Tập làm văn lớp 8

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Hoàng

Viết đoạn văn nêu cảm nhận vẻ đẹp bài thơ " ngắm trăng"

Võ Bảo Vân
28 tháng 1 2019 lúc 21:02

Bài thơ Ngắm trăng nằm trong tập “Nhật ký trong tù” của Hồ Chí Minh sáng tác trong thời gian bị tù đầy, giam lỏng và cuộc sống khó khăn. Bài thơ đã ghi lại cảnh ngắm trăng trong hoàn cảnh đặc biệt, tác giả bị giam trong nhà tù, tận hưởng cuộc sống thiên nhiên qua ô cửa nhà tù.

Mở đầu bài thơ là những câu thơ miêu tả chân thực cuộc sống trong tù nghịch cảnh, “Trong tù không rượu cũng không hoa”, cuộc sống khó khăn, vất vả trong tù con người không có thú vui nào ngoài thiên nhiên. Hình ảnh trăng, đẹp và lãng mạn. Bác vừa băn khoăn, vừa bối rối trước đêm trăng xuất hiện ngay cửa nhà tù.

Thông thường người ta ngắm trăng để thư giãn, thư thái thế nhưng Hồ Chí Minh lại ngắm trăng trong một hoàn cảnh rất đặc biệt đó là bị giam cầm ở trong tù. Với đêm trăng đẹp như vậy Bác không thể “hững hỡ” mà vẫn muốn thưởng thức trăng một cách trọn vẹn, trong hoàn cảnh đó người tù vẫn ung dung, thả hồn mình cùng với thiên nhiên tươi đẹp.

Trong hai câu thơ tiếp theo chúng ta thấy sự giao hòa giữa thiên nhiên và con người, giữa chất hiện thực và sự lãng mạn.

“Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ

Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”

Hình ảnh tác giả Hồ Chí Minh hiện lên nổi bật ở khía cạnh người chiến sĩ không chút vướng bận về nghịch cảnh trong nhà tù như gông cùm, đói rét,…Trước hoàn cảnh đó Bác quên đi hiện thực để thưởng nguyệt, Bác Hồ vẫn giữ được cho mình phong thái ung dung, tự tại, hiên ngang của người chiến sĩ cách mạng. Bài thơ còn giúp người đọc hiểu hơn về Bác một con người giao hàa và yêu thiên nhiên tha thiết.

Thi nhân xưa ngắm trăng và thưởng thức đêm trăng không hiếm, nhưng ít ai ngắm trăng trong hoàn cảnh như Bác mà vẫn giữ được phong thái ung dung, tự tại, khí chất hiên ngang. Bài thơ Ngắm trăng cũng cho chúng ta thấy được nét đẹp trong tâm hồn Bác yeu thiên nhiên và khát khao tự do.

Phạm Linh Phương
28 tháng 1 2019 lúc 21:07

Ngắm trăng đã chứng minh cho người đọc thấy chân dung đẹp đẽ của vị lãnh tụ kính yêu Hồ Chí Minh.Hình ảnh vĩ đại đó được gợi lên không chỉ là một người yêu thiên nhiên mà chính la người bạn giao tình cùng ánh trăng.Tình yêu mãnh liệt đó khiến thi nhân vượt lên mọi gian khổ để '' Trong tù...hững hờ.'' Đó là hoàn cảnh tù đày đầy gian lao của Bác,Đó là tâm trạng bối rối, băn khoan của một người bạn khi chưa đong đầy nghĩa tình.Nhưng ngục tù chỉ có thể giam giữ được thể xác, còn tâm hồn Bác vẫn thanh thản hướng tới cái đẹp, nhìn về ánh sáng tự do '' Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ/Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ''. Cả người và trăng đều chủ động tìm đến nhau, trao cho nhau mối tình vĩnh cửu,Khoảnh khắc thật kì diệu.Yên tĩnh, nặng tình, tha thiết bởi chỉ có người và trăng tâm giao với nhau..

Đạt Trần
28 tháng 1 2019 lúc 21:21

"Trong tù không rượu cũng không hoa/Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ "Trăng, hoa, rượu là những thú vui thanh cao của các thi nhân Đường, Tống ngày xưa. Nhưng trong hoàn cảnh nhà tù “không rượu cũng không hoa” mà Bác vẫn đến với trăng, thật là nghệ sĩ ! Câu thơ thứ hai nói lên cái bồn chồn, náo nức của Bác trước ánh trăng, cái tha thiết tình yêu của tâm hồn Người với trăng. Hai câu thơ đầu cũng gợi lên một mâu thuẫn giữa tình yêu thiên nhiên của Bác và hoàn cảnh trong tù, giữa cảm hứng dạt dào, bay bổng, tràn đầy và thực tại xích xiềng, thiếu thốn. Nếu đầu tiên, bài thơ mở ra một hình ảnh thi nhân ngày xưa, một không khí thơ Đường, thơ Tống : ánh trăng, rượu, hoa một thi nhân biết bao nồng nàn tha thiết, say sưa với ánh trăng, thì bài thơ khép lại một cách bất ngờ và độc đáo trong tư thế vọng nguyệt của một người chiến sĩ. Chất thép và chất tình hoà quyện làm một. Bài thơ đậm đà chất phương Đông, cốt cách Á đông, bỗng chốc rất hiện đại. Hình ảnh chiến sĩ lồng trong hình ảnh một thi sĩ đắm say thiên nhiên.

Huỳnh lê thảo vy
28 tháng 1 2019 lúc 22:11

Bài thơ " ngắm trăng" là bài thơ được trích trong "Nhật kí trong tù" của Hồ chí minh. Là bài thơ tứ tuyệt giản dị mà hàm súc, cho thấy tình yêu thiên nhiên đến say mê và phong thái ung dung của Bác Hồ ngay cả khi trong cảnh ngục tù tối tăm. Trong đó, hai câu thơ cuối là hai câu thơ thể hiện rõ chất nghệ sĩ hòa quyện với chất chiến sĩ cách mạng của Bác. Từ phòng giam tăm tối, Bác hướng tới vầng trăng, nhìn ánh trăng, tâm hồn thêm thư thái. Song sắt nhà tù không thể ngăn cách được người tù và vầng trăng. Máu và bạo lực không thể nào dìm được hân lý vì người tù cách mạng đây là một thi sĩ, chiến sĩ vĩ đại. Câu cuối nói về vầng trăng. Trăng được nhân hóa có nét mặt, có ánh mắt và tâm tư, trở thành một người bạn tri âm, tri kỉ đến chốn ngục tù tăm tối thăm bác. Trăng và Bác tri ngộ "đối diện đàm tâm" thông nhau qua ánh mắt. Hai câu cuối được cấu trúc đăng đối nên sự cân xứng hài hòa giữa người và trăng, chất nghệ sĩ hòa quyện trong Bác


Các câu hỏi tương tự
Hoàng
Xem chi tiết
Hạ Hạ
Xem chi tiết
Trọng Khang
Xem chi tiết
37 Phi
Xem chi tiết
H Thọ
Xem chi tiết
Hoàng Minh Duy Nam
Xem chi tiết
nam
Xem chi tiết
Nguyen Mai Anh A
Xem chi tiết
Lưu Thanh Trang
Xem chi tiết