình thành và phát triển nhân cách của người con.Mạnh Tử, một đại biểu nho giáo ở Trung Quốc thời Chu , đã có một nền tang đạo đức tốt đẹp do Chương Thị (mẹ ông) đã nhiều lần chuyển nhà với mong muốn con minh được sống , học tập trong môi trường lành mạnh nhất. Thế nhưng người mẹ không chỉ chăm lo cho nền tảng đạo đức của con , mẹ còn lo cho miếng ăn , cái mặc , để con đến trường được đủ đầy như bao bạn bè đồng trang lứa. Nhiều khi sự nghiêm khắc của người cha khiến con cái không thể mở lòng thì mẹ còn là người bạn thân thiết trong gia đình để chia sẻ cùng con cái những tâm sự trường lớp , bạn bè ,… Do đó chúng ta có thể thấy vai trò của người mẹ trong gia đình rất quan trọng nhất la đối với con cái. Nếu có những người mẹ mẫu mực luôn thương yêu, bảo ban con những lời hay lẽ phải thì đâu đây trong xã hội vẫn còn những “ Con sâu làm rầu nồi canh “ . Đó là những người mẹ lam khổ gia đình , làm gương xấuu cho con bằng những việc làm đáng chê trách như : nghiện ngập , cờ bạc , trôm cắp , buôn bán ma tuý ,giết người…Báo co lần đã đưa tin người mẹ chỉ vì một lời nói khó nghe đã đốt cháy nhà em chồng rồi phải vào tù.Rồi đây gia đình ấy sẽ sống ra sao với búa rìu dư luận ? Đứa con sẽ ra sao khi biết mẹ mình như vậy ? Liệu chúng còn có thể kính trọng mẹ mình không? Những người mẹ này cần bị lên án , phê bình , bị pháp luật trừng trị. Là một người mẹ thì cần phải mẫu mực lam gương tốt với con cái , sống có trách nhiệm với gia đình , hoà hảo với các thành viên trong gia đình , hiếu thuận với ông bà , cha mẹ . Nhưng người mẹ thời hiện đại không chỉ phải thể hiện một vai trò tốt đối với gia đình mà con phải co trách nhiêm với đất nước , xã hội để đưa đất nước lên một tầm cao mới trong thời kì công nghiệp hoá , hiện đại hoá Nói tóm lại , người mẹ co một vai trò vô cùng quan trọng với gia đình va xã hội .Trong gia đình , người mẹ vừa nuôi dạy con cái , chăm sóc , lo toan vấn đề “cơm áo gạo tiền “để chu toàn gia đình . Ngoài xã hội , mẹ vừa phải chăm lo cho các mối quan hệ xã hội , làm việc . Do đó , chúng ta cần thêm thương yêu kính trọng mẹ , sống thật tốt đễ xừng đáng với những hi sinh , tảo tần mà nhờ đó chung ta lớn khôn như hôm nay.
TRINH MINH ANH
18 tháng 8 2017 lúc 9:25

Mẹ thân yêu của con ơi! Con yêu mẹ nhiều lắm!
Trong cuộc đời này, chắc chắn rằng mẹ là người phụ nữ quan trọng nhất đời con. Người sinh thành, dưỡng dục, dạy bảo con là mẹ. Người bạn luôn thông cảm, an ủi, hiểu lòng con nhất cũng là mẹ. Mẹ lo cho con từng bữa ăn, giấc ngủ. Bữa cơm mẹ nấu con ăn no lạ thường. Vì con, cuộc đời mẹ đã trải bao đắng cay ngọt bùi. Vì con, mẹ đổ cả mồ hôi, xương máu. Đôi bàn tay gầy gầy xương xương sao mà thân thương, trìu mến vậy!Đôi bàn tay ấy luôn nắm lấy tay con trong mọi lúc khó khăn hoạn nạn. Mát dịu bàn tay mẹ luôn xoa đầu khi con làm việc tốt. Một bàn tay ấm áp, chứa chan tình yêu thương đặt lên vai cho con niềm hi vọng. Nếu một ngày con mất mẹ, chắc chắn rằng ngày ấy là ngày con đau khổ nhất. Bởi mẹ là ngọn gió mát lành thổi vào đời con. Nếu ngọn gió ấy ngừng thổi, con không biết mình sẽ ra sao mẹ à!

TRINH MINH ANH
18 tháng 8 2017 lúc 9:26

Trong cuộc đời của mỗi chúng ta, người mẹ có vai trò lớn lao,sẵn sàng hi sinh vì con và tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng nhất ,nhưng không phải khi nào ta cũng ý thức đươc điều đó.Khi con bị ốm nặng mẹ đã phải thức suốt đêm chăm sóc cúi mk trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con ,quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở vì nghĩ rằng có thể sẽ mất con.Công lao của mẹ đối với con thật lớn lao.Cha thương con nhưng nghiêm khắc ,mẹ thương con bằng tấm lòng hiền dịu và bao dung vì vậy mà người con thường gắn bó với mẹ hơn.tháng ngày mẹ chắt chiu từng dòng sữa nuôi con đến hao gầy thân xác.con khỏe mẹ vui ,bằng lời ru ngọt ngào mẹ đưa con vào giấc ngủ say nồng giữa những trưa hè oi ả hay những đêm đông lạnh giá.đúa con lớn dần lên trong vòng tay ấp ủ của mẹ hiền.mẹ dạy con tiếng nói đầu tiên .mẹ dìu con những bước đi chập chững đầu tiên.công lao sinh thành dưỡng dục của mẹ sánh ngang với sông sâu ,biển rộng.thật hp cho những đứa con được ấp ủ ,khôn lớn trong vòng tay y thương của mẹ.mẹ là người che trở,đùm bọc là chỗ dựa đáng tin cậy nhất của con trong mọi thành công hay thất bại trên đường đời. Nếu đứa con nào cố ý hay vô tình chà đạp lên tình mẫu tử thì không xứng đáng làm người và chắc chắn sẽ phải ân hận suốt đời

Lê Phương Thanh
18 tháng 8 2017 lúc 15:26

Vai Trò Người Mẹ Trong Gia Đình

Ngày Chúa Nhật thứ nhì của tháng Năm là ngày Lễ Mẹ, ngày mà người Hoa Kỳ đã dành ra để tôn cao các bà mẹ. Đây là một truyền thống rất hay mà ngày nay, tại Việt Nam một số người cũng đã bắt đầu để ý đến. Nói về ca tụng tình mẫu tử hoặc lòng hy sinh của mẹ thì trong văn hóa Việt Nam chúng ta không thiếu. Xưa nay đã có biết bao nhiêu bài thơ, bài nhạc ca ngợi tình yêu vô bờ bến của các bà mẹ Việt Nam. Tuy nhiên, nói về những hành động cụ thể mà con cái trong gia đình thật sự làm để bày tỏ lòng kính yêu và biết ơn mẹ thì chúng ta phải công nhận là rất hiếm. Chúng ta thường ngại bày tỏ tình cảm của mình một cách công khai và cụ thể. Khi giận dữ, bực bội chúng ta biểu lộ ngay, nhưng những tình cảm yêu thương, quý mến hay biết ơn, ít khi nào chúng ta để lộ ra.

Tôi còn nhớ ngày Chúa Nhật đầu tiên tôi đi nhà thờ tại Mỹ là nhằm ngày lễ các bà mẹ. Dự lễ thờ phượng hôm đó tôi mới mở mắt ra và thấy rằng có biết bao nhiêu điều tôi có thể làm cho mẹ tôi, để đem lại niềm vui, an ủi cho mẹ mà tôi đã không bao giờ nghĩ đến. Tôi ân hận và nuối tiếc vô cùng, vì bây giờ mẹ tôi đã cách xa tôi đến cả nửa quả địa cầu! Tôi thầm hỏi, tại sao từ khi tôi còn nhỏ cho đến khi khôn lớn, không ai dạy cho tôi biết rằng tôi phải làm một điều gì đó để bày tỏ lòng yêu thương mẹ một cách cụ thể.

Ngày Chúa Nhật đó, sau buổi lễ ở nhà thờ, một gia đình mời chúng tôi về nhà dùng cơm. Và trong buổi họp mặt đó, những người con trong gia đình gắn hoa cho bà mẹ, mời bà ngồi vào một chiếc ghế đặc biệt rồi lần lượt từng người con trao tặng quà và nhắc lại một kỷ niệm đẹp với mẹ mà người đó ghi nhớ. Cũng có người nhắc lại những vụng về hay lỗi lầm của mình khi còn nhỏ, khiến mẹ phải vất vả, lo lắng, và cảm ơn sự chăm sóc chu đáo của mẹ dành cho mình. Bà mẹ sung sướng nhìn từng đứa con và cảm động không cầm được nước mắt. Bà nói: Mẹ cảm tạ Chúa và cảm ơn các con đã yêu thương mẹ quá nhiều. Tôi ngồi nghe và chứng kiến những điều đó và có cảm tưởng như mình đang dự một đám tang. Vì tôi nhớ từ trước đến giờ, tôi chỉ nghe người ta nói những lời ca tụng và biết ơn cha mẹ trong đám tang, khi các người đã nằm xuống và ra đi vĩnh viễn. Nhưng có một điều không giống trong đám tang là, bà mẹ kia thật sự tiếp nhận tình yêu thương của con, tiếp nhận món quà của con, trong lòng bà cảm thấy sung sướng và bà có thể nói vài lời để bày tỏ niềm vui của mình.

Từ đó tôi học được một điều là, tất cả những gì mình có thể làm hay muốn làm cho mẹ, cho cha hay cho người thân yêu trong gia đình, mình nên làm khi người đó còn sống và còn ở gần bên cạnh, đừng đợi đến khi người đó chết rồi. Theo lời Thánh Kinh dạy, khi một người đã chết, người đó không còn liên hệ gì với người còn sống, vì thế dù chúng ta có làm gì đi nữa, người đó cũng không hưởng được.

Có lẽ tất cả chúng ta, những người Việt ở Mỹ, đều thấy ngày Lễ Mẹ là một tập tục hay chúng ta nên bắt chước. Và có lẽ quý vị, những người may mắn còn mẹ và có mẹ ở gần, cũng đang có một chương trình hay dự tính đặc biệt cho mẹ trong ngày Chúa Nhật đến đây. Tuy nhiên, không phải chỉ mỗi năm một lần, trong ngày lễ của mẹ chúng ta mới bày tỏ lòng kính yêu mẹ, nhưng mỗi ngày trong đời sống, là con chúng ta phải luôn luôn bày tỏ lòng yêu quý, tôn kính và biết ơn mẹ. Chúng ta không cần phải nấu những bữa ăn linh đình hay có quà cáp luôn luôn, vì mẹ chúng ta không cần những điều đó. Trái lại mẹ chúng ta cần sự chăm sóc ân cần và những lời nói ngọt ngào; mẹ cần lòng kiên nhẫn và thông cảm của con cái, đặc biệt là đối với những bà mẹ đã già yếu, phải tùy thuộc vào con cháu. Thánh Kinh dạy: "Hãy nghe lời cha đã sinh ra con, chớ khinh bỉ mẹ con khi người trở nên già yếu" (Châm Ngôn 23:22). Kinh Thánh cũng cho biết: "Kẻ hãm hại cha mình và xô đuổi mẹ mình là một con trai gây hổ ngươi và chiêu sỉ nhục" (Châm Ngôn 19:26).

Hầu hết các bà mẹ đều yêu thương con và hy sinh cho con, nhưng cũng không thiếu những bà mẹ cứng rắn, khó tính, yêu thương con bằng tình yêu ích kỷ và vì thế gây ra nhiều đau khổ cho con. Nhưng dù mẹ chúng ta là người thế nào, là con, chúng ta có bổn phận phải hiếu kính và phụng dưỡng, vì đó là người đã sinh thành ra chúng ta. Thánh Kinh dạy: "Hãy hiếu kính cha mẹ ngươi, hầu cho ngươi được sống lâu trên đất mà Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi ban cho" (Xuất Ê-díp-tô ký 20:12).

Đó là bổn phận của kẻ làm con đối với mẹ là người sinh ra mình. Trong ngày Lễ Mẹ, có lẽ chúng ta cũng cần nói đến trách nhiệm của người mẹ đối với con cái. Là mẹ chúng ta có một trách nhiệm thật là lớn lao. Chúng ta phải nuôi dưỡng con về phần thể xác, chăm sóc con về mặt tinh thần. Lấy lòng yêu thương đáp ứng nhu cầu tình cảm cho con và hướng dẫn con trong đời sống tâm linh. Nếu chúng ta chỉ lo cho con có đủ cơm ăn áo mặc, học hành đến nơi đến chốn mà không để ý đến tình cảm và tâm linh thì thật là một thiếu sót lớn. Chúng ta cần bày tỏ lòng yêu thương con cách cụ thể, qua lời nói và hành động. Chúng ta cũng cần nói về Chúa cho con, để con có đức tin vững vàng nơi Chúa là Đấng đã tạo dựng con người và hy sinh chịu chết để ban cho con người sự sống đời đời. Dù chúng ta có ý thức điều này hay không, nhưng là mẹ, chúng ta có một ảnh hưởng lớn lao trên đời sống con cái cũng như đối với đời sống của gia đình. Nếu bà mẹ là người vui tính và lạc quan, không khí gia đình sẽ thoải mái, tràn đầy tiếng cười. Nếu bà mẹ hay cau có, gắt gỏng, hoặc hay than phiền, không khí trong nhà sẽ nặng nề, buồn nản. Nếu bà mẹ có lòng thương người, nhân đức và hiền từ, con cái cũng biết thương người, hiền lành và tử tế với mọi người. Ngược lại nếu bà mẹ có tính nóng nảy và hung dữ, hay gây gổ với người chung quanh, bắt nạt người dưới quyền, thì con cái cũng sẽ hay cãi nhau, không nhường nhịn nhau và cũng thích lấn lướt người khác. Những bà mẹ yêu thương và thông cảm gần gũi với con, con càng lớn càng yêu thương và muốn gần gũi mẹ. Ngược lại, những bà mẹ thương con một cách ích kỷ, lúc nào cũng buộc con làm theo ý mình, không thông cảm và nâng đỡ con, khi con cái lớn lên sẽ không muốn ở gần bên mẹ.

Con cái trong gia đình thường gần mẹ hơn là cha, vì thế người mẹ thường có ảnh hưởng trên con cái nhiều hơn. Con cái luôn luôn quan sát và bắt chước cha mẹ, đặc biệt là con gái thì hay bắt chước mẹ. Từ cách ăn nói, đi đứng, làm việc, cư xử với người chung quanh, cho đến cách tiêu xài tiền bạc, quản lý gia đình và cư xử với chồng con. Chính vì thế mà có câu "mẹ nào con nấy."

Có một bà mẹ kia, là người kính yêu Chúa và luôn luôn muốn làm theo Lời Chúa dạy. Vì đông con, bà sống trong vất vả và thiếu thốn. Quanh năm bà phải thức khuya dậy sớm, lo buôn bán để phụ chồng nuôi con, nhưng bà không bao giờ than thở với chồng con hay than thân trách phận. Vì đặt trọn lòng tin nơi Chúa, lúc nào bà cũng cảm tạ Chúa và biết ơn Ngài. Dù ông chồng của bà hơi khó tính, bà hết lòng thuận phục. Thuận phục một cách tự nguyện và vui vẻ, không lằm bằm oán trách. Khi gia đình gặp hoạn nạn, khó khăn, bà không buồn phiền hay nản lòng, nhưng cứ kiên trì chịu đựng, cố gắng giúp chồng con qua những ngày khó khăn và tiếp tục nương cậy vào Chúa. Đối với người chung quanh, lúc nào bà cũng quan tâm, tìm cách giúp đỡ. Dù không thể giúp đỡ nhiều về vật chất, bà luôn luôn dành thì giờ lắng nghe tâm sự của những người gặp chuyện buồn phiền và dùng lời của Chúa an ủi họ. Người trong gia đình, trong hội thánh cũng như người trong xóm, khi nhắc đến bà đều tỏ lòng yêu thương, kính phục. Bà thật là một người mẹ Cơ-đốc gương mẫu. Dù bà mẹ này không dùng uy quyền để dạy con hay buộc con vâng lời mình, các con của bà đã nhìn thấy đời sống cao đẹp của mẹ và muốn bắt chước để có một đời sống cao đẹp như thế.

Thưa quý vị, ngày nay, trong xã hội văn minh máy móc này, người ta đang dần dần xem nhẹ vai trò của người mẹ trong gia đình. Người đàn bà của xã hội văn minh ngày nay đang muốn bỏ thiên chức làm mẹ, bỏ trách nhiệm trong gia đình, với chồng con và muốn bước ra ngoài xã hội để làm tất cả những gì phái nam có thể làm được. Từ khi người đàn bà không đặt trách nhiệm với gia đình vào ưu tiên hàng đầu của đời sống nữa, nhiều gia đình trong xã hội đã bắt đầu đi vào đổ vỡ, con cái trở nên hư hỏng và nền đạo đức của xã hội ngày càng xuống dốc. Khi Đấng Tạo Hóa ban cho người đàn bà vai trò làm vợ làm mẹ, là Ngài trao cho chúng ta một thiên chức quan trọng và cao đẹp. Chúa biết đó là điều thích hợp với người phụ nữ chúng ta và đó là điều cần thiết để duy trì một gia đình hạnh phúc, một xã hội an lành. Chúng ta đừng theo trào lưu văn minh mà đánh mất thiên chức cao quý đó, hay đánh đổi nó cho bất cứ một điều gì. Có thể chúng ta vẫn đi làm, vẫn đóng góp tài năng với xã hội, nhưng tất cả những điều đó chỉ là phụ, trách nhiệm chính yếu nhất và quan trọng nhất của người phụ nữ vẫn là trong gia đình, trong trách nhiệm làm vợ và làm mẹ.

Trách nhiệm của người mẹ không chỉ là nặng nề và quan trọng nhưng cũng rất nhiều thích thú. Người mẹ không những là người sinh con và nuôi con nhưng còn là thầy giáo cho con, giúp con học bài, làm bài; là y tá, bác sĩ, khi con đau ốm hay rủi ro trợt ngã, là người khải đạo, hướng dẫn, khi con đứng trước những quyết định khó khăn; an ủi và nâng đỡ khi con buồn nản hay thất bại. Người mẹ cũng là người đầu bếp tài giỏi, nấu những món ăn mà con ưa thích, có khi là người cho con biết tin tức khí tượng, khi mỗi sáng con hỏi bữa nay lạnh hay nóng, con mặc cái gì để đi học. Người mẹ là người mẫu trong cách phục sức và cư xử của con, và đặc biệt nhất, là người hướng dẫn con trong đời sống đức tin.

Với những trách nhiệm lớn lao như thế, nếu không có sức của Chúa và sự hướng dẫn trong Lời Chúa, chúng ta thật không thể nào làm tròn thiên chức đó một cách tốt đẹp. Vì thế, chúng tôi xin gởi đến quý vị những nguyên tắc sau đây của Thánh Kinh, dành cho người nữ Cơ-đốc: "Phụ nữ lớn tuổi phải có nếp sống khả kính, không được ngồi lê đôi mách hoặc ghiền rượu. Họ phải dạy đạo lý và huLan luyện phụ nữ trẻ tuổi biết yêu chồng, thương con, khôn khéo, trinh chánh, hiền hòa, biết tề gia nội trợ, tùng phục chồng, hầu cho Đạo Thượng Đế không bị xúc phạm" (Thư Tích 2:3-5). "Đừng quá chú trọng vẻ đẹp bề ngoài như đeo vàng bạc, diện quần áo hay bện tóc; nhưng hãy trang sức con người bề trong bằng vẻ đẹp không phai của tâm hồn dịu dàng, bình lặng; đó là thứ trang sức rất quý giá đối với Thượng Đế" (Thư I Phi-e-rơ 3:3-4).

Nhân Ngày Của Các Bà Mẹ, tôi xin thân ái gởi lời chúc mừng đến quý vị đã là mẹ, đang làm và sắp làm mẹ. Cầu xin Thiên Chúa giúp mỗi chúng ta chu toàn thiên chức Ngài đã trao phó.

Lê Phương Thanh
18 tháng 8 2017 lúc 15:27

Người phụ nữ có ảnh hưởng to lớn tới hạnh phúc và sự ổn định của gia đình,hay nói cách khác, phụ nữ là người giữ lửa cho gia đình lúc nào cũng tràn đầy ấmáp, yêu thương. Họ luôn hiểu chồng, sẵn sàng chia xẻ công việc gia đình và nhữngvui buồn cùng chồng trong cuộc sống, khiến người chồng luôn cảm thấy yên tâm,từ đó họ có thể đóng góp nhiều hơn cho xã hội. Không chỉ chăm sóc, giúp đỡ chồngtrong gia đình, người vợ còn là chỗ dựa tinh thần, là nguồn động viên khích lệ, đóng góp vào thành công trong sự nghiệp của chồng.

Thực tế chứng minh trong khó khăn, hoạn nạn của cuộc sống, chẳng có ai để nương tựa, chẳng có ai quan tâm,cũng như chẳng có ai tận tình, tận lực với người chồng bằng vợ. Vai trò to lớn đó của người phụ nữ đối với chồng đã được khẳng định: “Đằng sau sự thành công của người đàn ông là hình bóng của người phụ nữ”. Đấy là một người đàn ông thành đạt. Còn đối với một người đàn ông bất hạnh đau yếu như chồng tôi thì vai trò của người vợ càng quan trọng hơn rất nhiều. Trong lúc ai cũng nghĩ anh ấy không thể nào qua được, nhưng bằng tấm lòng yêu thương của người vợ, tôi đã cố gắng hết sức chạy chữa, người ta gọi là “còn nước còn tát”, tôi đã đưa anh ấy từ cõi chết trởvề. Những ngày tháng chữa bệnh hết bệnh viện này đến bệnh viện khác, nhìn thấy tôi chăm sóc anh ấy, mọi người bảo rằng, không ai nuôi chồng tốt bằng vợ nuôi chồng. Qủa thật vậy, anh ấy như được sinh ra lần thứ 2 và dần dần đã vượt qua được bệnh tật, sống vui vẻ với vợ con cho đến ngày hôm nay đã được 12 năm rồi. Một vai trò hết sức đặc biệt của người phụ nữ trong gia đình đó là vai trò của người mẹ.

Trong gia đình, người phụ nữ thực hiện chức năng sinh đẻ và nuôi dạy con cái không chỉ lúc trong bụng mẹ, đến lúc sinh ra, mà ngay cả lúc trưởng thành.Trước hết phải nói đến tình cảm của người mẹ. Phụ nữ là người chăm sóc và giáo dục con cái là chủ yếu. Với tình thương yêu vô bờ bến là hơi ấm, là nguồn sữa đển uôi con khôn lớn, là chỗ dựa tinh thần cho các con. Ngoài ra, sức khỏe và nhân cách của người mẹ có ảnh hưởng rất lớn đến tầm vóc và tính cách của những đứa con. Người ta vẫn thường nói: “Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh”,“Mẹ nào con nấy”, “Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà”. Người phụ nữ luôn hết lòng vì con, người mẹ luôn là tấm gương để con cái noi theo. Tôi có một cháu trai năm nay đã 22 tuổi, là sinh viên năm cuối Đại học Bách khoa. Có việc gì khó khăn cháu cũng đều tâm sự và nhờ mẹ tư vấn. Cháu tỏ ra rất tin tưởng vào những ý kiến chỉ bảo của tôi. Từ đó tôi rất vui vì thấy mình như người bạn lớn của con mình. Và v vậy, tôi luôn ở bên con để hướng dẫn, giúp đỡ, động viên con kịp thời.

Trong gia đình, người phụ nữ còn có vai trò đảm đang, quán xuyến công việcgia đình, từ việc đi chợ, lo cơm nước đảm bảo cho sức khỏe của các thành viêntrong gia đình đến việc thu xếp, dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, ngăn nắp để tạo khônggian thoáng mát, dễ chịu trong gia đình. Ông bà ta có câu: “Vắng đàn ông quạnh nhà, vắng đàn bà quạnh bếp”. Thật vậy, từ xưa đến nay, vai trò nội trợ của người phụ nữ luôn được khẳng định.

Ngày nay, mặc dù đời sống xã hội phát triển đã tạo điều kiện giải phóng phụ nữ khỏi việc nội trợ của gia đình để tham gia hoạt động xã hội. Tuy nhiên , vai trò nội trợ của người phụ nữ không vì thế mà mất đi. Gia đình vẫn cần những bữa cơm ngon thân mật từ tay mẹ nấu để mọi người trong gia đìnhcó đủ sức khỏe để học tập và công tác tốt. Phụ nữ còn là người tham gia lao động tạo thu nhập cho gia đình. Phụ nữ đóng vai trò tay hòm chìa khóa, có tác động đến việc chi tiêu trong gia đình. Người xưa có câu “Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm”.

Để tạo dựng một gia đình no ấm, hòa thuận thì người phụ nữ phải là người khéo léo sắp xếp công việc cho mọi thành viên trong gia đình để cùng lao động tạo thu nhập cho gia đình. Đồng thời trong việc chi tiêu trong gia đình, người phụ nữ cũng phải biết tính toán để chi tiêu một các hợp lý, phù hợp với hoàn cảnh gia đình. Từ đó, đời sống kinh tế của gia đình mới ổn định bền vững.Nói về vai trò của người phụ nữ trong gia đình, tôi nhận thấy rằng, gia đình không thể thiếu phụ nữ và người phụ nữ không thể sống tách rời gia đình. Gia đình là niềm vui của người phụ nữ, và phụ nữ là sự ổn định của gia đình. Bởi phụ nữ là một nửa của thế giới, là tinh thần, là động lực cho mỗi người trong gia đình sống tốt hơn. Thay cho lời kết của bài tham luận, tôi xin gửi đến quý vị mấy câu thơ nói lên một trong những vai trò của người phụ nữ:

Khi tàu đông anh lỡ chuyến đi dài

Chỉ một người ở lại với anh thôi

Lúc anh vắng người ấy thường thức đợi

Khi anh khổ chỉ riêng người ấy tới

Anh yên lòng bên lửa ấm yêu thương

Người ấy chỉ vui khi anh hết lo buồn

Anh lạc bước em đưa anh trở lại

Khi cằn cỗi thấy tháng ngày mệt mỏi

Em là sớm mai, là tuổi trẻ của đời anh !


Các câu hỏi tương tự
_ Yuki _ Dễ thương _
Xem chi tiết
Thùy Linh
Xem chi tiết
Trinh Phương
Xem chi tiết
Hien Anh
Xem chi tiết
Lê Phú
Xem chi tiết
Khánh Linh Lê
Xem chi tiết
Lê Bảo Trân
Xem chi tiết
do thai
Xem chi tiết
Trần Thị Ngọc Anh
Xem chi tiết