Hướng dẫn soạn bài Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự

Chibi Nguyễn

viết một bài văn kể lại những hoạt động để chào mùng ngày Nhà giáo Viết Nam 20 - 11 của trường em

Sách Giáo Khoa
20 tháng 11 2019 lúc 14:50

Để tri ân các thầy cô giáo nhân ngày Nhà Giáo Việt Nam, liên đội trường Tiểu học Cẩm Sơn đã tổ chức cho học sinh cuộc thi “Viết về thầy cô và mái trường”, làm báo tường, tập san nhân dịp 20-11. Các hình thức của cuộc thi rất phong phú với đủ thể loại như: nhật kí, thư, truyện, thơ, truyện cười, làm bưu thiếp và viết lời chúc, … Đây là món quà tri ân rất ý nghĩa mà học sinh tặng cho những người đã chắp cánh ước mơ, trao cho mình hành trang tri thức để bước vào đời, góp phần bồi đắp tình cảm yêu thương, biết ơn của các thế hệ học sinh với thầy cô và ngôi trường đã dạy dỗ mình nên người. Cũng qua cuộc thi này, mối quan hệ tình cảm giữa thầy và trò được gắn kết, đồng thời nâng cao tinh thần trách nhiệm của các thế hệ giáo viên, học sinh trong trường, để mỗi ngày đến trường của cô trò là một ngày vui.

Liên đội Tiểu học Cẩm Sơn cũng đã tổ chức hội thi "Cắm hoa nghệ thuật" cho học sinh toàn trường từ khối 1 đến khối 5.

Thông qua hội thi nhằm giáo dục truyền thống "Tôn sư trọng đạo" trong toàn thể đội viên, nhi đồng; phát huy khả năng sáng tạo, khéo léo, tình yêu thiên nhiên của học sinh. Đây cũng là dịp để các em giao lưu, học hỏi, tạo mối quan hệ đoàn kết. Đồng thời là dịp để các em bày tỏ tấm lòng tri ân đối với thầy cô giáo.

Cuộc thi đã diễn ra trong không khí tưng bừng, náo nức của tất cả học sinh trong trường. Qua cuộc thi đã tạo điều kiện để học sinh thể hiện tài năng của bản thân, giao lưu, thắt chặt hơn tinh thần đoàn kết, đồng thời giúp các em hiểu về lịch sử địa phương, giáo dục tình yêu quê hương đất nước cho các em.

Hằng năm, cứ đến ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, tất cả các giáo viên trong trường lại tích cực đăng kí tham gia hội giảng chào mừng ngày lễ như một cách thể hiện sự tôn vinh nghề giáo cũng như thể hiện lòng yêu nghề, mến trẻ. Đây là hoạt động được diễn ra với không khí hết sức sôi nổi, tạo điều kiện cho các thầy cô giáo thể hiện năng lực chuyên môn, được giao lưu học tập, trao đổi kinh nghiệm về giảng dạy để nâng cao chất lượng dạy và học.

Song song với chuỗi hoạt động ý nghĩa chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam, thì hội thi thể thao không thể thiếu trong mỗi nhà trường. Đây là hội thi sôi nổi nhất, kịch tính nhất, vui tươi, hào hứng nhất và được hưởng ứng tích cực nhất. Năm nay, trường Tiểu học Cẩm Sơn đã cử hai đội tham gia thi đấu thể thao do Phòng Giáo dục huyện Cẩm Xuyên tổ chức, đó là đội bóng chuyền và đội kép co. Hội thi mang đến nhiều niềm vui cho giáo viên và học sinh, tạo không khí vui tươi, khỏe khoắn, củng cố tinh thần đoàn kết tập thể, hoạt động nhóm và tinh thần rèn luyện thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe đối với tất cả mọi người.

Những hoạt động chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam của trường Tiểu học Cẩm Sơn nhằm tạo cho các em học sinh có được môi trường và điều kiện học tập tốt nhất và cũng để giáo dục cho học sinh truyền thống "Tôn sư trọng đạo" đồng thời là dịp để Thầy - Trò của trường trao đổi những tâm tư, tình cảm, động viên nhau hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ dạy và học, cùng xây dựng nhà trường ngày càng lớn mạnh.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Chibi Trần
20 tháng 11 2019 lúc 18:12

Chibi Nguyễn Minh ơi, t nghĩ ko có bài này âu, t tìm trên mạng cũng ko thấy. Cô Luyến giao đề khó wá m ạ

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Chibi Trần
20 tháng 11 2019 lúc 18:21

Hội diễn văn nghệ

Vui tươi, hào hứng, phấn khởi, múa hát với cả lòng mình,… là cảm nhận chung của tất cả mọi người khi xem xong chương trình Hội diễn văn nghệ chào mừng ngày lễ của thầy cô 20-11 do Đoàn TNCS Hồ Chí Minh kết hợp với Công Đoàn trường và tổng phụ trách Đội tổ chức ở mỗi đơn vị trường học. Hội thi tạo điều kiện để học sinh, sinh viên giao lưu, thắt chặt hơn nữa tinh thần đoàn kết đồng thời giáo dục tư tưởng chính trị cho học sinh, tăng cường giáo dục thẩm mỹ, đạo đức, lối sống nhằm đáp ứng yêu cầu giáo dục toàn diện cho học sinh phổ thông, góp phần thực hiện tốt phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Nội dung hội thi văn nghệ xoay quanh chủ đề về mái trường, thầy cô, bạn bè; ca ngợi truyền thống về ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11; ca ngợi tình yêu đối với quê hương đất nước, Đảng, Đoàn, Đội và Bác Hồ, phản ánh những ước mơ, tình cảm trách nhiệm của tuổi trẻ với sự nghiệp đổi mới đất nước, khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam. Với nhiều thể loại phong phú, học sinh thoải mái phát huy ý tưởng, sự sáng tạo trong phong cách biểu diễn như: hát đơn ca, tốp ca, đồng ca, múa, nhảy aerobic, kịch,…

Thi báo tường, báo ảnh

Một trong những chuỗi hoạt động sôi nổi được mong đợi nhất để chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11 chính là hội thi làm báo tường, báo ảnh. Đây là một hoạt động tập thể bổ ích cho học sinh và giáo viên sau những giờ học căng thẳng nhằm phát huy tối đa ý tưởng, khả năng sáng tạo của học sinh, tạo mối quan hệ đoàn kết, thân thiện giữa học sinh và giáo viên. Với chủ đề chính là “Tôn sư trọng đạo”, tri ân thầy cô, nội dung của tờ báo được các em học sinh thể hiện qua những bài xã luận, truyện ngắn, tản văn, thơ, bài hát,… về thầy cô, mái trường và bè bạn.

Tuần học tốt, giờ học tốt.

Hằng năm, cứ đến ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, giáo viên các lớp lại tích cực đăng kí tham gia hội thi thao giảng chào mừng ngày lễ như một cách thể hiện sự tôn vinh nghề giáo cũng như thể hiện tình cảm yêu thương học trò vô bờ bến. Đây là hoạt động được diễn ra với không khí hết sức sôi nổi, tạo điều kiện cho các thầy cô giáo thể hiện năng lực chuyên môn, học tập, trao đổi kinh nghiệm về giảng dạy, tổ chức hoạt động học tập cho học sinh, khai thác sử dụng hiệu quả, sáng tạo phương tiện, đồ dùng dạy học để nâng cao chất lượng dạy và học.

Với tinh thần và ý nghĩa đó, các tổ khối trong các đơn vị trường học đã tổ chức thao giảng với nhiều khẩu hiệu như: “Tiết học hay, ngày học tốt”, “Thầy mẫu mực, trò chăm ngoan, lớp khang trang, trường thân thiện”,… kết hợp với việc ứng dụng công nghệ thông tin và vận dụng linh hoạt các hình thức tổ chức dạy học phù hợp với đối tượng học sinh, phần lớn các tiết dạy đều diễn ra tự nhiên, nhẹ nhàng và đạt hiệu quả cao. Học sinh tích cực, chủ động tham gia các hoạt động học tập, giao tiếp tự nhiên trước lớp, nắm bắt bài nhanh. Sau các tiết dạy, ban giám hiệu và giáo viên trong tổ, khối sẽ tiến hành chia sẻ, góp ý với đồng nghiệp để tất cả cùng rút ra cho mình những bài học bổ ích về phương pháp, cách thức tổ chức tiết học cho phù hợp, hiệu quả và phát huy cao nhất tự tập trung, hưởng ứng học tập của học sinh. Cũng qua tiết dạy thao giảng, giáo viên sẽ có những điều chỉnh trong dạy học cho phù hợp với từng đối tượng học sinh của lớp mình, nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy và học. Có thể nói việc tổ chức thao giảng chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20 -11 là hoạt động rất thiết thực và bổ ích góp phần nâng cao tinh thần, ý thức trách nhiệm của các giáo viên. Đặc biệt, đây cũng là dịp làm cho thầy trò trở nên gần gũi, gắn bó, yêu quý và tự hào về ngôi trường của mình, nâng cao uy tín với phụ huynh học sinh.

Ghép lại thành bài văn nhá

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Sách Giáo Khoa
20 tháng 11 2019 lúc 11:18

Cứ mỗi lần tháng 11 ùa về, đến cái ngày mà cả một năm mới có một lần để nhắc học trò nhớ về thầy cô của mình, nhắc đến ngày Nhà Giáo Việt Nam thì mọi ký ức của thời học sinh lại ùa về. Nhớ những lời căn dặn, những cái vỗ vai, hay cả những lời răn đe nghiêm khắc của thầy cô khi học trò mắc phải lỗi.

Thầy cô là người luôn dành tất cả mọi yêu thương cho đứa học trò của mình, kể cả những đứa học trò mà luôn làm mình phát bực la lớn lên và mời đi ra khỏi lớp. Thậm chí có thể là đình chỉ học môn đó một tuần cũng có.

Thầy cô là người luôn phải chịu đựng bởi bao trò tai quá mà những đứa học trò gây ra, hay thường là những vị cứu tinh của những học sinh bị bắt nạt. Có thể nói thầy cô như là những thần tượng của học trò, hay là người cha, người mẹ thứ hai vậy.

Thầy cô là người đã dạy con nét chữ đầu tiên để rồi sau này, khi con lớn hơn một chút, con mới hiểu sự ân cần của cô, khi cầm tay con uốn từng nét chữ không chỉ đơn thuần là dạy con biết viết, mà nết người của con cũng bắt đầu từ những nét chữ A,B,C. Là người mà phải thức cả đêm để viết lại và cảm nhận bài văn thầy phê “cảm nhận còn hời hợt” bằng tất cả tình cảm, vốn sống của mình. Tất cả những gì thầy cô làm là chỉ mong học sinh của mình sẽ tốt hơn, trưởng thành hơn.

Nhớ ngày 20/11 năm xưa chắc ai cũng trải qua cái thời mà đòi mẹ phải mua quà để đi tặng thầy cô cho bằng được nhưng nỗi khổ là không dám đi một mình, lần nào cũng phải mẹ kè kè đi ,lúc đó nhỏ có biết nói gì đâu thấy bạn đi mình cũng đi cho bằng được. Quà 20/11 lúc xưa cũng chỉ là dầu gội, bột ngọt, sữa hay cuốn sổ và cái bút, nhà có điều kiện hơn thì xấp vải cho thầy cô may đồ để đi dạy. Lớn lên chút thì đã biết đường đi mua quà cho thầy cô, nhưng đến lúc tặng thì run cầm cập, gặp thầy cô ở trường suốt không sao cả nhưng mà gặp riêng thầy cô thì không dám đến. Nhớ lúc đi tặng quà thì vừa vào phòng, thấy thầy cô là tặng cho thầy cô rồi nói một câu ngắn gọn: "Mừng Cô (Thầy) 20 tháng 11" rồi chạy cái vèo ra ngoài, để thầy cô phải chạy ra gọi học trò quay trở lại ngồi chơi, nhưng cũng chỉ ngồi được 5 phút rồi "Cô (Thầy) cho em xin phép". Đến hôm sau vẫn còn không dám gặp thầy cô.

Lớn lên rồi học cấp 3, ngày 20/11 được xem như là một ngày học nhẹ nhõm của học sinh thì phải - theo tôi nghĩ như thế. Vì ngày 20/11 thường thì thầy cô khuyến mãi không dò bài, học sinh cũng không phải thấp thỏm vì cái giờ dò bài như thường ngày. Đôi khi thì còn được nói chuyện phiếm và nghỉ học luôn môn đó, thường thì lớp trường đại diện lớp tặng hoa cho thầy cô rồi thôi, xong cái ngày 20/11.

Nhưng cái ngày 20/11 không phải thầy cô vui vì được nhận hoa và quà của học trò thôi, thầy cô vui vì thấy rằng những đứa học trò của mình đã lớn khôn hơn, thầy cô khi thấy những thành quả của mình tốn bao công sức tâm huyết đạt được thành quả, đó là điều mà làm cho thầy cô tự hào nhất trong đời làm nhà giáo của mình.

Không biết ngày 20/11 của bạn như thế nào nhưng của tôi là một ngày đầy cảm xúc, tuy đi làm xa không thể tới thăm thầy cô được, nhưng không khi nào thầy cô không nhớ tới tôi. Lúc tôi gọi điện thoại chưa kịp nói tên mình thì thầy cô đã nhận ra tôi trước ,tôi vui mừng và đôi khi là bật khóc, cho dù lúc đi học tôi có phá, có quậy nhất lớp thì thầy cô vẫn nhớ và cười phì nói: "Thằng học trò phá nhất lớp của cô nay làm ở đâu rồi, có khỏe không? Năm nay cho gọi điện thoại nhưng năm sau phải về nhà thăm cô đấy nhé!!!". Trải qua biết bao lứa học trò, bao nhiêu năm nhà giáo mà thầy cô vẫn nhớ học trò của mình chứng minh một điều là thầy cô luôn dành mọi tâm huyết cho những đứa học trò nhỏ bé, dù có hay nghiêm khắc với mình đi chăng nữa thì cũng dễ hiểu là thầy cô chỉ muốn điều tốt nhất cho mình mà thôi. Chắc điều đó ai cũng cảm nhận được như tôi, vì nếu không có những điều như thế thì bạn có thể thành công hay sống tốt hơn như hiện nay để còn ngồi đọc những dòng tốt viết đây.

Lúc ngồi viết những dòng này thì nhớ lại những trò tai quái của mình đã mang đến cho thầy cô... Sao có thể làm những trò ấy nhỉ, nhưng mà thôi "Nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò" mà, nhưng dù gì thì cũng mong ngày 20/11 sắp đến, hãy bỏ một chút thời gian nếu như được hãy đến thăm thầy cô, thầy cô sẽ không quên bạn đâu, nhưng nếu không được thì hãy dành cho một cuộc điện thoại chỉ năm, mười phút thôi. Đừng chỉ gửi một cái hình lên mạng Xã hội cho thầy cô và kèm theo dòng ngắn ngủn: "Mừng 20/11, chúc Thầy (Cô) có ngày lễ vui vẻ" là thôi.

Xin cảm ơn những thầy cô đã dìu dắt con từ những ngày đầu tiên học lễ, hậu học văn. Những yêu thương, trân trọng và thành kính nhất là tất cả những gì con muốn những người cô thầy đã dạy dỗ con nên người. Chúc các thầy cô luôn mạnh khỏe, hạnh phúc để mãi mãi vun đắp cho sự nghiệp trồng người.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
ngô ngọc linh
Xem chi tiết
ngô ngọc linh
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Trâm
Xem chi tiết
An Bùi
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Anh
Xem chi tiết
Nguyễn ly
Xem chi tiết
Hồ Trúc
Xem chi tiết
Trịnh Thị Minh Ánh
Xem chi tiết
Xem chi tiết