Võ Quảng là nhà văn nổi tiếng, đặc sắc của nền văn học Việt Nam. Ông đã để lại cho chúng ta một kho tàng văn học đồ sộ nhưng đọng lại trong tôi ấn tượng nhất có lẽ là bài "Vượt thác". Trong tác phẩm, nhà văn đã thành công khi xây dựng hình tượng nhân vật Dượng Hương Thư. Ngay từ dòng đầu của tác phẩm, chúng ta đã bắt gặp một anh chàng cao to, vạm vỡ với tinh thần dũng cảm, khí phách kiên cường. Điều này lại càng thêm nổi bật khi tác giả đặt anh trong một hoàn cảnh đặc biệt. Đó là ở khúc ngã ba sông, khi con thuyền vượt thác. Bằng biện pháp so sánh "nhanh như căt", "bắp tay... như đang...", Võ Quảng đã đưa người đọc đến những thước phim vô cùng độc đáo. Tại bộ phim ấy, chúng ta được xem, được chiêm ngưỡng những vẻ đẹp hùng vĩ, dữ dội của thiên nhiên, vừa được ngắm nhìn hành động vượt thác của Dượng Hương Thư. Từ đó, bạn đọc thấy rằng dù thiên nhiên có hung bạo, rộng lớn đến đâu, có to lớn đến thế nào, thì con người vẫn làm chủ được thiên nhiên, đất nước. Thật cảm ơn nhà văn đã đưa người đọc đến những áng văn tuyệt diệu này.
Em tham khảo :
Văn bản vượt thác đưa ta về cảnh thiên nhiên sông nước trên sông Thu Bồn trong một cuộc vượt thác gian nan, vất vả của con người. Chú Hai, vị tiêu biểu nhất, đẹp nhất là dượng Hương Thư ở cảnh vượt thác dữ. Nhà văn đã đặc tả nhân vật này với những chi tiết đầy ấn tượng thể hiện một quyết tâm lớn để chiến thắng hoàn cảnh. Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cẩn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào, giống như một hiệp sĩ của Trường sơn oai linh hùng vĩ. Biện pháp so sánh được sử dụng nối nhau liên tiếp trong đoạn đã khắc hoạ vẻ đẹp rắn chắc, dũng mãnh của nhân vật, biểu thị sức mạnh, sự cố gắng hết sức tập trung tất cả tinh thần và nghị lực để chiến đấu với dòng thác. Người đọc ngỡ như hình ảnh huyền thoại anh hùng xưa với tầm vóc phi thường của những Đam San, Xinh Nhã bằng xương, bằng thịt đang hiển hiện ra trước mắt. Phải chăng thông qua nghệ thuật so sánh tài tình nhà văn làm nổi bật cái “thần” nhằm tôn vinh hình ảnh con người trước thiên nhiên rộng lớn. Lại một so sánh tưởng chừng như lạc lõng: Dượng Hương Thư đang vượt thác khác hẳn dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẹ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ, thực chất đã mang lại hiệu quả bất ngờ. Nó không những chỉ đối lập và thống nhất hai tư thế, hai hình ảnh khác nhau của cùng một con người mà còn hé mở cho người đọc biết thêm những phẩm chất đáng quí của người lao động: khiêm tốn, nhu mì đến nhút nhát trong cuộc sống đời thường, nhưng lại dũng mãnh, nhanh nhẹn, quyết liệt trong công việc, trong khó khăn thử thách.