Bài làm:
“Cỏ non xanh tận chân trời,
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”.
Thảm cỏ non trải rộng tới tận chân trời là gam màu nền cho bức tranh xuân. Điểm xuyết, chấm phá trên nền xanh bất tận ấy là sắc tinh khôi, thanh khiết của hoa lê nở lác đác khoe sắc, khoe hương. Lấy cảm hứng từ hai câu thơ cổ Trung Quốc: “Phương thảo liên thiên bích – Lê chi sổ điểm hoa”, Nguyễn Du chỉ thêm một chữ “trắng” cho cành lê mà bức tranh mùa xuân đã khác. Không gian như khoáng đạt,trong trẻo và nhẹ nhàng hơn, cảnh đẹp mà có hồn, chứ không tĩnh tại, chết đứng. Bằng nghệ thuật đảo ngữ “trắng điểm”, thi nhân đã tạo nên một điểm nhấn cho bức tranh, tô đậm sắc trắng của hoa lê nổi bật trên nền xanh non của cỏ. Màu sắc có sự hài hòa tới mức tuyệt diệu. Tất cả đều gợi lên vẻ đẹp riêng của mùa xuân: mới mẻ, tinh khôi, giàu sức sống ; khoáng đạt, trong trẻo ; nhẹ nhàng, thanh khiết . Nguyễn Du quả là bậc thầy về sử dụng ngôn ngữ. Chỉ với hai câu thơ, bằng một vài nét chấm phá, mà thi nhân đã phác họa nên một bức tranh thiên nhiên tươi sáng, diễm lệ và hấp dẫn lòng người. Ẩn sau những vần thơ là cả một tâm hồn nhạy cảm của tác giả trước vẻ đẹp tinh tế của thiên nhiên, là niềm say mê yêu đời, yêu cuộc sống đến tha thiết!
~ Học tốt! ~
Đoạn trích ''Cảnh ngày xuân'' trích trong tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Dữ thật đặc sắc, có lẽ để lại ấn tượng sâu sắc nhất trong đoạn thơ là bức tranh mùa xuân thế hiện qua hai câu thơ:
''Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa''.
Làm nền cho bức tranh mùa xuân là màu xanh non tươi mát, bát ngát của đồng cỏ mông mênh trải rộng tận chân trời. Trên khung nền xanh thẳm ấy điểm xuyết nhẹ nhàng và nổi bật vài bông hoa lê trắng tinh khiết. Với ga màu trong sáng, Nguyễn Du đã vẽ nên bức họa mùa xuân tuyệt đẹp có không gian trong trẻo tràn đầy sức sống .Thế nhưng cái tài cái tình của Nguyễn Du ở đây là ''điểm trắng'' thành ''trắng điểm'' chỉ thay đổi 1 chút đó thôi mà có lẽ ngoài Nguyễn Du ra không ai có thể làm được. Đảo từ trắng lên trước từ điểm khiến từ trắng không chỉ được sử dụng như 1 tính từ mà còn như 1 động từ . Nó khiến người đọc có cảm giác những bông lê đang bừng nở. Cái sắc tinh khôi ấy đã làm bừng lên bức tranh mùa xuân, làm cho câu thơ hết sức sinh động, giàu sức sống, có hồn. Đọc hai câu thơ tuyệt bút của nguyễn Du, tác giả tuy không miêu tả mặt biển mà ta cứ tưởng như đang dập dìu giữa làn sóng cỏ xanh hoa trắng. Bút pháp hội hoạ phương Đông chấm phá ''lấy động tả tĩnh'' và cách dùng từ đặc sắc của Nguyên Du đã làm cho bức tranh mùa xuân trở nên trong trẻo, tinh khôi, giàu sức sống. Câu thơ xứng đáng là câu thơ đẹp nhất trong những câu thơ tả cảnh trong vườn thơ trung đại. Hai câu thơ có sự tiếp thu đổi mới sáng tạo tuyệt vời của hai câu thơ Trung Quốc:
''Phương thảo liên thiên bích
Lê chi sổ điểm hoa ''.
Thật là những câu thơ đặc sắc, là tiêu điểm của cả bài thơ...