Vì các hiện vật do khảo cổ học phát hiện cho thấy Việt Nam là 1 trong những cái nôi của loài người .
→ các di tích khảo cổ tìm thấy được phán đoán rằng là những di tích do người nguyên thuỷ sử dụng.
Vì căn cứ vào các kết quả khoa học của Ngành Khảo cổ học đã phát hiện được:
- "Năm 1960, các nhà khoa học đã phát hiện trên sườn núi Đọ những di vật có liên quan đến sự xuất hiện và phát triển của người nguyên thủy thuộc sơ kỳ thời đại đá cũ có niên đại cách ngày nay hơn 30 vạn năm. Đó là những công cụ bằng đá được người nguyên thủy chế tạo bằng kỹ thuật ghè đẽo thô sơ bao gồm: Rìu tay, công cụ gần rìu tay, công cụ chặt thô, hạch đá, các loại mảnh tước được tách ra từ quá trình ghè đẽo, chế tác công cụ. Các di vật này đều được chế tác từ loại đá gốc bazan có sẵn ở núi Đọ.
Gần nửa thế kỷ qua, di tích núi Đọ đã được các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước điều tra, khai quật, nghiên cứu. Hơn 2.500 di vật đã được phát hiện và sưu tầm từ di tích khảo cổ này. Các sưu tập di vật về núi Đọ đã được trưng bày trong phần mở đầu lịch sử tại Viện Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa, nhà truyền thống của địa phương."
- "Sự hình thành: văn hóa Ngườm, do các nhà khảo cổ học tìm thấy những mảnh tước ở mái đá Ngườm, Thái Nguyên nên lấy tên này đặt cho niên đại của nền văn hóa đó - khoảng 23.000 TCN.
Văn hóa Ngườm, còn gọi là kỹ nghệ Ngườm là giai đoạn phát triển của người tối cổ sang người tinh khôn (Người khôn ngoan sớm) ở Việt Nam trước nền văn hóa Sơn Vi (từ 18.000 - 11.000 năm cách ngày nay).
Thời gian: Cách ngày nay 2 vạn năm.
Địa bàn cư trú:
+ Sống trong mái đá, hang động, ven bờ sông, suối...
+ Không gian văn hóa: Từ Sơn La đến Quảng Trị. Công cụ lao động: Đá cuội được ghè đẽo ở rìa tạo thành cạnh sắc. Hoạt động kinh tế: Săn bắt, hái lượm. Tổ chức xã hội: Sống thành thị tộc. Công xã thị tộc hình thành." -
- Cần dẫn chứng cụ thể hơn nữa, mời bạn đến tham quan Viện Bảo tàng Lịch sử Việt nam (Hà Nội) để thấy rõ thêm các hiện vật, vết tích được giới thiệu trưng bày về con người thời nguyên thủy tại những địa danh (nói trên) ở Việt nam. Những chứng cớ đó đã chứng tỏ: "Việt Nam là một trong những cái nôi của loài người".
- "Sự hình thành: văn hóa Ngườm, do các nhà khảo cổ học tìm thấy những mảnh tước ở mái đá Ngườm, Thái Nguyên nên lấy tên này đặt cho niên đại của nền văn hóa đó - khoảng 23.000 TCN.
Văn hóa Ngườm, còn gọi là kỹ nghệ Ngườm là giai đoạn phát triển của người tối cổ sang người tinh khôn (Người khôn ngoan sớm) ở Việt Nam trước nền văn hóa Sơn Vi (từ 18.000 - 11.000 năm cách ngày nay).
Thời gian: Cách ngày nay 2 vạn năm.
Địa bàn cư trú:
+ Sống trong mái đá, hang động, ven bờ sông, suối...
+ Không gian văn hóa: Từ Sơn La đến Quảng Trị. Công cụ lao động: Đá cuội được ghè đẽo ở rìa tạo thành cạnh sắc. Hoạt động kinh tế: Săn bắt, hái lượm. Tổ chức xã hội: Sống thành thị tộc. Công xã thị tộc hình thành."