Văn bản ngữ văn 8

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Dư Phương Thảo

viết đoạn văn trình bày luận điểm Vũ Đình Liên là một người đa cảm

Nguyễn Thị Hồng Nhung
9 tháng 8 2017 lúc 14:02

Ở Việt Nam, liên quan đến đề tài Tết, có lẽ không có bài thơ nào được phổ biến rộng rãi cho bằng bài “Ông Đồ” của Vũ Đình Liên (1913-96):

Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu giấy đỏ
Bên phố đông người qua.


Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài
“Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa rồng bay”.
Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu?
Giấy đỏ buồn không thắm;
Mực đọng trong nghiên sầu...
Ông đồ vẫn ngồi đấy,
Qua đường không ai hay.
Lá vàng rơi trên giấy;
Ngoài giời mưa bụi bay.
Năm nay đào lại nở,
Không thấy ông đồ xưa.
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ ?

Trong hai đoạn thơ đầu, tác giả sử dụng thuần bút pháp tự sự, chỉ kể chuyện, lại là một câu chuyện khá ư bình thường, cứ như một thói quen, một nhịp tuần hoàn quen thuộc: “Mỗi năm... lại thấy...” Chả có gì đáng ngạc nhiên cả. Song tác giả vẫn không giấu được những xúc động thẩm mỹ của mình trước những gì mình nhìn thấy hằng năm. Về sự kiện Tết đến, người ta có nhiều cách để nói: hoặc trực tiếp, gọn lỏn kiểu “Tết đến” hay “xuân về”; hoặc chọn một hình ảnh tiêu biểu của Tết, của mùa xuân như chim én, như nắng mới, như hoa đào nở. Vũ Đình Liên chọn cách sau cùng. Cũng không có gì mới lạ. Sáo nữa là khác. Đã có hằng hà người viết như thế: hoa đào và gió đông và mùa xuân. Dù sao, sự chọn lựa của Vũ Đình Liên cũng rất có ý nghĩa: “Mỗi năm hoa đào nở” là chọn giới thiệu mùa xuân ở một góc đẹp nhất của nó. Trong cái góc ấy, bên cạnh hoa đào, tưởng chừng như cùng nở với hoa đào, là một ông đồ già và mực tàu đen và giấy điều đỏ và có lẽ, một mái tóc trắng phơ phơ.

Ông đồ “nở” cùng với hoa đào, và cùng với hoa đào, ông đồ trở thành biểu tượng của mùa xuân: trong cái đám đông xô bồ những người đi dạo phố thưởng xuân ấy, có một số khá đông dừng lại bên cạnh ông, chiêm ngắm bàn tay ông đưa ngòi bút thoăn thoắt “như phượng múa rồng bay” trên giấy điều. Thán phục bàn tay ấy, họ dùng chữ: “hoa tay.” Với chữ “hoa tay” ấy, người ta không coi ông đồ là ông đồ, là người dạy học, người truyền bá chữ nghĩa của thánh hiền nữa mà coi ông như một nghệ sĩ. Khía cạnh thẩm mỹ ở ông nổi bật hẳn lên, lấn át khía cạnh học vấn.

Hơn nữa, chữ “hoa” trong “hoa tay” không thể không gợi liên tưởng đến chữ “hoa đào” trong câu thứ nhất: dường như, khi mùa xuân về, có hai loại hoa cùng nở, một trong vườn và một trong bàn tay của ông đồ.

Trong sự cộng hưởng giữa hoa đào và ông đồ, có cái gì hơi hơi nghịch lý và oái oăm: hoa thì là hoa mới mà người thì là người già, “ông đồ già.” Sau lưng ông đồ, do đó, là cả một quá khứ, cả một truyền thống. “Mỗi năm... lại thấy...” “Mỗi năm” là từ bao giờ? Có lẽ không phải lâu lắm đâu. Ngày xưa, xin câu đối, kể cả câu đối Tết, có lẽ người ta đến tận nhà các ông đồ hay các vị khoa bảng đã về hưu – như trường hợp Nguyễn Khuyến, người làm vô số các câu đối đến bây giờ vẫn còn được nhắc nhở. Hiện tượng “bày mực tàu giấy đỏ / bên phố đông người qua,” nếu tôi đoán không lầm, chỉ là một trong những biểu hiện của xu hướng thương mại hóa, thành thị hóa xảy ra tại Việt Nam từ cuối thế kỷ 19, lúc Việt Nam đã bị Pháp xâm lược. Đó là một thứ nghề nghiệp mới của những người đã già. Cái sự oái oăm này chứa đựng cả một bi kịch lịch sử. Nó nhắc chúng ta nhớ lại sự kiện, cùng với ách ngoại xâm, xã hội Việt Nam bị đảo lộn hoàn toàn, trong đó, có quan hệ trực tiếp đến số phận của ông đồ, là sự tàn tạ của nền nho học. Sự tàn tạ ấy dẫn đến sự thất thế của cả một lớp người, có thời, chúng ta vẫn coi như là những biểu tượng của văn hoá truyền thống Việt Nam. “Nào có ra gì cái chữ nho. Ông nghè, ông cống cũng nằm co,” Tú Xương từng kêu lên như thế, nhức nhối, não lòng. Trong cảnh xáo xác ấy, học trò đổ xô đi học tiếng Tây. Ông đồ đành từ giã mái trường, chữ nghĩa thánh hiền, từ giã những buổi bình văn, đọc văn để chấp nhận cách sinh kế buồn tủi là ngồi viết thuê câu đối tết mỗi độ xuân về.

May cho ông, sự thay đổi của truyền thống văn hoá thường chậm hơn sự thay đổi của lịch sử, chính trị, xã hội và hệ thống giáo dục, khoa cử. Quần chúng vẫn còn thói quen trọng chữ nho, ít nhất là trong mấy ngày Tết. Điều đó khiến cho ông, một mặt, có cách sinh nhai, mặt khác, còn những tri âm biết thưởng thức tài hoa của mình, dẫu là những tri âm qua đường. Sự thưởng thức nhiệt tình ấy khiến cái chỗ ngồi trớ trêu bên hè phố của ông trở thành ấm áp hẳn.

Hai đoạn thơ đầu, do đó, không những nói lên sự cộng hưởng, sự hài hòa giữa con người và thiên nhiên mà còn nói lên sự tương liên giữa những con người với nhau. Ông đồ không ngồi một mình với hoa đào. Bên cạnh ông còn có những khách hàng tri âm. Chung quanh họ là mùa xuân đang ngát hương và lộng sắc. Đẹp. Và vui. Niềm vui tràn lên chữ nghĩa của người kể chuyện: giọng ông vang, mạnh với những chữ bắt đầu bằng phụ âm “đ” giòn giã (đào, đồ, đỏ, đông...); ông liếng thoắng, kể liền một mạch, không muốn nghỉ, rất sôi nổi, đầy say sưa, thật hào hứng: trong hai đoạn thơ, mỗi đoạn bốn dòng, về phương diện ngữ pháp, thật ra, chỉ là một câu, một câu thôi:

Mỗi năm hoa đào nở, lại t


Các câu hỏi tương tự
.Lily.
Xem chi tiết
Con Cặc Lồn
Xem chi tiết
Yui GG
Xem chi tiết
Lê Thị Ngọc Ánh
Xem chi tiết
Haru
Xem chi tiết
Nguyên Thị Thu trang
Xem chi tiết
Hoang Nguyen
Xem chi tiết
Elenna ruby 148
Xem chi tiết
PannaCotta Slimey
Xem chi tiết