Tập làm văn lớp 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
nguyễn khánh chi

viết 1 bài văn giải thích về cau thành ngữ thuốc đắng dã tật

banhquacảm ơn

Nguyen Thi Mai
3 tháng 6 2017 lúc 8:40

a. Mở bài: Nêu khái quát vấn đề được thể hiện trong câu tục ngữ “Thuốc đắng dã tật”:

- Thuốc đắng có tác dụng chữa lành bệnh cho con người cũng như những lời nói, hành động ngay thẳng sẽ giúp con người sửa chữa tật xấu để hoàn thiện mình.

b. Thân bài: Trình bày cụ thể ý kiến, thái độ của em về câu tục ngữ “Thuốc đắng dã tật”.

- Giải thích câu tục ngữ:

+ Nghĩa đen: Thuốc đắng là thuốc khó uống, nhưng công hiệu cao, làm cho người bệnh mau khỏi (thuốc đắng: thuốc khó uống; dã: làm tan, làm mất đi; tật: bệnh tật).

+ Nghĩa bóng: Những lời nói thẳng, những hành động kiên quyết thường khó tiếp thu nhưng lại giúp người ta nhận ra khuyết điểm để sửa chữa, từ đó mà trở nên tốt đẹp.

- Bàn luận:

+ Người ta thích nghe lời khen, nhưng thường khó tiếp nhận trước những lời nói, hành động ngay thẳng nhằm vào những thói hư tật xấu của mình. Dẫn chứng thực tế: không dùng “thuốc đắng”, không “dã” được “tật”.

+ Lời nói thẳng thắn, hành động kiên quyết sẽ giúp người ta nhận ra những yếu kém của mình để sửa chữa, từ đó trở nên tốt đẹp. (liên hệ thực tế...). Dẫn chứng thực tế: do dùng “thuốc đắng” nên “dã” được “tật”.

+ Muốn tiến bộ, người ta phải dám chấp nhận lời nói thẳng, hành động kiên quyết.

c. Kết bài: Khẳng định ý nghĩa đúng đắn của câu tục ngữ.

qwerty
3 tháng 6 2017 lúc 8:27

Trong kho tàng những câu thành ngữ và tục ngữ của ông cha ta để lại, có rất nhiều những câu nói hay, khuyên dạy con người tới những giá trị đích thực của cuộc sống, hướng con người tới việc hoàn thiện bản thân sao cho đạt được những kết quả tốt nhất. Và một trong những câu mà em yêu thích nhất chính là câu “ thuốc đắng giã tật”. Câu nói mang những ý nghĩa hết sức sâu sắc của những thế hệ đi trước để lại, dạy chúng ta cách có thể giúp cho chúng ta có được những kĩ năng và cách ứng xử sao cho tốt nhất.

Theo nghĩa đen, thuốc chính là để chỉ những thứ có thể giúp cho con người khỏi được bênh tật hoặc bồi bổ giúp cho cơ thể của chúng ta trở nên dẻo dai hơn, tốt hơn, tránh được những ảnh hưởng xấu tới những bộ phận trong cơ thể của chúng ta. Thế nên, chỉ có những khi cơ thể của chúng ta bị yếu hoặc đau ở nơi nào đó thì chúng ta mới cần phải uống thuốc. Chính bởi những lí do như vậy mà thuốc chưa bao giờ ngọt cả. Thông thường, thuốc hay có vị đắng. Thậm chí, càng khó uống thì tác dụng của những loại thuốc ấy càng lớn. Thế nhưng, tâm lí của tất cả mọi người thường rất sợ vị đắng bởi chúng thật khó uống. Thậm chí có nhiều người chỉ vì tính đắng của nó mà nhất quyết không chịu uống bất kì một loại thuốc nào cả. Đó là một trong những hành động vô cùng sai lầm. Bởi, chỉ khi nào mà chúng ta chịu uống thuốc, chấp nhận những khó khăn khi uống nó thì bệnh tình mới có thể thuyên giảm được. Đó chính là một lời khẳng định.

Còn theo nghĩa bóng thì thuốc là để chỉ những lời nói thật lòng nhưng đó không phải là những lời nói ngọt ngào mà là những lời có thể gây mất lòng của những người nghe lời nói của mình. Còn tật ở đây chính là những tật xấu hay là những điều cần phải sửa đổi ở chúng ta. Câu nói “ thuộc đắng giã tật” là chỉ những lời nói thẳng thắn, có những lúc gây mất lòng tới người đối diện, làm cho họ giận nhưng những lời nói ấy lại giúp cho người nghe có được những thông tin chính xác nhất để điều chỉnh những hành vi cua mình, để cho mình nhìn thấy những điểm mình chưa làm được tốt mà bản thân mình chưa thể nhìn thấy. Điều đó là rất tốt cho chính bản thân chúng ta, thế nhưng chúng ta khi nghe những lời nói thẳng thắn như vậy có thể thấy buồn hay tức giận. Câu nói đầy đủ chình là “ thuốc đắng giã tật, sự thật mất lòng”. Thế cho nên những điều mà người khác nói khiến cho mình cảm thấy buồn có những lúc chính là vì muốn tốt cho bản thân mình. Đó cũng chính là một trong những câu nói mà chúng ta có thể học được cách mà chúng ta hành xử trong cuộc sống. Có những lúc chúng ta không thể chỉ là những người có ý kiến một chiều, nghe theo những gì người khác muốn được. Chúng ta cần phải học cách nói ra những điều cần thiết. Đây mới chính là cách tốt nhất để giúp đỡ những người bạn của mình, để mọi người sẽ có cái nhìn khách quan hơn.

Nguồn: 99% mạng, 1% my brain :D

Nguyễn Thiên Trang
3 tháng 6 2017 lúc 8:29

Thuốc trị bệnh có nhiều vị, tất phải có vị đắng. Vị đắng khó uống hơn vị ngọt, nhưng tan bệnh. Còn vị ngọt đánh lừa cái lưỡi chứ không khỏi bệnh được. Ý nói: Thuốc có vị đắng mới trị lành được bệnh.

Ở vùng nọ, có một lãnh chúa tàn ác, sống xa hoa. Vị lãnh chúa này thường thích ăn của ngọt và nghe những lời xúi bẩy. Một ngày kia, lãnh chúa bị bệnh thập tử nhất sinh, bèn cho tìm thầy lang giỏi nhất vùng đến chữa trị. Thầy lang thận trọng bắt mạch rồi bốc thuốc. Trong đơn thuốc, thầy cho một số vị đặc trị và nói với người nhà lãnh chúa rằng: ”Tôi cắt thuốc đây tuy khó uống một chút, nhưng mà lui bệnh”.

Thuốc sắc lên rồi, bưng đến cho lãnh chúa, lãnh chúa nhấm một ngụm thuốc, bỗng nhăn mặt rồi đổ cả bát thuốc đi mà rằng:

- Người này hại ta, thuốc gì mà đắng thế, giống như thuốc độc vậy.

Rồi hô người bắt thầy giam tống vào ngục.

Người nhà cho tìm thầy thuốc tiếp theo. Biết được tính của lãnh chúa, thầy này cắt thuốc chỉ bốc toàn vị ngọt, vị bổ như: Sâm, quế, cam thảo, táo tầu, nhục, quy… mà tuyệt không dám cho vị đắng. Lãnh chúa uống khen ngọt, cho là thầy lang giỏi. Nhưng uống đến chén thứ mười thì bệnh càng trầm trọng thêm. Bệnh di căn càng uống thuốc bổ càng phát, cho đến chén thứ mười hai thì qua đời.

Lãnh chúa chết, thầy lang cắt vị đắng trước đây được thả khỏi ngục, tiếp tục đi làm nghề.

Một lần, thầy lang được mời vào chữa bệnh cho vua. Yết kiến Hoàng hậu, thầy lang mới tâu rằng:

- Thần được triệu vào cung là nhờ ơn tiên đế nhưng chẳng lấy làm vui.

Hoàng hậu mới hỏi tại sao thì thầy lang thưa tiếp:

- Bệnh tình ở ngọc thể mà ra, thuốc là trị cái gốc, cái gốc không trị được thì thần cũng lại theo bệnh tiên đế mà đi. Nhưng xin được hỏi Hoàng hậu một câu: “Người có ưa nói thật không?”.

Hoàng hậu nhân từ trả lời rằng:

- Tất nhiên, lời nói thật khó nghe nhưng tránh được hiểm họa.

Thầy lang bèn nói:

- Vậy thuốc của thần chữa cho vua cũng như lời nói thật, tất phải có vị đắng, khó uống.

Hoàng hậu cho là thầy lang này có tâm bèn truyền chữa bệnh cho vua. Thuốc được sắc lên cho vua, nhiều vị đắng, vua uống khó nhọc lắm, nhưng đến thang thứ mười hai thì bệnh thuyên giảm, uống thêm vài thang, vua đi lại được.

Khỏi bệnh, nhà vua thưởng cho thầy lang nọ, rồi phong cho chức ngự y. Thầy lang từ chối, chỉ xin cho mình một cái chứng chỉ hành nghề, mong tránh được hiểm họa. Rồi từ đó, thầy lang đã đi khắp nước chữa bệnh cho muôn dân.

Có thể từ chuyện trên mà có câu thành ngữ trên và cũng có thể từ một kinh nghiệm chữa bệnh cắt thuốc mà người đời mới có thành ngữ trên để răn đời. Nhưng dù sao đi nữa thì bài học sinh động đến nay vẫn thường coi là chân lý “Thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng”. Nhưng dù có “khó nghe” và “mất lòng” đi nữa thì vẫn cần phải nói sự thật. Những người nói sự thật là những người có nhân cách, có thiện chí mong cho người khác và cho xã hội ngày thêm tốt đẹp, chứ chẳng như những người chỉ biết lấy lòng một cách rẻ tiền, hại người.

Nguyễn Thiên Trang
3 tháng 6 2017 lúc 8:32

TRong quá trình lớn khôn, từ khi còn là một đứa nhỏ còn được mẹ ẵm bồng đến khi khôn lớn, trưởng thành sẽ có rất nhiều lần bị ốm, sức khỏe bị ảnh hưởng bởi thời tiết, bởi các yếu tố bên ngoài. Và khi ấy, bên cạnh sự chăm sóc ân cần, chu đáo của những người thân thì một yếu tố quan trọng để trị bệnh tận gốc, đó chính là thuốc. Nói đến vai trò của thuốc, đặc biệt nhấn mạnh đến tính chất, mùi vị của thuốc đối với sức khỏe của con người thì ông cha ta có câu tục ngữ “Thuốc đắng giã tật”. Đây là câu nói thể hiện được vai trò của thuốc nhưng đồng thời cũng đề cập đến được tâm lí sợ thuốc của con người.

Thuốc là những loại dược liệu, có thể là đông y, cũng có thể là tây y nhằm tạo ra cho con người một sức đề kháng để chống lại bệnh tật, giúp quá trình hồi phục sức khỏe nhanh và hiệu quả hơn. Và người ta cũng thường dùng đến thuốc mỗi khi cảm thấy sức khỏe đang không được ổn định và cần sự cân bằng trong sức khỏe. Trong cuộc sống hàng ngày, dưới sự ảnh hưởng tác động của môi trường sống ô nhiễm, những dịch bệnh, vi rút, vi khuẩn hay do áp lực của cuộc sống mà nảy sinh những loại bệnh, khiến cho cơ thể mệt mỏi, thể chất suy giảm. Ai cũng từng mắc bệnh, chỉ khác ở mức độ và tính chất.

Việc sử dụng thuốc đối với nhiều người tương đối nhẹ nhàn, không có vấn đề gì đáng kể. Nhưng đối với một bộ phận khác thì việc dùng thuốc lại là một nỗi ám ảnh, họ sợ thuốc vì hơi thuốc mà trên hết là vị đắng của thuốc. Năm bắt được tâm lí sợ thuốc này, cũng như nhận thực được sự cần thiết của thuốc đối với sức khỏe , ông cha ta đã khái quát thành một câu tục ngữ hay, ý nghĩa mà lại hết sức cô đọng “Thuốc đắng giã tật”. Vị đắng của thuốc ám ảnh trong tâm lí những người sợ uống thuốc mỗi khi ốm nhưng vị đắng ấy lại vô cùng có hiệu quả đối với những căn bệnh dai dẳng.

TRong thuốc có những thành phần dược liệu có thể chống lại các loại vi khuẩn, vi rút nhưng cũng chính vì vậy mà nó thường có vị rất khó uống, mà đối với những người sợ thuốc thì họ thà để bị ốm chứ nhất quyết chứ không chịu uống. Câu tục ngữ đã phản ánh đúng tâm lí chung của một bộ phận những con người trong xã hội này. Không phải họ cố chấp, cũng chẳng phải họ ngang bướng mà kiên quyết không uống, mà khi thuốc đã trở thành một nỗi ám ảnh, nỗi sợ thì rất khó có thể đối mặt, cũng không dễ dàng như những người bình thường khác.

Nhưng vì sợ hãi, trốn tránh không uống thuốc mà bệnh tình sẽ mãi dai dẳng, gây khó chịu lâu dài, thậm chí không chữa trị kịp thời nó còn làm cho sức khỏe bị tác động theo hướng tiêu cực, làm bệnh tình ngày càng trầm trọng hơn. Vì vậy mà câu tục ngữ “Thuốc đắng giã tật” vừa phản ánh tâm lí chung nhưng cũng là một lời khuyên chân thành, hữu ích đối với con người, đặc biệt là những người bị ám ảnh bởi vị đắng của thuốc. Bởi thuốc đắng lại có thể trị được nhiều bệnh,làm cho sức khỏe cải thiện một cách nhanh chóng, con người nhanh chóng phục hồi và có thể nhanh chóng trở lại với công việc, học hành, lao động sản xuất.

Nếu tình trạng ốm dai dẳng, kéo dài không chỉ làm thể chất suy nhược mà còn làm cho công việc hàng ngày bị đình trệ. Vì vậy, vì công việc mà quan trọng hơn hết đó chính là sức khỏe của bản thân thì hãy tiếp nhận việc uống thuốc một cách nhẹ nhàng, tự nguyện hơn, bởi khi bản thân càng ám ảnh, càng tránh né thì nó càng trở nên đáng sợ hơn bao giờ hết. Và ngược lại, khi ta dễ dàng chấp nhận thì ta sẽ thấy nó không hoàn toàn khó chịu như cảm giác ban đầu nữa. Thuốc có thể đắng, có thể khó uống nhưng cảm giác khó chịu ấy chỉ tồn tại nhất thời khi ta vừa uống vào, nhưng sau đó ta sẽ lại cảm nhận được sự thoải mái trong cơ thể, sự phục hồi của sức khỏe.

Nếu đặt câu tục ngữ này trong cuộc sống hàng ngày ta còn mở rộng được ý nghĩa của câu nói, không chỉ bó hẹp trong phạm vi giới hạn sức khỏe – thuốc. Thuốc đắng ở đây ta có thể hiểu là những khó khăn, gian khó, những thử thách trong công việc, học tập, trong cuộc sống. Nó là điều tất yếu và sẽ xảy ra với tất cả mọi người, vì cuộc sống mà chúng ta đang sống đâu chỉ toàn màu hồng, niềm vui và hạnh phúc. Đó là những khó khăn không tránh khỏi. Nhưng khi vào những hoàn cảnh ấy, chúng ta cũng không nên sợ hãi, gục ngã mà hãy kiên cường đối mặt, vì khó khăn càng nhiều thì thành quả mà ta đạt được khi vượt qua được nó càng có ý nghĩa.

Câu nói “Thuốc đắng giã tật” quả thực là một câu nói đầy ý nghĩa, nó không chỉ mang nghĩa đen thuần thúy, nói về vai trò của thuốc, tính chất của nó đối với tâm lí con người mà mở rộng ra nó còn khuyên nhủ con người về cách ứng xử, cách sống ở đời. Không được chùn bước trước khó khăn, vì nó chỉ là cầu nối để ta chạm tay vào thành công và khó khăn càng lớn thì thành công sẽ càng ý nghĩa.

Đạt Trần
3 tháng 6 2017 lúc 9:22

Mở bài :Dẫn dắt vấn đề và nêu vấn đề

-Nêu vấn đề

TB:Thuốc đắng dã tật lak gì?Thế nào?

Tại sao lại nói thế?

Muốn thế ta phải làm gì

Ý nghĩa

KB:Kđ vấn đề

Mở rộng vấn đề


Các câu hỏi tương tự
nguyễn phương chi
Xem chi tiết
Toản Trần
Xem chi tiết
mianna25
Xem chi tiết
Phạm Ý
Xem chi tiết
trần duy
Xem chi tiết
Từ Minh Thành
Xem chi tiết
-.-Nha Đầu Ngốc -.-
Xem chi tiết
Tam Nguyen Thanh
Xem chi tiết
Phạm Thùy Dung
Xem chi tiết