Tham khảo:
Tiếng tu hú ở cuối bài là tiếng kêu có phần như thiêu đốt dục giã tiếng gọi của tự do, khát vọng tự do da diết thôi thúc lòng người tù cách mạng lắng nghe tiếng chim kêu tiếng gọi của cuộc sống tươi đẹp ngoài kia càng cảm thấy ngọt ngào trong phòng gian chật chội Tố Hữu là nhà thơ của lí tưởng cộng sản, thơ ông ngập tràn những hình ảnh làng mạn cách mạng. Tâm trạng người chiến sĩ cách mạng trong bài thơ Khi con tu hú của ông tiêu biểu cho phong cách ấy. Sở dĩ, tiếng tu hú kêu lại có tác động mạnh đến tâm hồn của nhà thơ bởi nó là tín hiệu báo những ngày hè rực rỡ đến gần. Nó cũng là biểu tượng của sự bay nhảy tự do.Mộng tưởng càng tươi đẹp bao nhiêu thì hiện thực lại càng cay đắng, nghiệt ngã bấy nhiêu.Tiếng chim tu hú ở đầu bài tác giả đã miêu tả ra một buổi trưa hè rực rỡ đầy màu sắc. Vậy nhưng đến cuối bài thơ tại sao tác giả lại đột nhiên chuyển biến tâm trạng trở nên u buồn, xót xa da diết? Bởi vì khi đang tưởng tưởng cảnh mùa hè sôi động đầy màu sắc thì tác giả tự dưng mới nhớ ra rằng mình đang bị giam cầm, không có tự do, xung quanh một màu đen, không thấy sự rực rỡ, tươi mới của mùa hè vì vậy ở cuối bài tác giả đã nói lên được sự xót thương, đau buồn, khát vọng muốn trở về tự do của mình. Tuy cả hai tiếng chim tu hú của đầu bài và cuối bài đều biểu trưng cho tiếng gọi tha thiết của tự do, của cuộc sống ngoài kia đầy quyến rũ đối với người tù nhưng tâm trạng của người tù khi nghe tiếng tu hú lại rất khác nhau, ở câu thơ đầu, tiếng tu hú gợi hình ảnh cuộc sống đầy hương sắc, từ đó gợi ra cái khát khao về cuộc sống tự do. Thế nhưng, đến câu kết, tiếng chim ấy lại khiến cho người tù cố cảm giác bực bội, đau khổ vì chưa thể thoát ra khỏi cảnh tù dầy.Bài thơ hay ở những hình ảnh thơ gần gũi, giản dị mà giàu sức gợi cảm, ở nghệ thuật sử dụng thể thơ lục bát uyển chuyển, tự nhiên và cả ở những cảm xúc thiết tha, sâu lắng, thể hiện được nguồn sống sục sôi của người cộng sản.
`-` Nghi vấn : in đậm