Học kì 2

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Dao Dao

Vì sao nói: " nhà nước ta là Nhà nước của dân, do dân và vì dân?''. Công dân có quyền gì đối với các đại biểu và cơ quan đại diện do mình bầu ra?

Linh Phương
15 tháng 4 2017 lúc 14:02

+) Vì sau Cách mạng tháng Tám thành công. Nhà nước cách mạng ra đời, Hồ Chí Minh khẳng định : “ Nước ta là nước dân chủ. Bao nhiêu lợi ích đều vì dân, bao nhiêu quyền hạn đều của dân. Chính quyền từ xã đến Chính phủ Trung ương do dân cử ra ... Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân”. Đó là điểm khác nhau về bản chất giữa Nhà nước dân chủ nhân dân với các nhà nước của giai cấp bóc lột trong lịch sử.
- Nhà nước của dân?
Trong Nhà nước của dân thì dân là chủ, người dân được hưởng mọi quyền dân chủ, nghĩa là có quyền làm bất cứ việc gì mà pháp luật không cấm và có nghĩa vụ tuân theo pháp luật. Nhà nước của dân phải bằng mọi nỗ lực, hình thành được các thiết chế dân chủ để thực thi quyền làm chủ của người dân. Cũng với ý nghĩa đó, các vị đại diện của dân, do dân cử ra, chỉ là thừa uỷ quyền của dân, chỉ là “ công bộc” của dân.
- Nhà nước do dân ?
Đó là Nhà nước do dân lựa chọn, bầu ra những đại biểu của mình. Nhà nước đó do dân ủng hộ, giúp đỡ đóng thuế để Nhà nước chi tiêu, hoạt động; Nhà nước đó lại do dân phê bình, xây dựng, giúp đỡ. Do đó, Người yêu cầu tất cả các cơ quan Nhà nước phải dựa vào nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân lắng nghe ý kiến và chịu sự kiểm soát của nhân dân.
- Nhà nước vì dân ?
Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, chỉ có một Nhà nước thực sự của dân, do dân tổ chức, xây dựng và kiểm soát trên thực tế mới có thể là Nhà nước vì dân được. Đó là Nhà nước phục vụ lợi ích và nguyện vọng của nhân dân, không có đặc quyền đặc lợi, thực sự trong sạch, cần kiệm liêm chính.
Người yêu cầu:
“ Việc gì lợi ích cho dân, ta phải hết sức làm.
Việc gì hại cho dân, ta phải hết sức tránh”
Cán bộ Nhà nước phải là đầy tớ của nhân dân, đồng thời là người lãnh đạo hướng dẫn nhân dân. Đầy tớ thì phải trung thành, tận tuỵ, lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ. Người lãnh đạo phải trí tuệ hơn người, minh mẫn, sáng suốt, nhìn xa trông rộng, gần gũi nhân dân, trọng dụng hiền tài. Như vậy, để làm người thay mặt dân phải gồm đủ cả đức và tài, phải vừa hiền lại vừa minh.

+) Ngay từ Hiến pháp 1946-bản Hiến pháp đầu tiên của Nhà nước ta đã ghi nhận quyền này tại Điều thứ 18 như sau: “Tất cả công dân Việt Nam, từ 18 tuổi, không phân biệt gái trai, đều có quyền bầu cử trừ những người mất trí và những người mất công quyền. Người ứng cử phải là người có quyền bầu cử, phải ít ra là 21 tuổi, và phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ. Công dân tại ngũ cũng có quyền bầu cử và ứng cử”. Quyền bầu cử và ứng cử tiếp tục được khẳng định xuyên suốt trong các bản Hiến pháp sau đó.

Trần Thị Ngọc Châu
14 tháng 4 2017 lúc 20:07

xem phan Noi Dung Bai Hoc


Các câu hỏi tương tự
Kim Đăng Khôi Lê
Xem chi tiết
ng thành
Xem chi tiết
ng thành
Xem chi tiết
tran dang
Xem chi tiết
Tường Vy
Xem chi tiết
Nhi Nguyễn
Xem chi tiết
Đô Trần Văn Việt
Xem chi tiết
Mai
Xem chi tiết
Khánhh Maii
Xem chi tiết