Bài 51. Cơ quan phân tích thính giác

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Hibari Kyourin

Vì sao bơi dưới mặt nước ta không nghe thấy tiếng gọi của người trên bờ?

đào danh phước
26 tháng 2 2020 lúc 15:31

Vì sao khi bơi trong nước không nghe được tiếng gọi của người trên bờ

10/21/2018 2:25:26 PM Tốc độ âm thanh trong nước lớn hơn tốc độ âm thanh trong không khí vào khoảng 4 5 lần. Vì sao khi bơi trong nước không nghe được tiếng gọi của người trên bờÂm thanh không thể lan truyền trong chân không, nơi không có những phân tử không khí được. Âm thanh phải thông qua một môi trường vật chất, nào đó mới có thể truyền đi được.Chúng ta đang sống dưới đáy đại dương không khí âm thanh nhờ không khí mà truyền đến tai chúng ta. Đương nhiên các loại vật chất ở thể rắn, thể lỏng, thể khí khác đều có thể dẫn truyền âm thanh, nhưng không có quan hệ mật thiết như không khí đến tai nghe của chúng ta.

Những môi trường khác nhau sẽ có khả năng chống sức ép khác nhau. Môi trường có khả năng chống lại lớn thì khả năng truyền dao động cũng lớn, tốc độ truyền đi cũng nhanh nghĩa là tốc độ truyền của âm trong môi trường đó lớn hơn không khí vì vậy tốc độ truyền của âm trong nước lớn hơn trong không khí nhiều.

Tốc độ âm thanh trong nước lớn hơn tốc độ âm thanh trong không khí vào khoảng 4 5 lần. Khi ở 0oC tốc độ truyền của âm trong không khí là 332 mét một giây tốc độ trong nước là 1450 mét một giây.

Cấu tạo của tai người chủ yếu là để thích hợp với những âm thanh được truyền trong không khí. Thế nhưng chúng ta cũng có thể nghe bằng phương thức khác. Tất nhiên, bắt đầu là từ vật thể rung động phát ra tiếng hay sóng âm - con đường thông thường mà âm thanh được truyền đến tai trong - nơi thu nhận và biến thành tín hiệu của xung động điện báo về não, giả sử bị tắc hoặc bịt lại. Ta thử tạo một rung động nhẹ cho một âm thoa, hay một vật gì dễ tiếp cận với mặt mà không gây hại. Sau khi gõ vào âm thoa và đặt vào bất kỳ vị trí nào của xương đầu chúng ta cũng "nghe" được âm thanh. Thì ra xương cũng dần truyền âm ở mức độ nhất định và nhất là xương đầu. Tuy phương thức này không phải là thông thường nhưng đôi lúc lợi dụng nó cũng giải quyết được nhiều việc có ích.

Khi bơi, nếu đầu ngụp trong nước thì người trên mặt nước nói chuyện chúng ta hoàn toàn không thể nghe được. Chính là vì âm thanh của tiếng nói lan truyền qua không khí, khi gặp nước nó bị yếu đi rất nhiều do bị hấp thụ, bị phản xạ, bị nhiễu. Người lặn ngụp trong nước tai bị nước che hết ngăn cách với không khí bên ngoài mặt thoáng của nước. Sóng dao động trực tiếp từ không khí không có cách nào truyền vào tai được, còn phần sóng âm trong nước lại quá yếu ớt nên ta không nghe được gì.

Khi chứng ta lặn hẳn dưới nước tuy không nghe được tiếng nói trên mặt nước, nhưng những âm thanh có dưới nước lại nghe rất rõ. Điều này giúp chúng ta hiểu phương thức nghe thứ hai, khi đó đã là cách chủ yếu trong tình thế ở dưới nước. Như khi chúng ta cầm hai hòn đá đập vào nhau trong nước thì một người nào đó cách chúng ta khá xa đang lặn trong nước vẫn nghe và thậm chí nghe rõ hơn tiếng đập của hai hòn đá đó khi ở trong không khí. Điều này còn kể đến sự hấp thụ âm thanh rất ít của nước. Nó chỉ bằng 1% trong không khí, nhưng lại lan truyền nhanh gấp 4 lần. Đôi khi người ta lợi dụng nó để liên lạc ở cự ly xa.

Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Quynh Trang Le
Xem chi tiết
Ena Rako
Xem chi tiết
Quân Lưu Minh
Xem chi tiết
Nguyễn  Phạm Hoàng trang
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Yoonie
Xem chi tiết
Nguyễn Mai
Xem chi tiết
Giaa Hann
Xem chi tiết
Đông Nguyễn Phương
Xem chi tiết