Văn mẫu lớp 8

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Tuyền Lương Khánh

viết đoạn văn (8-10 câu ) cảm nghĩ về nhân vật Đô-Ki-Hô-Tê, Xan-Cho-Pan-Xa, chị dậu, lão hạc, cái chết của lão hạc, chị dậu đánh tên cai lệ

Trần Nguyễn Bảo Quyên
6 tháng 10 2017 lúc 10:45

viết đoạn văn (8-10 câu ) cảm nghĩ về nhân vật Đô-Ki-Hô-Tê

Đôn-ki-hô-tê là một lão quý tộc nghèo ở nông thôn. Người lão gầy gò, cao lênh khênh, đang ở độ tuổi năm mươi. Lão say mê các truyện hiệp sĩ phiêu lưu, mạo hiểm, đàu óc ngày càng trở nên mụ mẫm, chìm đắm trong mộng tưởng hão huyền. Lão mơ ước trở thành một hiệp sĩ giang hồ đi khắp đất nước Tây Ban Nha, phò đời cứu nguy, diệt trừ lũ khổng lồ yêu quái, thiết lập lại trật tự và công lí, để lại bao chiến công oanh liệt cho đời."Chết nhưng cái nết không chừa" bị thảm bại nhục nhã trước những chiếc cối xay gió mà vẫn còn khoát lác, trước lời an ủi của giám mã, Đôn-ki-hô-tê đã chỉ cho anh kéo lừa biết rằng cái nghề cung kiếm thường biến hóa khôn lường, nghĩa là sự thắng bại là chuyện bình thường. Và nguyên nhân thất bại theo Đôn-ki-hô-tê là do lão pháp sư đã cắp sách vở của ông bày trò. Hắn đã thâm thù ta, hắn đã tước đi phần vinh quang chiến thắng của ta! Phải chăng đó là khẩu khí của hiệp sĩ xứ Man-tra lừng danh thiên hạ!Cảnh đánh nhau với cối xoay gió đã ghi được "chiến công hiển hách" của Đôn-ki-hô-tê , hiệp sĩ xứ Man tra

viết đoạn văn (8-10 câu ) cảm nghĩ về nhân vật chị dậu

Chị Dậu là điển hình cho sự chân thật, khỏe khoắn với những phẩm chất tốt đẹp. Khi anh Dậu bị bọn tay chân cai lý đánh, chị đã hạ mình van xin, nài nỉ. để cứu chồng chị phải đợ con, bán chó, làm được như vậy chị Dậu ray rứt từng khúc ruột. Chị sẵn sàng vùng dậy đánh nhau với người nhà lý trưởng để đỡ đòn cho chồng. Người đàn bà mà Ngô Tất Tố gọi là “chị chàng nhà quê” ấy đã không ngần ngại làm tất cả để bảo vệ cài gia đình khốn khổ của chị. Với cá tính mạnh mẽ, lúc cứng lúc mềm. Ở con người ấy đã hội tụ đần đủ bản chất của người phụ nữ đôn hậu, đảm đang và thủy chung. . Bên cạnh sự “cạn tàu ráo máng” của bọn quan lại và tay sai thì vẫn còn có những trái tim nhân hậu, biết đùm bọc chở che cho nhau. Hình ảnh bà lão, người đàn bà luôn đứng ra giúp đỡ gia đình chị Dậu, chị đã nói: “đó là ân nhân số một trong cuộc đời mình”. Ở đây tác giả cũng muốn nói với người đọc trong cái khổ đau ta vẫn tìm thấy hạnh phúc dù cho nó có ít ỏi đi chăng nữa. Tình người quan tâm đến nhau trong cuộc sống lam lũ khó khăn là điều quý giá nhất.

* Bài tham khảo khác : Câu hỏi của phạm như khánh

viết đoạn văn (8-10 câu ) cảm nghĩ về cái chết , nhân vật lão hạc

Cái chết của nhân vật lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao đã để lại cho người đọc một niềm thương cảm sâu sắc.Lão xin Binh Tư ít bả chó với lý do bắt chó nhà khác – một lý do làm Binh Tư nghĩ lão giả bộ hiền lành như thế nhưng cũng ghê ra phết, một lý do làm ông giáo hiểu lầm lão, hiểu lầm một con người đã “khóc vì trót lừa con chó, một con người nhịn ăn để có tiền làm ma”. Vậy nhưng hóa ra, lão ăn bả chó để tự tử.Lão đã chọn cái chết trong còn hơn sống khổ, sống nhục khi bị dồn vào đường cùng.Lão chết vật vã, quằn quại trong đau đớn để chuộc tội với cậu Vàng: “vật vã ở trên giường,đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc…chốc chốc lại bị giật mạnh một cái, giật nẩy lên”.Chỉ có bằng cách này lão mới khỏi phạm vào mảnh đất thiêng dành cho con mình, mới có thể chấm dứt kiếp sống mòn lay lắt, héo úa. Cái chết của lão Hạc khiến ta đau đớn nhận ra một tình phụ tử thiêng liêng, thăm thẳm.Lão chết để cấy cái sống cho đứa con trai đang đi phu đồn điền biền biệt,vì lão sống ngày nào tức là ăn vào tiền, vào đường sống của con ngày ấy. Xưa nay, không ít người cha người mẹ hi sinh cơm ăn, áo mặc vì con, hi sinh một phần thân thể vì con nhưng hi sinh cả mạng sống của mình như lão Hạc lại là một trường hợp hiếm thấy.Lão Hạc có một tấm lòng thật đáng trân trọng: lòng tự trọng của một lão nông nghèo nhưng trong sạch. Cái chết của lão đã nói lên tình cảnh vá số phận của người nông dân trước cách mạng tháng Tám: đói khổ, bế tắc, cùng đường,…Đồng thời, cũng có ý nghĩa tố cáo hiện thực xã hội thực dân nửa phong kiến đẩy người nông dân nghèo vào cuộc sống tăm tối, tàn tệ. Quả thực, cái chết của lão Hạc góp phần làm nên thành công về giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm.

Nguyễn Ngọc Ánh
6 tháng 10 2017 lúc 14:35

Viết đoạn văn quy nạp 10-12 câu, trong đoạn có sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh, có câu chủ đề: Từ một cô gái yếu đuối Giôn -xi đã giành lại sự sống, chiến thắng bệnh tật bằng nghị lực và tình yêu cuộc sống của tuổi trẻ. M.n giúp e vs ah. E đang cần gấp lắm. Mơn m.n trc nah 😍😍


Các câu hỏi tương tự
Phí Thu Trang
Xem chi tiết
Hoang the anh
Xem chi tiết
Trần Thị Tuyết Nhung
Xem chi tiết
Lê Đình Tiến
Xem chi tiết
phan thị ngọc ánh
Xem chi tiết
tạ quang tuấn
Xem chi tiết
Bình Hoàng
Xem chi tiết
Nam Hà Hải
Xem chi tiết
trần vân hà
Xem chi tiết