Bài 4. Trung Quốc thời phong kiến

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Tran Le Hoang Yen

Vì sao dưới thời ĐƯờng , xã hội phong kiến phát triển không ngừng

Trần Thị Hà Phương
3 tháng 9 2016 lúc 22:12

Sự phát triển đỉnh cao của chế độ phông kiến Trung Quốc dưới thời Đường được biểu hiện: 
*Về kinh tế: 
Thời nhà Đường, nhà nước quan tâm đến sự phát triển kinh tế một cách toàn diện: 
- Về nông nghiệp: Thực hiện chích sách quân điền, với nội dung: 
+ Nhà nước đem ruộng đất của mình trực tiếp quản lí chia cho nông dân cày cây 
+ Các quan lại tùy theo chức vụ cao thấp, được cấp ruộng đát làm bổng lộc 
+ Ruộng trồng lúa, người làm thuê đến 60 tuổi phải trả lại cho nhà nước. Ruộng trồng dâu đước cha truyền con nối 
- Về thủ công nghiệp: Các nghề dệt, in gốm, sứ phát triển. Phường hội xuất hiện 
- Về ngoại thương được mở rộng: “Con đường tơ lụa” hình thành. 
*Về chính trị 
- Sự hoàn thiện bộ máy từ trung ương đến địa phương 
+ Cử người thân tín cai quản các địa phương, cử người thân tộc và các công thần giữ chức Tiết độ sứ cai trị các vùng biên cương. 
+ Đặt các khoa thi để tuyển chon người làm quan 
+ Nâng cao quyền lực tuyệt đối của Hoàng đế. 
- Dưới thời Đường tiếp tực chính sách xâm lược các nước, lãnh thổ Trung Quốc mở rộng

Nguyen Ngoc Anh Duong
4 tháng 9 2016 lúc 19:40

Vì dưới thời nhà Đường, chính sách đưa ra nhằm cải cách, nâng cao đời sông đều nhằm phục vụ cho nhân dân, nông dân. Thỏa mãn những nhu cầu thiết yếu cho việc phát triển đất nước. Nên hiểu rằng, chế độ phong kiến gồm 2 giai cấp là : quý tộc, nông dân. Mà nông dân là chủ yếu, họ cũng là nguồn lao động chính trong xã hội thời bấy giờ. Mà nếu những chính sách ấy phục vụ cho họ thì sức lao động và nguồn lao động tăng.

 ~~>  Xã hội phong kiến phát triển không ngừng.

Nhớ tick cho mk nha !ok

Min Suga
27 tháng 9 2018 lúc 20:04

Thời Đường, bộ máy nhà nước được củng cố và hoàn thiện. Các hoàng đế nhà Đường cử người thân tín đi cai quản các địa phương, đồng thời mở nhiều khoa thi để tuyển chọn nhân tài. Nhà nước cũng thi hành nhiều biện pháp giảm tô thuế, lấy ruộng công và ruộng bỏ hoang chia cho nông dân, được gọi là chế độ quân điền. Nhờ thế mà nông dân có ruộng cày cấy, sản xuất nông nghiệp được phát triển. Xã hội thời Đường đã đạt đến sự phồn thịnh.

Sau khi ổn định ở trong nước, nhà Đường đem quân lấn chiếm vùng Nội Mông, chinh phục Tây Vực, xâm lược Triều Tiên, củng cố’ chế độ đô hộ ở An Nam, ép Tây Tạng phải thần phục, làm cho lãnh thổ của Trung Quốc được mở rộng hơn bao giờ hết. Dưới thời Đường, Trung Quốc đã trở thành một quốc gia phong kiến cường thịnh nhất châu Á.


Các câu hỏi tương tự
Thảo Trần
Xem chi tiết
Thi Anh
Xem chi tiết
Đào Ngọc Thư
Xem chi tiết
Nguyen  thuy kieu
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Anh Tuấn
Xem chi tiết
Trần Đào Tuấn
Xem chi tiết
Dora Doraemon
Xem chi tiết
Trần Thị Minh Duyên
Xem chi tiết
Trần Ngọc Diễm
Xem chi tiết