Đề 4 : Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới:
“Tnú hay quên chữ, nhưng đi đường núi, thì đầu nó sáng lạ lùng. Nó liên lạc cho anh Quyết từ xã lên huyện. Không bao giờ nó đi đường mòn, nó leo lên một cây cao nhìn quanh, nhìn một lượt rồi xé rừng mà đi, lọt tất cả các vòng vây. Qua sông nó không thích lội chỗ nước êm, cứ lựa chỗ thác mạnh mà bơi ngang, vượt lên trên mặt nước, cưỡi lên thác băng băng như một con cá kình. Nó nói:
– Qua chỗ nước êm thằng Mỹ – Diệm hay phục, chỗ nước mạnh nó không ngờ.
Nhưng lần đó, Tnú tới một thác sông Đắc – năng, vừa cuốn cái thư của anh Quyết gửi về huyện trong một ngọn lá dong ngậm vào miệng, định vượt thác thì họng súng của giặc phục kích chĩa vào tai lạnh ngắt. Tnú chỉ kịp nuốt luôn cái thư.
1. Đoạn văn trên được sử dụng những phương thức biểu đạt nào? 2. Nội dung chủ yếu của đoạn văn bản là gì ? 3. Xác định phong cách ngôn ngữ? 4. Vì sao “Tnú chỉ kịp nuốt luôn cái thư ”?Quađó em hiểu thêm điều gì về tính cách của Tnú. 5. Từ văn bản, viết đoạn văn thể hiện suy nghĩ của em về tình yêu tổ quốc của tuổi trẻ Việt Nam từ kháng chiến chống Mỹ đến nay
5.Suy nghĩ của em về tiếng thét dữ dội của Tnú.
6. Từ văn bản, viết bài văn ngắn bày tỏ suy nghĩ của em về tội ác của bọn ngoại xâm và nỗi đau của người dân khi đất nước có chiến tranh và thấy được giá trị của hòa bình.Viết một đoạn văn phát biểu suy nghĩ và cảm xúc của anh (chị) về hình ảnh đôi bàn tay Tnú.
Đề 3: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới:
“Trong rừng, anh Quyết dạy Tnú và Mai học chữ. Anh chẻ nứa, đập giập, ghép lại thành mấy tấm bảng to bằng ba bàn tay. Ba anh em đốt khói xà nu xông bảng nứa đen kịt rồi lấy nhựa cây luông-tờ-ngheo phết lên một lớp dày, rửa nước cũng không phai được. Tnú đi ba ngày đường tới núi Ngọc Linh mang về một xà-lét đầy đá trắng làm phấn. Mai học giỏi hơn Tnú, ba tháng đọc được chữ, viết được cái ý trong bụng mình muốn, sáu tháng làm được toán hai con số. Tnú học chậm hơn, mà lại hay nổi nóng. Học tới chữ i dài, nó quên mất chữ o thêm cái móc thì đọc được là chữ a. Có lần thua Mai, nó đập bể cả cái bảng nứa trước mặt Mai và anh Quyết, bỏ ra suối ngồi một mình suốt ngày. Anh Quyết ra dỗ, nó không nói. Mai ra dỗ, nó đòi đánh Mai. Mai cũng ngồi lì đó với nó.
– Tnú không về, tui cũng không về. Về đi, anh Tnú. Mai làm cái bảng khác cho anh rồi.
Nó cầm một hòn đá, tự đập vào đầu, chảy máu ròng ròng. Anh Quyết phải băng lại cho nó. Đêm đó, anh ôm nó trong hốc đá. Anh rủ rỉ:
– Sau này, nếu Mỹ – Diệm giết anh, Tnú phải làm cán bộ thay anh. Không học chữ sao làm được cán bộ giỏi?Tnú giả ngủ không nghe. Nó lén chùi nước mắt giàn giụa. Sáng hôm sau, nó gọi Mai ra sau hốc đá”:
(Trích Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành)
1. Đoạn văn trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào? 2. Nội dung chủ yếu của đoạn văn bản là gì ? 3. Em có suy nghĩ gì về tính cách của Tnú khi còn nhỏ? 4. Từ văn bản, viết đoạn văn bày tỏ suy nghĩ về tình cảm quân dân trong cuộc kháng chiến chống Mỹ ?
Phân tích hình ảnh cây xà nu trong truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành để chứng tỏ hình tượng này là một sáng tạo nghệ thuật đặc sắc, góp phần bộc lộ chủ đề của tác phẩm. ?
Tác giả vẫn coi “Rừng xà nu là truyện của một đời, và được kể trong một đem”. Hãy cho biết”
a/ Người anh hùng mà cụ Mết kể trong cái đêm dài ấy có những phẩm chất đáng quý nào? So với nhân vật A Phủ (trong Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài) hình tượng Tnú có gì mới mẻ hơn?
b/ Vì sao trong câu chuyện bi tráng về cuộc đời Tnú, cụ Mết nhắc đi nhắc lại rằng Tnú đã không cứu sống được vợ con, để rồi khắc ghi vào tâm trí của người nghe câu nói: “ Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo”?
c/ Câu chuyện của Tnú cũng như lời của dân làng Xô Man nói lên chân lý lớn lao của dân tộc ta trong thời đại bấy giờ? Vì sao cụ Mết muốn chân lý đó phải được nhớ, được ghi để truyền cho con cháu?
d/ Các hình tượng cụ Mết, Mai, Dít, bé Heng có vai trò gì trong việc khắc họa nhân vật chính và làm nổi bật tư tưởng cơ bản của tác phẩm?
Đề: Các bạn hãy đưa ra hình ảnh hoạt hình mà các bn biết
Luật chơi:
- Không được trùng lặp hình của người đã cho, nếu ai vi phạm thì sẽ bị loại, người nào không bị trùng lặp mà nhiều hình nhất là người chiến thắng.
* Lưu ý: Có thể dùng hình trên mạng hay tin nhắn để chơi, Gia BẢo Huỳnh sẽ là người đưa hình ra đầu tiên
Cuộc chơi bắt đầu.......Mời Gia BẢo Huỳnh
ai nâng cánh ước mơ cho em
là thầy cô không quản ngày đêm
ai dạy dỗ chúng em nên người
là thày cô em xin nhớ suốt đời
trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa bài thơ trên
Nhân vật trong “ Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành đều là những con người kiên cường bất khuất của núi rừng Tây Nguyên trong công cuộc chống Mĩ cứu nước, nhưng mỗi người lại mang những nét riêng, những vẻ đẹp riêng khó quên. Hãy phân tích các nhân vật cụ Mết, Tnú, Dít để làm sáng tỏ điều đó. ?
Anh (chị) cảm nhận được ý nghĩa gì của truyện ngắn qua:
a/ nhan đề của tác phẩm.
b/ Đoạn văn miêu tả cánh rừng xà nu dưới tầm đại bác.
c/ Hình ảnh những ngọn đồi, cánh rừng xà nu trải ra hút tầm mắt, chạy tít tắp đến tận chân trời luôn trở đi trở lại trong tác phẩm.